Bà bầu bị trĩ phải làm sao? Lời khuyên chuyên gia

Bị trĩ ở bà bầu là tình trạng khá phổ biến

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay, có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc phải bệnh trĩ là những người có độ tuổi từ 45-60 và phụ nữ mang thai. Vậy tại sao phụ nữ có thai lại dễ bị trĩ? Bệnh trĩ có gây nguy hiểm đến thai nhi không? Những thắc mắc về việc bà bầu bị trĩ phải làm sao sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về bà bầu bị trĩ

1.1. Bệnh trĩ ở bà bầu là gì?

Bệnh trĩ xảy ra khi đám rối tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị sưng, phình lên. Tình trạng này khá phổ biến đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt ở 3 tháng cuối thai kỳ, khi tử cung mở rộng và gây áp lực lớn lên thành tĩnh mạch.

Bà bầu bị trĩ có thể cảm thấy đau đớn, ngứa, châm chích, thậm chí chảy máu, nhất là khi đi đại tiện. Tuy nhiên, bệnh này không gây tổn hại nặng nề đến sức khỏe của bà bầu cũng như em bé. Mặc dù trong quá trình chuyển dạ, do lực đẩy có thể khiến bệnh trĩ trở nặng hơn, nhưng bệnh sẽ tự biến mất dần sau khi sinh con. Một số phụ nữ lần đầu bị trĩ là khi mang thai. Đối với những người đã từng bị trĩ trước đó, khả năng cao bệnh sẽ tái phát hoặc bị nặng hơn khi họ mang thai.

1.2. Các loại bệnh trĩ thường gặp ở bà bầu

Bệnh trĩ được phân thành 2 loại:

  • Bệnh trĩ nội: Búi trĩ nằm khuất bên trong cơ thể, không thể quan sát bằng mắt thường,  được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.
  • Bệnh trĩ ngoại: Búi trĩ nằm ở bờ ngoài của hậu môn, vì vậy thường gây vướng víu, khó chịu và dễ phát hiện hơn so với trĩ nội.
Sự khác nhau giữa trĩ nội và trĩ ngoại
Sự khác nhau giữa trĩ nội và trĩ ngoại

1.3. Bà bầu bị trĩ thường gặp các triệu chứng gì?

Các triệu chứng của bệnh trĩ ở bà bầu thường gặp bao gồm:

  • Chảy máu khi đi đại tiện.
  • Một vùng da nổi lên gần hậu môn.
  • Cảm giác ngứa, châm chích ở vùng hậu môn.
  • Sưng và đau ở vùng quanh hậu môn.
  • Rối loạn nhu động ruột.

2. Nguyên nhân dẫn đến tịnh trạng bị trĩ ở bà bầu

Theo thống kê, có khoảng 50% phụ nữ mắc phải bệnh trĩ khi mang thai. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

  • Sự gia tăng nồng độ hormone progesterone khiến trương lực cơ trơn giảm, khiến thành tĩnh mạch dễ bị phình lên. Bên cạnh đó, còn khiến việc tiêu hóa, vận chuyển thức ăn qua ruột kéo dài hơn, khiến thai phụ dễ bị táo bón. Và táo bón lâu ngày sẽ khiến thai phụ có nguy cơ cao gặp phải trĩ do phải rặn thường xuyên,
  • Thai nhi phát triển khiến túi nước ối gia tăng trọng lượng cũng như áp lực ở bụng tăng cao, đặc biệt là ở 3 tuần cuối thai kỳ. Tử cung gây áp lên xương chậu, nhất là các tĩnh mạch ở gần trực tràng và hậu môn, ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu. Hậu quả là đám rối tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn ra dần dần, đến khi giãn quá mức cũng là lúc hình thành nên trĩ.
Mang thai làm tăng áp lực lên vùng chậu khiến mẹ dễ bị trĩ hơn
Mang thai làm tăng áp lực lên vùng chậu khiến mẹ dễ bị trĩ hơn
  • Do nội tiết tố thay đổi đổi trong quá trình mang thai, nên các mô cũng trở nên lỏng lẻo hơn, bao gồm cả tĩnh mạch. Điều này đồng nghĩa với việc chúng không còn vững chắc như trước, các thành tĩnh mạch có xu hướng giãn ra và phình lên, từ đó dễ dàng hình thành búi trĩ.
  • Táo bón cũng là nguyên nhân làm cho phụ nữ mang thai dễ bị trĩ hơn. Táo bón khiến cho người bệnh phải dùng nhiều sức rặn, tác động lớn lên thành hậu môn theo chiều đi xuống. Việc mang thai khiến cho phụ nữ di chuyển khó năng, nặng nhọc nên thường xuyên ngồi lâu, đôi khi là do bổ sung quá nhiều sắt và chất dinh dưỡng làm cho cơ thể bị táo bón. Thay đổi hormon trong cơ thể khi mang thai cũng làm cho phụ nữ bị táo bón.

Ngoài ra, một số nguyên nhân tác động lên hậu môn cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh trĩ ở phụ nữ đang mang thai như: tăng cân quá nhiều khi mang thai, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, thường xuyên rặn khi đi đại tiện.

3. Bệnh trĩ ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi như thế nào?

Bệnh trĩ gây ra một số ảnh hưởng nhất định đối với cả thai phụ và thai nhi.

3.1. Đối với thai phụ

  • Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai chiếm tỷ lệ rất cao và gây nên nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bà bầu
  • Bệnh trĩ có thể gây cho thai phụ cảm giác hết sức đau đớn. Thậm chí, có thể gây chảy máu trực tràng, đặc biệt là khi bà bầu đi đại tiện.
  • Khiến quá trình sinh con khó khăn do đường sinh bị chèn ép, bị hẹp đi bởi búi trĩ.
  • Xuất hiện tình trạng đau đầu, mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Đây là những dấu hiệu cho thấy mẹ có thể bị thiếu máu khi bị trĩ do bị chảy máu.
  • Nếu búi trĩ có kích thước lớn, khi đi tiêu sẽ có hiện tượng máu chảy thành từng tia.
  • Sa búi trĩ – là tình trạng búi trĩ không co lại mà lòi ra ngoài khỏi hậu môn gây nên các cơn đau vô cùng khó chịu.
Bị trĩ khi mang thai khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu
Bị trĩ khi mang thai khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu

3.2. Ảnh hưởng tới thai nhi

Trĩ không phải là bệnh nguy hiểm và không ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu người mẹ bị trĩ nặng và không tiến hành điều trị sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người mẹ, cũng như ảnh hưởng đến thai nhi với một số vấn đề như:

  • Trẻ chậm phát triển: Người mẹ bị trĩ do táo bón kéo dài, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra kém hơn. Từ đó,thai nhi hấp thu các chất dinh dưỡng từ mẹ cũng sẽ kém đi, khiến cho trẻ có nguy cơ thiếu chất, chậm phát triển.
  • Thai nhi nhẹ cân: Thai nhi chỉ phát triển khỏe mạnh, đủ chiều dài và đủ cân theo tiêu chuẩn nếu được cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ người mẹ, và người mẹ không mắc phải các bệnh lý thai kỳ. Nếu người mẹ bị trĩ khi đang mang thai, trẻ sẽ có nguy cơ nhẹ cân hơn so với những trẻ khác.
  • Giảm sức đề kháng: Khi bị trĩ, cơ thể người mẹ sẽ gặp khó khăn hơn khi đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, khiến sức đề kháng của bé bị giảm ngay từ khi còn trong bụng mẹ, dẫn đến trẻ sẽ dễ bị bệnh hơn sau khi sinh.

Xem thêm: Bệnh trĩ có lây không? Và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

4. Điều trị bệnh trĩ cho bà bầu

Thông thường, bệnh trĩ ở bà bầu sẽ tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, trĩ thường khiến cho bà bầu cảm thấy ngứa, rát và khó chịu. Thậm chí, nếu không chú ý chăm sóc, vệ sinh đúng cách sẽ có thể dẫn tới sa búi trĩ hoặc hoại tử búi trĩ. Do đó, để phòng ngừa biến chứng này, thai phụ có thể áp dụng các cách sau:

  • Tắm nước ấm, chườm lạnh: Thai phụ có thể chườm vùng bị trĩ bằng khăn lạnh để giảm đau rát, giảm sưng. Bạn nên thực hiện việc này nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó, tắm nước ấm cũng là một biện pháp giúp làm dịu nhẹ cơn đau, cảm giác khó chịu do trĩ mang lại. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thai phụ không nên tắm quá 2 lần mỗi ngày.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Giữ cho hậu môn luôn khô ráo, sạch sẽ là cách chăm sóc, điều trị hiệu quả mà đơn giản nhất. Hàng ngày, bạn nên dùng khăn mềm đã nhúng qua nước ấm nhẹ nhàng lau hậu môn. Cần hạn chế để hậu môn bị ẩm ướt, vì điều dễ gây nên nhiễm khuẩn.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên trĩ cho bà bầu chính là táo bón. Vì thế, người mẹ cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn hàng ngày của mình. Chất xơ sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phòng ngừa tình trạng táo bón gây nên bệnh trĩ cho bà bầu. Các thực phẩm giàu chất xơ thai phụ nên bổ sung gồm các loại rau xanh, các loại hạt (hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt chia…), trái cây giàu chất xơ (táo, lê, cam, bưởi, dâu tây…).
  • Uống nhiều nước: Tăng cường bổ sung nước ấm mỗi ngày là biện pháp giúp cải thiện hiệu quả tinhd trạng táo bón ở bà bầu. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, triệu chứng táo bón cũng như bệnh trĩ sẽ dần dần tự biến mất.
Mẹ bầu cần bổ sung nhiều nước hơn bình thường
Mẹ bầu cần bổ sung nhiều nước hơn bình thường
  • Ngâm hậu môn với nước ấm: Thai phụ bị trĩ có thể ngồi và ngâm hậu môn của mình vào một chậu nước ấm từ 10-15 phút, lặp lại 3-4 lần mỗi ngày.  Nước ấm sẽ giúp giảm giảm sưng, đau, đồng thời giúp máu được lưu thông tốt hơn, nhờ đó bà bầu sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
  • Đi lại, vận động nhiều hơn: Ngồi nhiều, ít vận động là nguyên nhân khiến bệnh trĩ ở bà bầu chuyển biến nặng hơn. Để phòng tránh và cải thiện triệu chứng của trĩ, mẹ bầu nên vận động, đi lại nhiều hơn, hoặc có thể nằm nghiêng về một bên sẽ giúp ứ đọng máu ở hậu môn.
  • Sử dụng bột nở (baking soda): Bột nở (baking soda) có tác dụng giảm ngứa, kháng khuẩn khá tốt. Do đó bà bầu có thể sử dụng bột nở dạng khô hoặc ướt bôi vào vùng bị trĩ.
  • Không rặn mạnh khi đi đại tiện: Khi đại tiện, thai phụ tránh ngồi quá lâu, hay rặn mạnh vì điều này sẽ gây áp lực lớn lên hậu môn. Tốt nhất, mẹ bầu nên tập cho mình thói quen đi tiêu đều đặn vào một giờ cố định trong ngày.

Xem thêm: 5 cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà hiệu quả

5. Cách phòng ngừa bệnh trĩ cho bà bầu

Tránh táo bón chính là chìa khóa để phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn ngăn ngừa tình trạng táo bón:

  • Bổ sung nhiều nước, tối thiểu 3 lít nước mỗi ngày
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh, trái cây, các loại hạt, các loại đậu
  • Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu: Tại nơi làm việc, mỗi giờ bạn hãy đảm bảo đi bộ xung quanh trong vòng vài phút. Khi ở nhà, lúc nằm bạn nên nằm nghiêng một bên để hạn chế gây áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng.
  • Tuyệt đối không nhịn đi đại tiện
  • Tránh sử dụng thuốc nhuận trường để trị táo bón trong thời gian mang thai, vì các thuốc này có thể gây mất nước, nguy hiểm hơn là kích thích co bóp tử cung.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng của bản thân để tránh bị tăng cân quá nhiều, gây gia tăng áp lực lên trực tràng khiến nguy cơ mắc phải bệnh trĩ cao hơn.

Lời kết

Mang thai là một giai đoạn nhạy cảm vì mọi tác động trên người mẹ đều ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi. Bà bầu bị trĩ tuy có thể khỏi sau khi sinh nhưng cũng có thể phát triển nặng hơn. Vì thế các bà bầu cần phải hết sức cẩn thận và luôn thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để hạn chế bị táo bón, giảm thiểu nguy cơ bị trĩ.

Xem thêm bài viết liên quan:

Bệnh trĩ sau sinh nguyên nhân do đâu và cách chữa trị bệnh hiệu quả

Thuốc bôi trĩ có tác dụng gì? Thuốc bôi trĩ tốt nhất

Đi ngoài ra máu nên ăn gì và kiêng gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ