Bệnh phong thấp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh phong thấp là gì

Từ lâu bệnh phong thấp không còn là căn bệnh xa lạ nữa, nhiều y văn đã ghi chép về căn bệnh này. Ngày nay căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến hơn, gây nhiều trở ngại trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Bệnh xuất hiện phổ biến ở người lớn tuổi, người thường xuyên ngồi hoặc người lao động và ngày càng có xu hướng trẻ hóa dần. Để chăm sóc cho sức khỏe một cách tốt nhất, bạn cần nắm rõ bệnh phong thấp là gì, nguyên nhân, cách chữa trị và chăm sóc bệnh. Bài viết hôm nay sẽ đem đến những thông tin cần thiết đó.

1. Phong thấp là bệnh gì?

Phong thấp còn được gọi với cái tên phong tê thấp, là một căn bệnh thoái hóa khớp mãn tính. Đây là một bệnh lý xương khớp có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí, hệ cơ quan trong cơ thể. Theo y học hiện đại thì đây là một bệnh lý tự miễn, trong đó các tế bào miễn dịch của cơ thể tự tấn công lại các mô của chính cơ thể chúng, trong đó hệ thống xương khớp là vị trí bị tấn công đầu tiên. Các khớp bàn tay, khuỷu tay, ngón chân thường là các vị trí bị ảnh hưởng đầu tiên, đôi khi bệnh còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác không phải xương khớp và đặc biệt là gây viêm ở mắt.

Phong thấp là một bệnh lý mạn tính nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng như tê, đau, nhức, mỏi các khớp, gây dị tật thậm chí là tàn phế. Bệnh thường gặp ở phụ nữ và người cao tuổi, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Do đó, việc phát hiện sớm phong thấp để điều trị kịp thời đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh phong thấp và những điều cần biết
Bệnh phong thấp và những điều cần biết

2. Nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng phong thấp. Các nhà khoa học cho rằng bệnh lý này là do sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền, tức là những người có mang gen nguy cơ gây ra bệnh phong thấp và các yếu tố bên ngoài. Dưới đây là các nguyên nhân được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc bệnh phong thấp:

2.1. Yếu tố di truyền

Người có bố mẹ, anh chị em, họ hàng ruột thịt mắc bệnh phong thấp có nguy cơ cao cũng mắc bệnh này hơn so với người bình thường Theo các thống kê y học thì 50% các trường hợp mắc bệnh phong thấp thì bệnh nhân có mang các yếu tố di truyền nguy cơ. Các gen được cho là liên quan đến việc phát sinh bệnh lý viêm khớp dạng thấp được chứng minh bao gồm HLA-DR, PADI4, PTPN22.

2.2. Các yếu tố bên ngoài

Người có mang các gen nguy cơ khi tiếp xúc với các yếu tố ngoại lai sau có thể làm tăng nguy cơ tiến triển thành bệnh phong thấp:

  • Yếu tố di truyền: Theo một số kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố di truyền chiếm 50 – 60 % tác nhân gây bệnh. Một số Gen nhạy cảm có liên quan đến quá trình hình thành bệnh bao gồm HLA-DR, PADI4.
  • Các bệnh lý truyền nhiễm: Tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như vi khuẩn, virus cúm, virus Epstein-Barr, M. Tuberculosis và Parvovirus B19 làm tăng nguy cơ mắc bệnh phong thấp.
  • Tuổi tác cao: Khi tuổi tác cao thì các cơ quan trong cơ thể bị thoái hoá dẫn đến các rối loạn tự diễn dễ xảy ra hơn. Hệ miễn dịch của người lớn tuổi cũng suy yếu, dễ sai sót và dẫn đến các bệnh lý tự miễn điển hình là bệnh phong thấp. Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh phong thấp hơn so với nam giới do sự suy giảm tiết nội tiết tố nữ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch bình thường của cơ thể.
  • Yếu tố nội tiết tố: Sự mất cân bằng những nội tiết tố estrogen và progesterone của cơ thể cũng liên quan đến sự khởi phát bệnh.
  • Thời tiết thay đổi: Các khớp dễ bị viêm, giảm linh hoạt khi trời trở lạnh. Hoặc khi thay đổi nơi ở từ vùng nhiệt đới sang nơi có khí hậu lạnh, cơ thể dễ bị shock nhiệt dẫn đến các biến đổi sinh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh phong thấp.
  • Chế độ dinh dưỡng kém khoa học: Ăn kém, ăn thức ăn nghèo dinh dưỡng, thiếu các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp thúc đẩy quá trình thoái hoá, viêm xương khớp xảy ra nhanh hơn. Việc dung nạp quá nhiều chất béo làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì cũng làm tăng áp lực lên hệ xương khớp dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh phong thấp. Ngoài ra, chế độ ăn uống dung nạp quá nhiều đường, muối cũng làm tăng nguy cơ khởi phát các phản ứng viêm trong cơ thể.
  • Hút thuốc lá: Người nghiện thuốc lá hoặc người tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá có nguy cơ tiến triển bệnh phong thấp cao hơn so với người bình thường. Trong khói thuốc lá có các yếu tố gây kìm hãm hoạt động của các tế bào miễn dịch, tạo nên sự rối loạn trong hoạt động tế bào, tăng nguy cơ viêm xương khớp.
  • Stress: Người thường xuyên đối diện với stress sẽ tiết ra nhiều hormon Corticoid tại tuyến thượng thận. Chính hormon này làm tăng nguy cơ thoái hoá, viêm xương khớp.
  • Chấn thương khớp: Các tai nạn khiến xương khớp bị chấn thương có thể khiến cơ thể tiết ra các hoạt chất gây viêm. Chính các tác nhân này làm tăng nguy cơ tiến triển thành bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
Thời tiết trở lạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh phong thấp
Thời tiết trở lạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh phong thấp

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp là một bệnh lý phức tạp với các triệu chứng đa dạng. Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân phong thấp bao gồm:

Đau khớp: Ở giai đoạn đầu, các khớp bị ảnh hưởng có cảm giác đau nhức âm ỉ, đôi khi đi kèm sưng. Cảm giác đau nhức nặng dần theo mức độ bệnh và thậm chí nhiều bệnh nhân có cảm giác đau đớn dữ dội ngay cả khi không vận động các khớp. 

Đỏ khớp: Các khớp bị viêm thường đỏ tấy lên đi kèm với cảm giác nóng rát, ngứa ngáy khó chịu. Các triệu chứng trên là dấu hiệu điển hình của các phản ứng viêm.

Tê bì chân tay: Các khớp viêm đôi khi làm chén ép các rễ dây thần kinh dẫn đến các rối loạn trong hoạt động thần kinh vận động. Điều này thường gây ra các triệu chứng như tê bì chân, tay, rối loạn các hoạt động cơ quan như ruột, bàng quang.

Cứng khớp: Việc vận động các khớp bị ảnh hưởng ngày càng khó khăn, các khớp bị giảm dần phạm vi hoạt động, khó xoay chuyển và khi hoạt động lại có cảm giác cứng nhắc khó chịu. Hiện tượng cứng khớp thường xảy ra sau một thời gian dài không hoạt động chẳng hạn như thức dậy sau một đêm ngủ dài hoặc khi ngồi yên học tập, làm việc suốt nhiều giờ đồng hồ.

Xuất hiện các nốt u tại khớp: Các nốt u xuất hiện tại các khớp bị viêm, thông thường là các khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân, khuỷu tay. Đôi khi các nốt u này còn xuất hiện tại các vị trí hiếm gặp hơn như sau gáy, gót chân Achilles. Các nốt này thường hơi cứng, gây mất thẩm mỹ nhưng không đau, phần lớn chỉ xuất hiện trong các bệnh nhân phong thấp lâu ngày, nếu không điều trị kịp thời có thể gây dị tật cho các khớp bị ảnh hưởng.

Nốt sần trong bệnh lý phong thấp
Nốt sần trong bệnh lý phong thấp

4. Bệnh phong thấp có nguy hiểm hay không?

Câu trả lời chính xác là không, tuy nhiên trong nhiều trường hợp bệnh sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chúng ta nếu người bệnh chủ quan “sống chung với lũ”.

Tê bì chân tay cũng là biểu hiện của bệnh phong thấp
Tê bì chân tay cũng là biểu hiện của bệnh phong thấp

4.1. Một số biến chứng của bệnh phong thấp

  • Sưng đau khớp lâu ngày sẽ dẫn đến biến dạng khớp, cứng khớp, tiêu hủy xương khớp, khiến người bệnh đau nhức vô cùng, hạn chế quá trình vận động. Tệ hơn là khớp đó sẽ mất đi chức năng vốn có, tổn thương tại cột sống sẽ để lại nhiều di chứng nghiêm trọng như bại liệt.
  • Viêm gân, cơ, dây chằng, kéo dãn hoặc lỏng lẻo khớp.
  • Tổn thương mao mạch sẽ gây tắc mạch, hoại tử,…kết quả là nguy cơ cắt cụt, gây tàn tật cho người bệnh.

4.2. Bệnh phong thấp có lây nhiễm hay không?

Theo các bác sĩ chuyên gia, bệnh phong tê thấp nằm ở chính cơ địa của mỗi người, hoàn toàn không lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh nên bạn không cần quá lo lắng về điều này. Tuy nhiên, bệnh có thể lây từ bố mẹ sang con cái do yếu tố di truyền do gen trong cơ thể.

5. Bệnh phong thấp được chẩn đoán như thế nào?

Việc chẩn đoán phong thấp đòi hỏi nhiều thời gian và trải qua nhiều test khác nhau để chắc chắn chẩn đoán. Các chẩn đoán thông thường bao gồm:

5.1. Khám lâm sàng

Việc khám lâm sàng được thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa hỏi bệnh sử và khám chức năng khớp:

  • Hỏi bệnh sử: Bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh xương khớp của bạn và người trong gia đình, tiền sử chấn thương xương khớp, tiền sử sử dụng các thuốc có nguy cơ gây hại cho xương khớp để lấy dữ liệu xem xét các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh phong thấp.
  • Khám chức năng khớp: Bác sĩ sẽ đánh giá vị trí, mức độ sưng, đau, nóng, đỏ các khớp bị ảnh hưởng, thực hiện các bài test đánh giá khả năng vận động của các khớp, tốc độ dẫn truyền thần kinh tại các vị trí xung quanh khớp viêm.

5.2. Chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán hình ảnh giúp đánh giá mức độ tổn thương xương khớp, giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây ra những triệu chứng tương tự phong thấp và từ đó giúp đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất. Một vài phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng trong chẩn đoán phong thấp bao gồm X-quang, MRI, CT-scan, siêu âm khớp.

5.3. Xét nghiệm máu

Trong máu bệnh nhân thấp khớp có xuất hiện các yếu tố liên quan đến miễn dịch mà nhờ đó ta có thể phát hiện và chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng, chính xác. Một số xét nghiệm máu thường sử dụng để chẩn đoán phong thấp là:

  • RF test: RF (rheumatoid factor) là một protein xuất hiện với nồng độ cao gấp nhiều lần bình thường trong máu của bệnh nhân mắc các bệnh lý tự miễn mà đặc biệt là trong bệnh phong thấp.
  • Anti-CCP: Đây là một loại test giúp phát hiện các kháng thể được sinh ra để chống lại các tác nhân của chính cơ thể trong bệnh lý phong thấp. Test này được giới chuyên gia cho là đặc hiệu hơn test RF, tuy nhiên xác suất âm tính giả đối với test này cũng khá cao.
  • CRP test: C-reactive protein là một loại protein được phóng thích vào trong máu với nồng độ cao khi cơ thể xảy ra phản ứng viêm. Tuy nhiên, đây là một test không đặc hiệu vì chỉ phát hiện được cơ thể có viêm hay không chứ không phân biệt được là viêm do tác nhân gì hay tại vị trí nào.
  • ESR test: Chỉ số này thể hiện cho tốc độ lắng máu hồng cầu. Khi có sự viêm xảy ra trong cơ thể sẽ kích hoạt các tiểu cầu hình thành các tổ chức sợi, điều này khiến có các tế bào máu bị dính vào nhau, gia tăng kích thước và tăng nhanh thời gian lắng hồng cầu.

6. Bệnh phong thấp được điều trị như thế nào?

6.1. Điều trị bệnh phong thấp bằng phương pháp tây y

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp tây y nào giúp điều trị triệt để tình trạng phong thấp. Hầu hết các phương pháp đều tập trung vào cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Một số phương pháp điều trị thường được sử dụng:

6.1.1. Điều trị không dùng thuốc

Các bài tập vật lý trị liệu, châm cứu, massage, tập yoga được khuyến khích áp dụng để cải thiện các triệu chứng đau nhức, cải thiện hoạt động cho bệnh nhân, tăng cao sức khoẻ cơ bắp, ngăn ngừa biến chứng teo cơ, liệt cơ nguy hiểm.

6.1.2. Điều trị bằng thuốc Tây

Các nhóm thuốc thường dùng trong phong thấp chủ yếu là các thuốc giúp giảm nhanh các cơn đau nhức giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái. Các nhóm thuốc thường sử dụng bao gồm: Paracetamol, NSAID, thuốc giảm đau Steroid đường tiêm, các thuốc sinh học DMARDs,…các loại thuốc này đều mang rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, cần sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ.

Xem thêm: TOP 6 Thuốc bổ xương khớp được nhiều người dùng đánh giá cao

6.1.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉnh khớp, thay khớp được chỉ định để thay đổi các khớp bị dị tật hoặc khi người bệnh không đáp ứng với các phương pháp trị liệu khác. Chi phí cho các cuộc phẫu thuật thường đắt tiền và đi kèm nhiều nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật, do đó đây hầu như là lựa chọn cuối cùng được chỉ định trong điều trị phong thấp.

6.2. Chữa trị bệnh phong tê thấp bằng Đông Y

Từ xưa, ông cha ta đã biết sử dụng cành cây, ngọn cỏ nước Nam để chữa bệnh. Với phong tê thấp, người xưa đã sử dụng lá lốt đễ chữa trị căn bệnh này vì lá lốt có tác dụng tiêu sưng, giảm đau khá tốt nếu kiên trì sử dụng lâu dài.

Lá lốt là một bài thuốc rất tốt trị bệnh phong thấp
Lá lốt là một bài thuốc rất tốt trị bệnh phong thấp

6.2.1. Các món ăn từ lá lốt

Cách thực hiện: Lá lốt rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó cho vào nồi nước đã đun sôi, nêm nếm gia vị vừa ăn đồng thời cho thêm chút gừng. Sau khi canh chín, tắt bếp và cho thêm ít rau húng quế. Món ăn này rất thích hợp cho những ngày chuyển lạnh hay thời tiết giao mùa.

Ngoài canh lá lốt, bạn có thể sáng tạo thêm các món ăn khác tốt cho sức khỏe như lá lốt luộc và chấm với mắm gừng tỏi, chả lá tốt,…

6.2.2. Chữa bệnh từ nước cốt lá lốt

Nước cốt lá lốt là một bài thuốc có hiệu quả để chữa trị bệnh phong thấp.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Xay hoặc giã nát khoảng 30g lá lốt với 3 bát nước sạch.
  • Bước 2: Cho hỗn hợp trên vào nồi đun sôi cho đến khi còn khoảng 1 – 1.5 bát nước thì tắt bếp.
  • Bước 3: Lọc hỗn hợp, lấy nước uống, một ngày khoảng 2 lần.

Kiên trì sử dụng trong thời gian dài để cho kết quả tốt nhất.

6.2.3. Sử dụng thuốc đắp từ lá lốt

Sử dụng món ăn, nước uống kết hợp với bài thuốc đắp từ lá lốt là một liệu trình chữa trị bệnh phong thấp tốt ưu đồng thời cũng hiệu quả nhất.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy lá lốt và ngải cứu với lượng bằng nhau, rửa sạch.
  • Bước 2: Giã cùng với một ít muối trắng rồi đắp lên vùng khớp bị sưng đau.

7. Người mắc bệnh phong thấp nên kiêng những thức ăn gì?

Người mắc bệnh phong thấp nên kiêng kỵ những gì?
Người mắc bệnh phong thấp nên kiêng kỵ những gì?

Ăn uống cũng là một cách để chữa bệnh nếu chúng ta có một cơ chế ăn uống khoa học. Với bệnh phong thấp, người bệnh cần kiêng những thực phẩm kể sau:

  • Nhóm thực phẩm giàu đạm: đạm là chất dinh dưỡng tốt và cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên với người mắc bệnh phong tê thấp, nếu thừa lượng đạm rất dễ làm tăng lượng axit uric trong máu, gây nên tình trạng sưng đỏ, đau nhức ở các khớp xương.
  • Gia vị, đồ cay nóng: những thứ kể trên có tác hại xấu cho xương khớp và phong thấp.
  • Thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích
  • Thực phẩm giàu acid oxalic như củ cải trắng, mận, thịt heo kho gừng,…
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh
  • Thịt đỏ, nội tạng động vật
  • Kiêng những thực phẩm từ bơ sữa, bắp hoặc gạo nếp, đặt biệt là thực phẩm đã qua chế biến sẵn như bánh chưng, bánh tẻ,..

Bệnh phong thấp không còn nguy hiểm nếu chúng ta biết chăm sóc và điều trị đúng cách.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về xương khớp, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan

    Bệnh viêm khớp là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

    Bệnh đau khớp ngón tay và những biến chứng nguy hiểm

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ