Giãn tĩnh mạch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tiến triển bệnh suy giãn tĩnh mạch chân từ nhẹ đến nặng

Hiện nay, bệnh suy giãn tĩnh mạch không chỉ xuất hiện ở những người cao tuổi, nó đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh này tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị sớm, kịp thời, bệnh này có thể gây nhiều hậu quả ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Vì thế, hiểu đúng và kịp thời những nguyên nhân, triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch, cũng như cách phòng tránh sẽ giúp bạn phòng ngừa căn bệnh một các hiệu quả, để có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Bài viết sau sẽ cung cấp cho chúng ta đầy đủ các thông tin liên quan đến căn bệnh này.

1. Giãn tĩnh mạch là gì?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?
Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch là hiện tượng tĩnh mạch bị sưng lên, đôi khi hiện ra ngoằng ngoèo ngay phía dưới lớp da mà bạn thỉnh thoảng có thể quan sát được. Hiện tượng này thường xảy ra ở chân bởi vì các tĩnh mạch chân nằm ở vị trí xa tim, chịu áp lực lớn và cấu tạo phức tạp. Giãn tĩnh mạch cũng có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là các hiện tượng máu tĩnh mạch trào ngược ra ngoại biên vốn đã bị ứ huyết, không chảy theo đường bình thường. Do quá trình làm ứ trệ tuần hoàn máu, về lâu dài gia tăng áp lực lên tĩnh mạch sẽ gây bệnh suy giãn tĩnh mạch mạn tính.

Suy giãn tĩnh mạch xảy ra rất phổ biến và thường gặp hơn ở một số đối tượng như người cao tuổi, phụ nữ, tiền sử gia đình, người không tập thể dục, người bị béo phì. Suy giãn tĩnh mạch cũng thường xảy ra phổ biến ở phụ nữ đang mang thai.

2. Có những loại giãn tĩnh mạch nào thường gặp nào?

Giãn tĩnh mạch là tình trạng hệ thống tĩnh mạch bị suy yếu, giãn rộng và hằng rõ thành các vệt gân màu xanh, tím dưới da. Bất kỳ tĩnh mạch nào cũng có thể bị rối loạn và suy giãn, tuy nhiên 4 vị trí thường gặp nhất là ở tay, chân, tĩnh mạch thừng tinh và tĩnh mạch mặt.

2.1. Giãn tĩnh mạch tay

Cánh tay là bộ phận hoạt động nhiều, do đó suy giãn tĩnh mạch tay có thể mang lại nhiều phiền toái nếu không điều trị kịp thời. Tĩnh mạch có thể bị suy giãn dọc cả cánh tay, thường gặp và rõ ràng nhất là ở mu bàn tay, các tĩnh mạch thường hiện rõ các đường gân xanh tím ngoằn ngoèo.

Tĩnh mạch có thể giãn ra trong trường hợp vận động cánh tay nhiều như khi tập gym, trong trường hợp này tĩnh mạch giãn theo nhu cầu sinh lý của cơ thể, để tăng cường tuần hoàn tại cánh tay để nuôi dưỡng cơ bắp, do đó cần phân biệt nguyên nhân bệnh lý và sinh lý dẫn đến giãn tĩnh mạch cánh tay để có hướng xử lý phù hợp.

2.2. Giãn tĩnh mạch chân

Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chi dưới. Đây là vị trí giãn tĩnh mạch hay gặp nhất. Chi dưới là bộ phận ở xa tim và máu di chuyển về tim ngược chiều trọng lực tạo nên rất nhiều áp lực lên tĩnh mạch. Do một rối loạn nào đó, các van tĩnh mạch chân hoạt động bất thường khiến máu trong chi dưới thay vì chảy một chiều về tim sẽ rò rỉ theo hướng ngược lại, làm xáo trộn tuần hoàn máu chi dưới, thay đổi cấu trúc, chức năng tĩnh mạch, thường dẫn đến tĩnh mạch giãn rộng và hiện rõ dưới da.

Tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân
Tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân

Ở chân có 3 loại tĩnh mạch là: tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên. Hệ tĩnh mạch nông là hệ tĩnh mạch nằm bên ngoài gần da nhất. Hệ tĩnh mạch sâu nằm ở sâu bên trong giữa các nhóm cơ. Hệ tĩnh mạch xuyên nối tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu. Suy giãn tĩnh mạch thường gặp nhất là ở hệ tĩnh mạch nông của chân. Các phương pháp điều trị như chiếu tia laser chỉ có tác dụng đối với tĩnh mạch nông ở bên ngoài chứ không tác động được vào hệ tĩnh mạch sâu bên trong.

Tùy vào tình trạng mà bệnh suy giãn tĩnh mạch chân được chia thành nhiều cấp độ:

Cấp độ 0: Đây là giai đoạn nhẹ của bệnh. Ở cấp độ này, các tĩnh mạch chỉ bắt đầu suy yếu nhưng chưa có các biểu hiện lâm sàng rõ ràng. Người bệnh chỉ có thể phát hiện mình bị suy giãn tĩnh mạch khi được xét nghiệm cận lâm sàng hoặc được chẩn đoán hình ảnh.

Cấp độ 1: Lúc này các tĩnh mạch bắt đầu giãn ra với kích thước nhỏ khoảng 1mm hoặc có kích thước từ 1 – 3mm. Những tĩnh mạch này có thể nằm ở vùng dưới mắt cá trong, vùng đùi, bắp chân,…Ở giai đoạn này, bệnh nhân đã có những triệu chứng như ngứa chân, mỏi và đau chân, đặc biệt khi bệnh nhân đứng hoặc ngồi quá lâu. Bệnh nhân lúc này đã có thể nhìn thấy tĩnh mạch mạng nhện ở dưới da. Tuy nhiên những triệu chứng này còn chưa rõ ràng và thường bị bệnh nhân bỏ qua.

Cấp độ 2: Ở cấp độ 2, các tĩnh mạch đã giãn trên 3mm, các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch sẽ rõ ràng hơn như: đau nhức, tê bì chân, nặng chân và các tĩnh mạch đã nổi rõ lên trên da.

Cấp độ 3: Chân của bệnh nhân lúc này bị phù, sưng to, chân có hình chai úp ngược đặc biệt vào buổi chiều tối hoặc khi đứng lâu.

Cấp độ 4: 

  • 4a: Đổi màu da vùng chân do rối loạn tĩnh mạch và có thể gây ra chàm trên da.
  • 4b: Xuất hiện mảng trắng hoặc xơ hóa chất béo trên da.

Cấp độ 5: Các tĩnh mạch nổi chằng chịt trên da và đã bắt đầu xuất hiện vết loét, các vết loét này có thể lành được.

Cấp độ 6: Da thay đổi với nhiều vết loét to nhỏ trên chên và có thể dẫn tới nhiễm trùng, khó chữa lành.

6 cấp độ của bệnh giãn tĩnh mạch chân
6 cấp độ của bệnh giãn tĩnh mạch chân

2.3. Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Theo thống kê cho thấy có tới 15% nam giới sau dậy thì gặp phải tình trạng này. Tĩnh mạch thừng tinh là hệ thống tĩnh mạch đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định hoạt động của tinh hoàn ở phái nam. Do đó, khi tĩnh mạch thừng tinh bị suy giãn dẫn đến rất nhiều hậu quả xấu. 

Bệnh lý này thông thường khó phát hiện sớm do các dấu hiệu bệnh không được rõ ràng, bên cạnh đó sự rối loạn lại xảy ra ở vị trí nhạy cảm nên bệnh nhân thường ngại đến thăm khám bác sĩ, dẫn đến bệnh tình ngày càng trở nặng, nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Suy giãn tĩnh mạch thừng tinh để lại rất nhiều biến chứng cho người bệnh chẳng hạn như đau, teo tinh hoàn, yếu sinh lý ở phái nam. Trên thực tế, có đến 40% các trường hợp bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch thừng tinh tiến triển thành vô sinh do không khám chữa bệnh kịp thời. 

Hiện nay, giới chuyên gia vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam giới. Thông thường là do tính di truyền kết hợp với các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này như: béo phì, nghiện rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, người có đời sống tình dục, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi kém khoa học, người sống ở vùng có khí hậu nóng bức,…

2.4. Giãn tĩnh mạch mặt

Đây là loại suy giãn tĩnh mạch được đánh giá là ít nguy hiểm nhất, tuy nhiên việc tĩnh mạch trên mặt bị giãn rộng khiến thẩm mỹ của khuôn mặt có thể bị ảnh hưởng nhiều. Trong trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch mặt, bệnh nhân sẽ thấy rõ các vệt mạch máu từ xanh đến tím xuất hiện chằng chịt dưới da mặt khiến cho khuôn mặt bị thay đổi màu sắc.

Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch mặt hiện nay vẫn chưa giúp điều trị triệt để, tuy nhiên vì khả năng có thể làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt nên các phương pháp hiện đại điều trị đòi hỏi mức độ để lại sẹo thấp nên thường đắt tiền.

Trên đây là các vị trí suy giãn tĩnh mạch thường gặp nhất. Một số trường hợp tĩnh mạch có thể bị giãn tại các vị trí khác, thông thường là do giãn tĩnh mạch thứ cấp gây ra bởi một bệnh lý khác, tuy nhiên tỉ lệ gặp các loại giãn tĩnh mạch này thường thấp. Dựa vào vị trí bị suy giãn tĩnh mạch mà bác sĩ có thể đưa ra những hướng điều trị an toàn và phù hợp nhất cho bệnh nhân, đảm bảo việc điều trị hiệu quả nhất.

3. Nguyên nhân nào gây ra bệnh giãn tĩnh mạch?

Thông thường, máu chảy từ các tĩnh mạch rồi về tim là nhờ vào sự co bóp của các cơ và các van tĩnh mạch. Các van này có vai trò giúp máu không chảy theo chiều ngược lại, vì một lý do nào đó mà các van tĩnh mạch này bị suy yếu không thể làm nhiệm vụ đưa máu chảy về tim, gây ứ đọng máu và các biến đổi ngoại vi khác chính là nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chân.

Một số nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch
Một số nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch

Hiện nay, vẫn chưa có kết luận chính xác nào về cơ chế sinh bệnh nguyên nhân gây bệnh, nhưng những yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nên chúng ta cần lưu ý:

3.1. Liên quan đến cơ địa

  • Tuổi cao: Tuổi càng cao thì khả năng đàn hồi của thành mạch máu càng giảm đi, làm cho khả năng máu chảy về tim yếu hơn so với ban đầu do đó dễ gặp tình trạng ứ đọng máu vì không có sức đẩy về tim.
  • Giới tính nữ: Nữ giới thường xuyên phải làm các công việc yêu cầu phải đứng lâu như thu ngân, bán hàng,…do đó có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.
  • Yếu tố di truyền: Theo các thống kê thì những người có yếu tố gia đình từng mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Thừa cân béo phì: Thừa cân béo phì gây tăng thêm áp lực lên tĩnh mạch khiến cho chúng phải làm việc nhiều hơn để đưa máu trở về tim. Đồng thời còn gây áp lực lên các van tĩnh mạch, khiến chúng dễ bị rò rỉ hơn.
  • Mang thai: Khi mang thai, lượng máu sẽ tăng lên để hỗ trợ thai nhi phát triển. Điều này sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch của người mẹ. Không chỉ vậy, nồng độ hormone tăng lên khi mang thai cũng khiến cho thành mạch máu giãn ra làm tăng nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch.
  • Có tiền sử bị huyết khối tĩnh mạch sâu: Những người có tiền sử mắc huyết khối tĩnh mạch sâu có thể có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao hơn.

3.2. Liên quan đến lối sống

  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá ban đầu sẽ làm thu hẹp các tĩnh mạch. Sau một thời gian sẽ có thể gây ra các thay đổi vĩnh viễn bên trong lớp niêm mạch tĩnh mạch dẫn đến tăng trương lực cơ trong tĩnh mạch. Khi các tĩnh mạch bị thu hẹp sẽ khiến cho dòng máu chống lại trọng lực về tim một cách khó khăn hơn. Dần dần những tĩnh mạch cứng sẽ biến dạng gây ra giãn tĩnh mạch.
  • Táo bón: Đầy hơi, táo bón có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch chân. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bạn thường xuyên bị táo bón có thể làm tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch.
  • Chế độ ăn uống: Một chế độ ăn nhiều chất béo và ít chất xơ có thể khiến cho nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch tăng cao hơn.
  • Mặc quần áo bó sát: Mặc quần áo quá bó có thể làm giảm lưu lượng máu khiến cho nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao hơn.
  • Tập thể thao sai cách: Chơi thể thao và vận động sai cách cũng có thể là nguyên nhân gây nên suy giãn tĩnh mạch.
  • Đặc thù công việc: Nhiều người đặc thù công việc phải đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu trong thời gian dài có thể làm giảm tuần hoàn. Đặc biệt có những công việc phải vận động nặng, khuân vác nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tĩnh mạch. Những người có tư thế làm việc sai cũng có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao.
Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch
Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch

4. Các triệu chứng và biến chứng của giãn tĩnh mạch

4.1. Giai đoạn đầu thường cảm thấy những dấu hiệu sau

  • Xuất hiện các cảm giác khó chịu ở vùng bắp chân, nặng chân, thậm chí có khi còn các cảm giác dị cảm như kiến bò, nóng rát.
  • Xuất hiện tình trạng chuột rút ở bắp chân thường xuyên.
  • Bị sưng phù xung quanh vùng mắt cá chân.
  • Cảm giác đau, mỏi, nặng nề chi dưới khi đứng hoặc ngồi quá lâu.
  • Khi đi lại nhiều thường cảm thấy đau ở chi dưới.
  • Thỉnh thoảng thấy phù nề ở bàn chân và cẳng chân vào cuối ngày.
  • Nhận thấy rõ bằng mắt hiện tượng giãn các mao mạch và các suy giãn tĩnh mạch chân.
  • Thường xuyên cảm thấy đau nhức, tê mỏi chân.
  • Các triệu chứng này gia tăng lên nhiều vào chiều tối, sau khi đứng lâu, giảm khi ngủ dậy hoặc sau nghỉ ngơi, kê chân cao, hay chườm lạnh…
Da mỏng, tĩnh mạch xanh nổi rõ - dấu hiệu của giãn tĩnh mạch
Da mỏng, tĩnh mạch xanh nổi rõ – dấu hiệu của giãn tĩnh mạch

4.2. Giai đoạn sau dễ dàng quan sát thấy các dấu hiệu sau

  • Triệu chứng huyết khối tĩnh mạch nông: Bằng mắt thường có thể nhìn rõ thấy tĩnh mạch nổi hẳn lên, sờ có cảm giác ấm và cứng dọc theo vùng tĩnh mạch, cảm giác rất đau và có thể kèm theo hiện tượng đỏ da. Loại bệnh huyết khối tĩnh mạch nông thường ít gây các biến chứng nghiệm trọng và hậu quả ảnh hưởng tới tính mạng.
  • Triệu chứng huyết khối tĩnh mạch sâu: Phổ biến với các hiện tượng như chân nóng, đau nhức nhối, sưng đỏ, ngứa, có thể bị chảy máu, nhiễm trùng thứ phát. Đặc biệt, nếu mắc phải trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu rất có thể ảnh hưởng tới tính mạng vì huyết khối có thể bong rồi đi lên phổi gây tắc mạch phổi.
  • Loạn dưỡng da chân: Da bị phù nề, nổi dày lên, hay có thể bong cả vảy da, chảy nước và thay đổi màu sắc da.
  • Loét chân: Xuất hiện những vết loét rất đau, ban đầu loét nông rồi dần dần sâu và rộng hơn, dễ bội nhiễm vi khuẩn.

Những trường hợp bị nặng, có nhiều tĩnh mạch bị giãn lớn có thể gây viêm nhiễm phải cắt bỏ cả chân, do đó khi phát hiện các triệu chứng của bệnh cần sớm đến các trung tâm y tế để khám và điều trị kịp thời.

5. Bệnh giãn tĩnh mạch được chẩn đoán như thế nào?

Đây không phải là một bệnh khó chẩn đoán, thông thường bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố sau đây để xem xét một người có bị giãn tĩnh mạch hay không:

Quan sát: Khi tĩnh mạch bị suy giãn, dưới da thường hiện rõ lên các hằng gân ngoằn nghèo và tạo cảm giác đau nhức. Tuỳ vào mức độ suy giãn tĩnh mạch mà các tĩnh mạch này nổi lên nhiều hay ít. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài động tác, tư thế để các tĩnh mạch tại vị trí suy giãn hiện rõ hơn để dễ dàng quan sát.

Siêu âm: Để chắc chắn về mặt chẩn đoán, một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để quan sát cấu trúc của các tĩnh mạch, mức độ suy giãn mà từ đó có hướng xử lý phù hợp. Đây là phương pháp thông dụng để chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch do tính nhanh chóng và chính xác mà nó mang lại.

6. Các phương pháp thường dùng để chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch

Để chữa trị tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân có rất nhiều phương pháp, dưới đây là một số phương pháp thông dụng được sử dụng phổ biến, an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.

6.1. Điều trị không dùng thuốc

Phương pháp này chủ yếu sử dụng các tư thế trong bài tập giãn tĩnh mạch chân, vật lý trị liệu để hỗ trợ đẩy máu từ các vị trí suy giãn tĩnh mạch về tim. Điều này rất có ý nghĩa đối với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch vì nó làm giảm áp lực lên tĩnh mạch, cải thiện các triệu chứng khó chịu mà sự giãn mạch đem lại cũng như ngăn chặn các tiến triển nguy hiểm của bệnh.

Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để có lộ trình, bài tập hằng ngày phù hợp với tình trạng bệnh. Bệnh nhân nên phối hợp các bài tập này hằng ngày với các phương pháp điều trị khác để nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị giúp tiết kiệm thời gian và chi phí y tế.

6.2. Điều trị dùng thuốc

Các nhóm thuốc trị giãn tĩnh mạch thường được sử dụng trong điều trị bao gồm:

  • Nhóm gây xơ cứng: Các hoạt chất như Natri tetradecyl sulfate và Polidocanol được sử dụng đường tiêm vào các tĩnh mạch bị suy giãn, làm giảm độ đàn hồi và giảm khả năng giãn rộng của các tĩnh mạch này. Hoạt tính của nhóm thuốc này có liên quan đến khả năng đông máu của cơ thể nên hạn chế sử dụng ở các bệnh nhân có vấn đề về hoạt động đông máu.
  • Nhóm thuốc làm bền thành mạch:
  • Hiện nay nhiều bệnh nhân cũng sử dụng một số cây thuốc nam chữa suy giãn tĩnh mạch để điều trị bệnh, thuốc dược liệu hoặc hoạt chất có nguồn gốc từ dược liệu như các Flavonoid thiên nhiên, đơn cử trong số đó là hoạt chất Rutin chiết xuất từ hoa hoè. Rutin giúp ổn định làm bền, bảo vệ thành mạch không bị vỡ, giảm đau nhức, ngăn ngừa sự giãn rộng của mạch máu do đó rất tốt cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch.
  • Các nhóm thuốc điều trị triệu chứng: bên cạnh làm ổn định hoạt động của hệ mạch, trên thực tế bệnh nhân thường đi kèm với nhiều triệu chứng, biến chứng khác như đau nhức, vỡ mạch máu, viêm nhiễm, huyết khối tĩnh mạch,… trong các trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc để điều trị các triệu chứng, biến chứng này tuỳ thuộc vào từng đối tượng.

6.3. Can thiệp y khoa

6.3.1. Vớ nén điều chỉnh áp lực

Trước khi sử dụng vớ nén bệnh nhân cần được thực hiện xét nghiệm để kiểm tra lưu thông máu. Bệnh nhân không được tự ý sử dụng vì nó có thể làm nặng thêm tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Vớ nén được thiết kế đặc biệt để ép chặt chân giúp cải thiện tuần hoàn. Chúng thường ép chặt nhất ở mắt cá chân và lỏng dần lên phía trên khuyến khích máu chảy ngược về tim.

6.3.2. Liệu pháp xơ cứng hóa

Trong quy trình này, bác sĩ sẽ tiêm vào chỗ giãn tĩnh mạch có kích thước vừa và nhỏ một dung dịch hoặc bọt để làm sẹo và đóng các tĩnh mạch đó lại. Trong một vài tuần, chứng giãn tĩnh mạch được điều trị sẽ mờ dần. Mặc dù có thể cần phải tiêm cùng một tĩnh mạch nhiều lần, nhưng liệu pháp xơ hóa sẽ có hiệu quả nếu được thực hiện đúng cách. Liệu pháp xơ hóa không cần gây mê và có thể được thực hiện ngay tại phòng khám của bác sĩ.

6.3.3. Các thủ thuật có sự hỗ trợ của ống thông

Một trong những phương pháp điều trị này, bác sĩ của bạn sẽ chèn một ống mỏng (ống thông) vào tĩnh mạch mở rộng và làm nóng đầu ống thông bằng năng lượng tần số vô tuyến hoặc laser. Khi ống thông được rút ra, nhiệt sẽ phá hủy tĩnh mạch bằng cách làm cho nó xẹp xuống và bít kín. Thủ thuật này là phương pháp điều trị ưu tiên cho những trường hợp giãn tĩnh mạch lớn hơn.

6.3.4. Phẫu thuật giãn tĩnh mạch

Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ các tĩnh mạch giãn ra khỏi cơ thể qua nhiều vết cắt trên da, thủ thuật phức tạp, đòi hỏi phải gây mê nên có thể gây ra nhiều biến cố sau phẫu thuật và biến cố khi dùng thuốc gây mê. Thủ thuật này rất phức tạp và đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm cao, sau phẫu thuật đôi khi để lại sẹo tại vị trí mổ nên thường không áp dụng cho trường hợp giãn tĩnh mạch mặt do tính thẩm mỹ.

6.3.5. Phương pháp Laser nội tĩnh mạch

Nguyên tắc của phương pháp này là luồn một ống chuyên dụng vào lòng tĩnh mạch bị suy giãn, ống này có khả năng phát ra tia Laser. Bằng sức nóng của laser được bắn ra mà các tĩnh mạch này bị thu hẹp và loại bỏ ra khỏi tuần hoàn.

Thủ thuật này ít xâm lấn hơn phương pháp phẫu thuật truyền thống, hiệu quả điều trị, tính an toàn và thời gian điều trị cũng nhanh hơn. Bệnh nhân hoàn toàn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường trong ngày sau khi lộ trình được thực hiện xong. Tuy nhiên, sau khi điều trị bằng Laser có thể làm thay đổi sắc tố da, để lại một vài vết thâm sạm trên vị trí điều trị.

6.3.6. Điều trị bằng ánh sáng có xung cường độ cao

Thường dùng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch ở mặt, trong đó ánh sáng xung cường độ cao (Intense Pulsed Light – IPL) có thể tác kích thích tái tạo tế bào da, giúp che phủ các tĩnh mạch mạng nhện bị giãn trên mặt, cải thiện tính thẩm mỹ cho khuôn mặt. Ngoài ra IPL còn giúp tiêu diệt các vi khuẩn trên bề mặt da, cải thiện các triệu chứng gây ra bởi vi khuẩn, chẳng hạn như mụn trứng cá.

Xem thêm: Chế độ ăn dành cho người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch

7. Các các giúp phòng ngừa giãn tĩnh mạch hiệu quả

Hạn chế mang giày cao gót để giảm nguy cơ mắc bệnh
Hạn chế mang giày cao gót để giảm nguy cơ mắc bệnh

Phòng ngừa giãn tĩnh mạch không hề khó, chúng ta chỉ cần chú ý một chút khi hoạt động hay ăn uống là có thể bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh này. Các bạn nên thực hiện một điều sau:

  • Tránh việc ngồi một chỗ hay đứng quá lâu.
  • Đối với chị em phụ nữ nên hạn chế việc đi giày cao gót để giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Kê cao chân trong khi ngủ hay nâng cao chân khi ngồi, xoa bóp.
  • Uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Hạn chế việc sử dụng thuốc tránh thai để tránh gây ra sự thay đổi hormon là tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch.

Vận động rất cần thiết đối với những người bị suy tĩnh mạch, khi tập luyện thường xuyên sẽ có thể khiến tình trạng bệnh giảm bớt, và cũng là phương pháp làm giảm các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng do suy tĩnh mạch gây ra. Một số bài tập đơn giản điều trị phục hồi chức năng tĩnh mạch ở phần chi dưới:

  • Các bài tập ở tư thế nằm
  • Gấp và duỗi khớp cổ chân
  • Xoay khớp cổ chân
  • Bắt chéo chân qua về
  • Đạp xe đạp chậm
  • Các bài tập ở tư thế ngồi trên ghế
  • Nâng cẳng chân lên xuống
  • Nhón gót chân lên xuống
  • Gấp và duỗi khớp cổ chân
  • Xoay khớp cổ chân quay về
  • Gấp, duỗi luân phiên hai bên chân
Một số động tác giúp cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch
Một số động tác giúp cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch

Mỗi động tác làm trong vòng 10 -15 phút, một ngày làm 2-3 lần. Đều là những động tác đơn giản, nếu bạn kiên trì thì tình trạng bệnh sẽ cải thiện lên nhanh chóng. Chú ý những động tác tập này cần thực hiện đều đặn, nhẹ nhàng,  không vội vàng, kiên trì để có hiệu quả tốt nhất.

8. Bộ đôi Vascovein giúp giảm đau nhức và bảo vệ thành mạch

Trọn bộ sản phẩm vascovein giúp giảm các triệu chứng như đau, tê chân và bảo vệ thành mạch tốt
Trọn bộ sản phẩm vascovein giúp giảm các triệu chứng như đau, tê chân và bảo vệ thành mạch tốt

Viên uống Vascovein được kết hợp bởi các thành phần cao cấp từ thiên nhiên, được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài như: Chiết xuất hạt dẻ ngựa, chiết xuất hoa hòe, chiết xuất hạt nho. Nên giúp giảm tình trạng đau nhức, tê ngứa, co cơ, tăng tuần hoàn máu và ngăn ngừa tình trạng hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ bị suy tĩnh mạch chân.

Ngoài ra, kem bôi ngoài da Vascovein mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu, giảm cảm giác đau nhức, tê ngứa, giảm viêm sưng, dưỡng ẩm da nhờ chiết xuất hạt dẻ ngựa, dầu hạt nho, chiết xuất cây phỉ, chiết xuất lô hội.

Cùng với cơ chế trong uống ngoài bôi, bộ sản phẩm Vascovein đang là bộ sản phẩm đi đầu trong thị trường, mang hiệu quả cho người đang gặp phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

Lời kết

Hiện nay, với sự phát triển của y học thế giới, các biện pháp điều trị giãn tĩnh mạch mang lại hiệu quả cao nhưng tương đối mất thời gian và tiền bạc. Vì vậy, nên chủ động thay đổi các thói quen trong sinh hoạt cũng như ăn uống hàng ngày để phòng tránh các nguy cơ mắc bệnh, gây phiền toái ảnh hưởng đến cuộc sống của chính chúng ta.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về suy giãn tĩnh mạch, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ