Giãn tĩnh mạch chân: Nguyên do đâu và cách phòng ngừa

So sánh giữa tĩnh mạch bình thường và khi bị suy giãn

Suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh không còn xa lạ với mọi người, nhất là vào thời đại hiện nay. Bệnh này tuy không nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, nhưng nó đem lại rất nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở trong sinh hoạt và công việc. Vậy nguyên nhân gây ra căn bệnh này là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và một số thông tin liên quan đến căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân ở bài viết dưới đây nhé!

1. Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

So sánh giữa tĩnh mạch bình thường
So sánh giữa tĩnh mạch bình thường và khi bị suy giãn

Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng giãn rộng tĩnh mạch ở các chi dưới nghĩa là tình trạng mà lưu lượng máu ở các hệ thống tĩnh mạch bị ứ đọng lại ở chân, không thể đi lên được tĩnh mạch chủ và trở về tim như sinh lý bình thường được hay nói cách khác là sự trào ngược lưu lượng máu vào hệ tĩnh mạch hiển và các nhánh của nó. Do đó làm tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng mạch khiến thành tĩnh mạch bị giãn ra.

Suy giãn tĩnh mạch chân nếu không được chúng ta quan tâm và được can thiệp điều trị đúng cách và kịp thời thì tình trạng thiếu hụt lưu lượng máu đến chân ngày càng trầm trọng khiến bạn luôn có cảm giác nhức mỏi, nặng chân, dị cảm hay phù chân và luôn bị chuột rút vào ban đêm,… nếu nặng có thể gây loét chân hoặc có thể dẫn đến các biến chứng như chàm da, loét chân, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh… và khó điều trị hơn.

2. Nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chân qua triệu chứng nào?

Ở thời gian đầu, tình trạng suy giãn tĩnh mạch thường ban đầu bạn sẽ thấy căng và sờ cảm giác rất rõ ràng nhưng có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy được nhưng thường bệnh nhân không phát hiện vì những biểu hiện như đau mỏi chân, tê nhức,… thường xuất hiện khá mờ nhạt và sau một thời gian việc giãn tĩnh mạch dần dần mở rộng và trở nên rõ ràng hơn rất nhiều với sự thay đổi màu sắc da, đặc biệt là ở chân.

Bạn sẽ có cảm giác căng, dị cảm, châm chít, nhức mỏi, đau hoặc phù chân và các hiện tượng này không thuyên giảm kể cả khi nghỉ ngơi. Tình trạng suy giãn tĩnh mạch này có thể thấy rõ ràng nhất khi bệnh nhân đứng lên với các tĩnh mạnh giãn rộng ra.

Suy giãn tĩnh mạch chân thường khiến bệnh nhận cảm thấy đau nhức chân thường xuyên. Suy tĩnh mạch nông có thể dẫn đến sự hình thành huyết khối ở tĩnh mạch trên da, nó có thể vỡ ra và chảy máu ngay khi chấn thương ở mức độ nhẹ.

Tuy suy giãn tĩnh mạch hiếm khi dẫn đến sự viêm da nhưng hiện tượng loét da có thể phát triển sau khi xảy ra chấn thương chỉ ở mức độ nhẹ ở vùng bị suy giãn tĩnh mạch. Khi bước vào giai đoạn nặng, có thể dẫn đến các biến chứng tĩnh mạch giãn to hình thành búi khiến tình trạng viêm loét trong lòng mạch có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Nhìn chung, các biểu hiện lâm sàng của người suy giãn tĩnh mạch chân thường khá mờ nhạt, thay đổi liên tục và khiến nhiều người bỏ qua. Do đó, một khi người bệnh đã phát hiện thường khi tình trạng bắt đầu trở nặng, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống. Vì vậy, điều quan trọng nhất là khi phát hiện bệnh hãy nên đi khám và điều trị kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe về sau của bạn.

3. Các giai đoạn tiến triển của suy giãn tĩnh mạch chân

Phân loại giãn tĩnh mạch theo CEAP
Phân loại giãn tĩnh mạch theo CEAP

Hệ thống phân loại các giai đoạn tiến triển của suy giãn tĩnh mạch chân được áp dụng phân loại theo CEAP (Clinical-Etiology-Anatomy-Pathophysiology) từ độ 0 đến 6 khi bệnh nhân được thăm khám lâm sàng theo mức độ và giai đoạn tiến triển bệnh theo từng chân và bảng điểm VCSS đã chỉnh sửa (Revised Venous Clinal Severity Score) như sau:

  • Cấp 0 (độ 0): Ở cấp độ này, giãn tĩnh mạch còn nhẹ nên người mắc không cảm thấy hay sờ thấy được các tĩnh mạch, không có biểu hiện của bệnh lý.
  • Cấp 1 (độ 1): Trên da xuất hiện các tĩnh mạch nhỏ, nổi lên ngoằn ngoèo với kích thước <1mm (dạng lưới) hay kích thước từ 1 -3 mm (mạng nhện).
  • Cấp 2 (độ 2): Các tĩnh mạch có kích thước >3mm xuất hiện rõ.
  • Cấp 3 (độ 3): Chân bị phù, sưng lên.
  • Cấp 4 (độ 4): Bắt đầu có những thay đổi về da và mô thứ phát
    • Cấp 4a: Rối loạn sắc tố da hoặc xuất hiện vết chàm.
    • Cấp 4b: Xơ mỡ dưới da hoặc bị teo da.
  • Cấp 5 (độ 5): Các vết loét tĩnh mạch có thể chữa lành và phục hồi.
  • Cấp 6 (độ 6): Vết loét hình thành nhưng khó có thể chữa lành.

Xem thêm: Suy giãn tĩnh mạch mặt: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa

4. Nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

4.1. Nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt thường ngày

Ngồi một chỗ quá lâu dẫn đến tĩnh mạch chân bị đọng lại
Ngồi một chỗ quá lâu dẫn đến tĩnh mạch chân bị đọng lại

Dựa vào thống kê của các bệnh viện, các trung tâm y tế thấy rằng phần lớn các bệnh nhân thường rơi vào đối tượng có thói quen vận động ít, phải đứng 1 chỗ,  ngồi 1 chỗ quá lâu trong một thời gian dài: nhân viên văn phòng, tài xế, người mẫu, công nhân các xí nghiệp…

Thoạt nhìn mọi người có thể thấy các việc làm trên không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tuy nhiên bạn có biết rằng khi đứng hay ngồi quá lâu sẽ làm máu trong các tĩnh mạch chân bị ứ đọng lại, làm tăng áp lực ở trong các tĩnh mạch gây ra tổn thương ở các van dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

4.2. Tuổi tác cao, bị lão hóa cũng dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chân

Không ít các nghiên cứu khoa học chứng minh đã chỉ ra rằng, người già, người cao tuổi là đối tượng dễ có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn so với các đối tượng khác. Bởi vì, tuổi càng cao càng tỉ lệ thuận với khả năng mắc chứng bệnh này, vì sự hạn chế vận động của con người khi về già. Thế nhưng không vì thế mà nhóm đối tượng trẻ tuổi chủ quan, bởi trong những năm gần đây, bệnh ngày càng có xu hướng dần trẻ hóa, có diễn biến rất phức tạp.

4.3. Yếu tố di truyền

Với nhiều cuộc khảo sát cho thấy rằng, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân xuất hiện có thể mang yếu tố di truyền bởi thực tế đã chứng minh rằng có không ít các trường hợp trong gia đình khi một người mắc bệnh thì các thành viên khác cùng huyết thống cũng dễ mắc bệnh này, có tần suất gấp 1,5 đến 2 lần những người bình thường. Và đây cũng chính là vấn đề rất nan giải, khó khăn, và hiện tại chưa có biện pháp để khắc phục.

4.4. Mang thai

Mang thai cũng khiến nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch chân tăng
Mang thai cũng khiến nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch chân tăng

Đối tượng mắc suy giãn tĩnh mạch chân không phải ngẫu nhiên được chứng minh là nữ giới thường mắc nhiều hơn so với nam giới. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, yếu tố mang thai cũng chính là một trong những lý do làm dẫn đến chứng bệnh này. Khi phụ nữ đã mang thai hay mang thai nhiều lần thì nguy cơ mắc bệnh thường cao hơn những người chưa mang thai và nam giới đến 2 lần. Bởi nguyên nhân chính là do hoóc môn nữ tăng, khối lượng máu tăng xảy ra trong quá trình mang thai.

4.5. Lạm dụng giày cao gót

Là phụ nữ thì không ai không sở hữu cho mình vài đôi giày cao gót, thậm chí nó còn được xem là một trong những “vũ khí sắc đẹp” của phái nữ. Thế nhưng đừng vì thế mà quá lạm dụng giày cao gót, bởi nó cũng là một con dao hai lưỡi có thể cướp đi vẻ đẹp đôi chân của chị em phụ nữ bất cứ lúc nào, chị em hãy chú ý nhé!

Khi sử dụng giày cao gót quá nhiều, quá lâu sẽ dẫn đến việc máu không được lưu thông, tuần hoàn máu không dễ dàng, nên sẽ dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn, đây là một trong các nguyên nhân chính gây ra suy giãn tĩnh mạch chân.

5. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân được chẩn đoán như thế nào?

Việc chẩn đoán tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân thường dựa vào đánh giá lâm sàng là chủ yếu và siêu âm Doppler mạch máu.

5.1. Đánh giá lâm sàng

Chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch thường rõ ràng khi thăm khám lâm sàng bệnh nhân qua khai thác thông tin về các yếu tố nguy cơ và các triệu chứng của người bệnh. Đối với bệnh nhân có da mỏng thì có thể nhìn và sờ thấy rõ ràng tĩnh mạch căng, giãn ra, đặc biệt là khi bệnh nhân chuyển đổi sang tư thế đứng khi đang nằm.

Thử nghiệm Trendelenburg là thử nghiệm giúp so sánh việc tiêm tĩnh mạch trước và sau khi tháo băng garo, hiện nay không còn được sử dụng với mục đích xác định dòng máu trào ngược dòng qua các van tĩnh mạch bị suy giãn.

5.2. Siêu âm Doppler mạch máu

Siêu âm Doppler mạch máu là một phương pháp thăm dò chính xác, giúp xác định khi ghi nhận lưu lượng máu trào ngược qua van tĩnh mạch bị suy. Siêu âm Doppler có thể giúp xác định các tổn thương ở van ở các tĩnh mạch lớn, bé và các tĩnh mạch sâu từ đó giúp lựa chọn phương pháp, kỹ thuật điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân.

6. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Tuy tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân không gây ảnh hưởng gì nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân ngoài các triệu chứng gây khó chịu và đau nhức chân nhưng không vì thế mà có thể lơ là, chủ quan về nó. Bởi vì biến chứng khi bước vào giai đoạn nặng sẽ dẫn đến hình thành huyết khối trong lòng mạch gây thuyên tắc mạch tại chỗ hay di chuyển theo dòng máu đến các mạch máu ở cơ quan khác gây nhiều biến chứng nguy hiểm như các ổ loét gây nhiễm trùng nặng, thuyên tắc phổi dẫn đến tình trạng suy hô hấp và tử vong.

Hầu hết các bệnh nhân không để ý đến các triệu chứng nên không biết mình mắc bệnh. Đồng thời, họ còn có tâm lý không đi khám, nên không điều trị hay điều trị không đúng. Điều này có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, trong đó ba biến chứng thường gặp ở người bệnh nếu không được điều trị đúng cách, đó là huyết khối, xuất huyết và loét chân.

Bản chất của căn bệnh này thường thầm lặng và rất ít người quan tâm đến các triệu chứng thoáng qua mà suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu gây ra, do đó thường dẫn đến các giai đoạn nặng về sau và việc điều trị trở nên khó khăn, tốn kém hơn còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, đến chất lượng công việc và cuộc sống của người bệnh. Việc thăm khám, điều trị kịp thời nhưng phải đúng cách và đúng mục đích mới thật sự quan trọng vì vậy hãy thăm khám, theo dõi điều trị tại các cơ sở y tế, bệnh viên uy tín và chất lượng.

7. Các biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh mà có phương pháp điều trị thích hợp như sử dụng thuốc, xoa bóp giãn tĩnh mạch chân, thay đổi chế độ ăn, chế độ sinh hoạt hay phẫu thuật.

7.1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa bằng các loại thuốc suy giãn tĩnh mạch như thuốc giúp tăng độ bền vững của thành tĩnh mạch, cải thiện các triệu chứng và giúp làm trì hoãn tiến triển của bệnh như Daflon, Rutin C, Diosmin, Ginkgo biloba, Veinamitol,… nhưng đa số chỉ có tác dụng ở giai đoạn đầu của tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Nên các bác sĩ chuyên khoa thường áp dụng phương pháp tiêm gây xơ tại chỗ gây kích ứng để tạo ra huyết khối tĩnh mạch với Natri tetradecyl sulfat.

Vật lý trị liệu với túi hơi giúp tạo áp lực ngắt quãng cùng với các bài tập chữa giãn tĩnh mạch chân giúp sự lưu thông máu của bệnh nhân tốt hơn và tăng cường sự bền vững của thành mạch máu. Ngoài ra có thể sử dụng kết hợp tất áp lực.

7.2. Phẫu thuật

  • Phẫu thuật Stripping: là phương pháp giúp loại bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn bằng các dụng cụ chuyên dụng sử dụng để luồn trong lòng mạch máu. Đây là loại phương pháp giúp điều trị triệt để và có tỷ lệ tái phát rất thấp. Nhưng hiện nay, do sự hiệu quả mà kỹ thuật sử dụng tia laser hay sóng RFA đem lại nên dẫn dẫn phẫu thuật Stripping được ít bác sĩ điều trị hướng đến.
  • Phẫu thuật Chivas là loại phẫu thuật gây tê tại chỗ, giúp cắt bỏ các van bị tổn thương và lấy bỏ các tĩnh mạch bàng hệ với mục tiêu bảo tổn tĩnh mạch hiển và được giữ làm mạch máu ghép cho các phẫu thật bắc cầu mạch máu khác. Trước khi thực hiện loại phẫu thuật này, bệnh nhân sẽ được chỉ định siêu âm để đánh dấu chính xác vị trí van tổn thương và tĩnh mạch bàng hệ.

7.3. Sử dụng sóng cao tần RFA (Radiofrequency Ablation) nội mạch

Xơ tắc mạch bằng phương pháp này là phương pháp giúp hủy các mô bằng nhiệt gây ra bởi sự ma sát của các ion trong lớp mô dưới sự tác động của dòng điện xoay chiều với tần số trong khoảng 200 – 1200 MHz. Phương pháp RFA với mục đích loại bỏ lưu lượng máu trào ngược trong tĩnh mạch lớn.

Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện cho những bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân độ Cấp 2 theo phân loại của CEAP (Clinical Etiology Anatomy Pathophysiology) hay những bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đã điều trị bằng thuốc và sử dụng biện pháp mang tất áp lực nhưng vẫn không thuyên giảm hay cải thiện về mặt lâm sàng.

Hiện nay phương pháp can thiệp ít xâm lấn như phương pháp làm lạnh với nitơ lỏng ở -90°C nhằm làm nghẽn lòng mạch qua một ống thông, tuy nhiên đối với phương pháp này thì tỷ lệ tái phát được cho là lên đến 30%, một tỷ lệ khá cao so với các phương pháp khác.

Xem thêm: Điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng thuốc nam an toàn và hiệu quả

8. Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Đi bộ chính là các cải thiện suy giảm tĩnh mạch chân
Đi bộ chính là các cải thiện suy giảm tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân cần được tầm soát, phát hiện và điều trị kịp thời để bảo vệ chất lượng sống cho bệnh nhân cũng như đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh nên việc phòng ngừa tỷ lệ bị suy giãn tĩnh mạch chân là vô cùng quan trọng và cần được nhiều người biết đến hơn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Do đây là một bệnh có liên quan đến tính chất công việc, tính xã hội việc phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả là:

  • Bệnh nhân được khuyên tránh giữ một tư thế trong thời gian quá lâu như đứng hoặc ngồi lâu tại một chỗ nhất định mà thay đổi tư thế liên tục trong những lúc giải lao, những lúc rảnh chẳng hạn như vận dụng những bài tập chân đơn giản giúp máu lưu thông tốt hơn
  • Áp dụng và tập các bài tập giúp vận động liên quan đến cẳng chân từ cơ bản đến nâng cao.
  • Khuyến khích tập thói quen luôn để chân cao khi nằm hay ngồi, tập các bài tập giúp hít thở chủ động.
  • Áp dụng chế độ ăn lành mạnh, cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đặc biệt là bổ sung nhiều chất xơ và vitamin thiết yếu từ rau củ quả giúp tốt cho sức khỏe tổng thể.
  • Khuyến khích mang vớ hay tất áp lực chuyên dụng nếu có các yếu tố nguy cơ (tính chất công việc cuộc sống, …)

9. Chế độ ăn uống của người suy giãn tĩnh mạch chân

Chế độ ăn uống khoa học dành cho người bị suy giãn tĩnh mạch
Chế độ ăn uống khoa học dành cho người bị suy giãn tĩnh mạch

Bổ sung các loại rau xanh, trái cây, cung cấp nhiều loại vitamin C, E, A,… một số loại đậu sẽ giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân. Người bị suy giãn tĩnh mạch chân nên uống nhiều nước mỗi ngày. Tăng cường những thực phẩm có chứa Flavonoid và Rutin. Hạn chế các sản phẩm chứa nhiều tinh bột, các thức ăn chiên xào, dầu mỡ, tránh xa những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Ngoài ra, việc kết hợp vận động phù hợp, các bài tập đơn giản, cũng chính là một cách chữa bệnh giãn tĩnh mạch chân được hiệu quả hơn.

9. Bộ đôi Vascovein hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân

Trọn bộ sản phẩm vascovein giúp giảm các triệu chứng như đau, tê chân và bảo vệ thành mạch tốt
Trọn bộ sản phẩm vascovein giúp giảm các triệu chứng như đau, tê chân và bảo vệ thành mạch tốt

Viên uống Vascovein được kết hợp bởi các thành phần cao cấp từ thiên nhiên, được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài như: Chiết xuất hạt dẻ ngựa, chiết xuất hoa hòe, chiết xuất hạt nho. Viên uống Vascovein giúp giảm tình trạng đau nhức, tê ngứa, co cơ, tăng tuần hoàn máu và ngăn ngừa tình trạng hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ suy tĩnh mạch.

Ngoài ra, kem bôi ngoài da Vascovein mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu, giảm cảm giác đau nhức, tê ngứa, giảm viêm sưng, dưỡng ẩm da nhờ chiết xuất hạt dẻ ngựa, dầu hạt nho, chiết xuất cây phỉ, chiết xuất lô hội.

Cùng với cơ chế trong uống ngoài bôi, bộ sản phẩm Vascovein đang là bộ sản phẩm đi đầu trong thị trường, mang hiệu quả gấp đôi cho người đang gặp phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

Lời kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, nhất là nguyên nhân gây bệnh để giúp bạn hiểu rõ hơn và có cách phòng tránh. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp mọi người có được cái nhìn đúng và chính xác hơn về căn bệnh này, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về suy giãn tĩnh mạch, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ