Bệnh trĩ ở trẻ em nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh trĩ ở trẻ em nguyên nhân và cách chữa trị bệnh hiệu quả

Bệnh trĩ hiện nay khá phổ biến ở người trưởng thành bởi thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, thiếu khoa học. Ở trẻ em cũng có nhiều trường hợp mắc bệnh do ảnh hưởng của chứng táo bón lâu ngày cũng như chế độ ăn uống không phù hợp về mặt dinh dưỡng kèm theo việc ít vận động. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh trĩ ở trẻ em có ảnh hưởng như thế nào qua bài viết sau!

1. Phân loại bệnh trĩ thường gặp ở trẻ em

Bệnh trĩ ở trẻ cũng được phân loại tương tự như bệnh trĩ ở người trưởng thành, gồm 2 loại chính: Trĩ nội và trĩ ngoại.

Ngoài 2 loại thường gặp trên, một số trường hợp trẻ sẽ gặp trĩ hỗn hợp. Trĩ hỗn hợp: là một loại trĩ có sự góp mặt của cả trĩ nội và trĩ ngoại.

1.1. Trĩ nội

Trĩ nội: Trĩ nội hình thành bên trong trực tràng và thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được nó. Trĩ nội có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu khi đi tiêu như chảy máu nhưng không gây đau. Ở giai đoạn năng hơn, búi trĩ có thể sa ra ngoài gây đau và rát.

Triệu chứng bệnh trĩ sẽ khác nhau tùy cấp độ
Triệu chứng bệnh trĩ sẽ khác nhau tùy cấp độ

Trĩ nội có 4 giai đoạn, triệu chứng bệnh sẽ khác nhau tùy vào từng giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn đầu trĩ nội chưa biểu hiện rõ. Búi trĩ còn ở trong trực tràng, chỉ có triệu chứng đi ngoài ra máu để phát hiện ra rằng bé đang bị trĩ độ 1. Tuy nhiên lượng máu chảy ra rất ít nên rất khó để phát hiện.
  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, kích thước của búi trĩ đã tăng lên, do đó triệu chứng đi ngoài ra máu đã rõ ràng hơn, ngoài ra bé còn có thể cảm thấy đau, rát, ngứa ngáy, sưng tấy hậu môn. Búi trĩ lúc này bắt đầu sa ra ngoài, tuy nhiên vì kích thước còn nhỏ nên vẫn có thể tự co lên được.
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn 3, búi trĩ đã bị sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện. Ban đầu búi trĩ có thể co lại vào trong, nhưng dần dần búi trĩ sẽ không co lại được nữa mà phải dùng tay ấn vào.
  • Giai đoạn 4: Lúc này búi trĩ đã lớn, sa hoàn toàn ra ngoài hậu môn. Không thể dùng ngón tay ấn vào trong.

1.2. Trĩ ngoại

Trĩ ngoại: Trĩ ngoại là trĩ được hình thành tại lớp da ngay hậu môn, do tình trạng các mạch máu bị chèn ép quá mức dẫn đến bị sưng lên, giãn ra tạo các búi trĩ. Các búi trĩ này có thể nhô ra ngoài, cọ xát quần áo khiến cho bé con khó chịu ngay cả khi không đi đại tiện.

Bệnh trĩ ở trẻ em gây khó chịu, ngứa ngáy cho trẻ
Bệnh trĩ ở trẻ em gây khó chịu, ngứa ngáy cho trẻ

2. Nguyên nhân nào gây bệnh trĩ ở trẻ nhỏ?

  • Táo bón kéo dài không được điều trị phù hợp: đây là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh trĩ ở trẻ em. Táo bón kèm theo việc đại tiện khó khăn, có thể khiến phân bị tồn đọng tại hậu môn, máu bị ứ đọng quanh xương chậu gây trĩ nội.
  • Trẻ uống ít nước, khẩu phần ăn hàng ngày thiếu chất xơ, rau xanh hay chế độ ăn uống không phù hợp như thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng…
  • Để trẻ ngồi trên bề mặt khô, cứng một thời gian quá dài cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
  • Trẻ thường hay quấy khóc, căng thẳng nhiều giờ làm tăng áp lực lên xương chậu, vùng bụng có thể làm máu bị ứ đọng dẫn tới các tĩnh mạch ở hậu môn sưng phồng, gây búi trĩ.
  • Đại tràng của trẻ bị nhiễm trùng hay có các khối u gây ứ đọng máu ở trực tràng, là nguyên nhân gây trĩ nội ở trẻ.
  • Yếu tố di truyền cũng có thể là một nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ, điều này có thể dễ dàng phát hiện ngay sau vài ngày sinh. Đôi khi mẹ bị trĩ khi mang thai cũng khiến cho trẻ dễ bị mắc bệnh hơn.

Cùng Dược sĩ tư vấn miễn phí về cách chăm sóc trẻ bị trĩ hiệu quả ngay bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:

3. Làm thế nào để nhận biết trẻ bị mắc bệnh trĩ?

3.1. Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi

Hầu như không có dấu hiện đặc biệt nào, có thể vô tình hoặc được phát hiện khi cho trẻ đi khám sức khỏe.

Khi phát hiện trẻ xuất hiện một trong những dấu hiệu sau nên các bậc phụ huynh nên chú ý:

  • Khi đi đại tiện trẻ thường quấy khóc, hậu môn hơi sưng và nhô ra.
  • Phân cứng và khô.
  • Đôi lúc phân của trẻ có tia máu, tuy nhiên trường hợp này ít gặp.

3.2. Đối với trẻ trên 3 tuổi

Các triệu chứng của bệnh rõ ràng hơn, có thể dễ dàng nhận biết, cụ thể:

  • Trẻ có cảm giác ngứa ngáy hậu môn, nhất là khi trẻ đi đại tiện.
  • Phân có máu hay máu lưu lại trên giấy vệ sinh. Khi trẻ có triệu chứng này, cần đưa trẻ đến trung tâm y tế để kiểm tra để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
  • Thời gian đi đại tiện kéo dài hơn so với bình thường, đôi lúc trẻ tránh việc đi đại tiện để giảm các cơn đau.
  • Xuất hiện búi trĩ ở hậu môn, các bậc phụ huynh cần theo dõi kỹ để đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.
Mắc bệnh trĩ khiến trẻ đau đớn và ngại khi đi đại tiện
Mắc bệnh trĩ khiến trẻ đau đớn và ngại khi đi đại tiện

4. Cách chăm sóc trẻ có dấu hiệu bệnh trĩ.

Đối với trẻ bị bệnh trĩ, điều quan trọng nhất là giữ cho khu vực hậu môn của bé sạch sẽ. Cha mẹ cần phải dùng nước ấm để vệ sinh hậu môn sau mỗi lần đại tiện và trước khi bé đi ngủ. Điều này sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh trĩ ở bé, giúp bé dễ chịu hơn. Ngoài ra có thể dùng các loại dược liệu để xông hậu môn cho bé.

Bên cạnh đó, táo bón lá nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ ở trẻ em. Chính vì vậy, cha mẹ hãy cho con ăn các loại thực phẩm giúp nhuận tràng, đồng thời khi con trẻ bị táo bón hãy nhẹ nhàng xoa bụng bé. Cha mẹ chỉ cần cho bé nằm ngửa mặt lên rồi dùng ức bàn tay ấn từ từ vào bụng bé, di chuyển ức bàn tay trên bụng theo chiều từ trái sang phải rồi từ dưới lên trên một cách nhẹ nhàng. Cách này có thể thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 15 phút đến khi trẻ đi đại tiện được thì ngưng.

5. Cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ phù hợp

Đối với trẻ em, hầu hết các loại thuốc hay các can thiệp ngoại khoa thường ít khi được sử dụng bởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Các điều trị bệnh trĩ ở trẻ phù hợp nhất chính là cải thiện chế độ ăn cho trẻ cũng như hướng dẫn trẻ có cách sinh hoạt hợp lý và khoa học. Cụ thể:

  • Tắm bằng nước ấm: nên thực hiện hàng ngày, đặc biệt dùng nước ấm lau chùi hậu môn giúp các giảm các triệu chứng của bệnh. Lưu ý không nên sử dụng xà phòng để vệ sinh có thể khiến bệnh trở nặng hơn.
  • Ngâm hậu môn bằng nước ấm: thực hiện ngày 2-3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút, lưu ý không để búi trĩ chạm vào đáy chậu. Sau khi ngâm nên lau khô bằng khăn.
  • Chườm lạnh: để giảm các cơn đau nhức có thể sử dụng đá lạnh để chườm lên hậu môn cho trẻ.
  • Vận động, tập luyện thể dục, thể thao: các bậc cha mẹ có thể kết hợp tập luyện cùng trẻ các môn vận động như bóng chuyền, bơi lội, đá bóng… vừa rèn luyện kỹ năng, tăng cường sức khỏe vừa thắt chặt tình cảm gia đình. Lưu ý không nên để trẻ đi xe đạp sẽ khiến bệnh nặng hơn.
  • Chế độ ăn uống: Bậc phụ huynh cần phải nắm được người bệnh trĩ nên ăn gì kiêng gì để xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ. Thay đổi chế độ dinh dưỡng, tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Việc ăn uống không cần bằng, thiếu chất xơ có thể gây táo bón ở trẻ. Nên bổ sung các loại trái cây, hoa quả tươi như chuối, đu đủ, khoai lang… giúp trẻ nhuận tràng. Ngoài ra nên cho trẻ uống nhiều nước.
Hoa quả tươi, rau xanh tốt cho người bị trĩ
Hoa quả tươi, rau xanh tốt cho người bị trĩ

6. Lời kết

Hi vọng với những nội dung nói trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm một vài kiến thức về bệnh để có thể chăm sóc và bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho trẻ. Ở trẻ em, việc điều trị hay phát hiện bệnh trĩ thường khó khăn hơn so với người trưởng thành, do đó khi phát hiện cơ thể trẻ có những dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện hay các trung tâm y tế để khám và có biện pháp điều trị phù hợp tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ về lâu dài.

Bạn đang lo lắng về tình trạng bệnh trĩ và chưa có cách chữa trị hiệu quả. Hãy đăng ký tư vấn cho Bác sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miễn phí về tình trạng bệnh của bạn.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm nội dung liên quan

    5 cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà hiệu quả

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ