Nhờ có đôi tay mà mọi công việc và sinh hoạt của con người trở nên thuận tiện. Tuy nhiên, khi đôi tay liên lục hoạt động trong thời gian quá dài, gặp nhiều áp lực và bị quá tải, dễ dẫn đến các cơn đau khó chịu ở vùng cổ tay. Nếu kéo dài sẽ có thể dẫn đến đau khớp cổ tay.
Chúng ta không thể xem thường tình trạng này vì một khi khớp cổ tay bị tổn thương sẽ khiến đời sống sinh hoạt của chúng ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
1. Cấu trúc ống cổ tay như thế nào?
Trước khi giải mã các nguyên do gây ra các cơn đau ở khớp cổ tay, cần tìm hiểu về cấu trúc bên trong cổ tay để hình dung kĩ hơn nguyên lý hoạt động của các xương và khớp.
Ống cổ tay bao gồm tám xương cổ tay hợp với nhau tạo thành một hình vòng cung và các dây chằng kéo ngang qua cổ tay. Bên cạnh đó, còn có dây thần kinh trung tuyến nằm dưới dây chằng ngang chứa hàng ngàn dây thần kinh cảm giác đi tới các ngón tay.
Đó là lý do vì sao các đầu ngón tay thường rất nhạy cảm và tay có thể thực hiện các chức năng như sờ và cảm nhận đồ vật xung quanh.
2. Tình trạng đau khớp cổ tay được hiểu như thế nào?
Cổ tay cấu tạo từ nhiều xương và khớp nhỏ, bên cạnh đó là hệ thống dây chằng, mạch máu và thần kinh đan xen nhau. Cấu tạo khớp cổ tay gồm khớp xương quay – cổ tay, khớp quay – trụ dưới, khớp giữa các xương cổ tay, các khớp giữa xương cổ – bàn ngón tay. Các khớp này bên cạnh việc giữ cho cánh tay và bàn tay luôn ổn định còn có vai trò trợ giúp phần cổ tay và cẳng tay hoạt động linh hoạt hơn. Chính vì thế khiến cho phần khớp cổ tay dễ bị tổn thương hơn khi hoạt động liên tục, quá mức.
Tình trạng đau khớp cổ tay là tình trạng tổn thương các bộ phận như mô sụn, đầu xương, màng bao dịch, dây thần kinh, dây chằng… khiến cho các mô mềm lân cận bị kích thích tạo phản ứng viêm dẫn đến các triệu chứng đau nhức, tê cứng, ê mỏi, sưng nóng ở cổ tay. Ngoài ra người bệnh cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Đây là một tình trạng bệnh lý xương khớp mà có thể gặp đối với bất kỳ lứa tuổi nào.
3. Nguyên nhân dẫn đến đau khớp cổ tay?
Thông thường, khi đôi tay làm việc quá nhiều, lâu dần sẽ làm mất các bôi trôi ở các khớp vùng cổ tay, gây ra các cơn đau nhức. Dân văn phòng, người lớn tuổi, người chơi các môn thể thao sử dụng đến cổ tay như quần vợt, bóng rổ, bóng chuyền,… là những đối tượng dễ gặp phải tình trạng đau khớp ở cổ tay nhất.
Ngoài ra, các loại chấn thương vùng cổ tay cũng là một trong những nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến hoạt động của đôi tay và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khác bên cạnh đau khớp cổ tay.
3.1. Một số loại chấn thương cổ tay thường gặp
Chấn thương do các tác động đột ngột: Xảy ra khi bạn dùng tay đỡ trong các trường hợp bất ngờ xảy ra như ngã về phía trước hay va đập trong quá trình làm một số công việc nặng nhọc. Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà bạn có thể bị bong gân, trật xương, rạn xương hay thậm chí là gãy xương tay.
Do áp lực liên tục trong thời gian dài: Mọi hoạt động liên quan đến chuyển động cổ tay lặp đi lặp lại như chơi tennis, chơi bóng chuyền, lái xe đường dài… đều có thể khiến các mô quanh khớp bị việm hoặc làm gãy xương.
Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại,…) cũng có thể khiến vùng cổ tay gặp các chấn thương nhẹ như nhức mỏi, tê tay, cứng tay…
3.2. Viêm đau khớp cổ tay
Viêm khớp: Theo thời gian, các sụn đệm ở đầu xương sẽ dần xấu đi, gây ra viêm xương khớp. Tuy nhiên, viêm xương khớp cổ tay thường chỉ xảy ra đối với những người đã từng gặp phải chấn thương ở cổ tay chứ không tự nhiên xảy ra hay xảy ra phổ biến.
Viêm khớp dạng thấp: Đây là 1 dạng rối loạn khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công chính các mô của nó. Tình trạng này xảy ra thường có liên quan đến cổ tay.
3.3. Các bệnh lý và điều kiện khác
Hội chứng ống cổ tay: Là tình trạng các khớp ngón tay bị đau và tê bì, trong một số trường hợp còn lan rộng lên cẳng tay hay cánh tay do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay.
U nang hạch: Phần cổ tay đối diện với lòng bàn tay là vị trí thường xuyên xuất hiện những u nang mô mềm. Các u nang hạch có thể gây đau đớn, cản trợ việc hoạt động, sinh hoạt của người bệnh.
Bệnh nhuyễn xương bán nguyệt: Tình trạng này xảy ra do việc cấp máu bị ảnh hưởng khiến xương nguyệt – 1 loại xương nhỏ ở cổ tay bị hoại tử. Những người trẻ là đối tượng dễ mắc phải tình trạng rối loạn này nhiều nhất.
3.4. Các yếu tố rủi ro
Mọi độ tuổi, mọi giới tính đều có thể mắc chứng đau khớp cổ tay nếu không có chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh. Việc lười vận động kết hợp với chế độ dinh dưỡng thiếu dưỡng chất đặc biệt là canxi rất dễ gây loãng xương và đau nhức xương khớp đây là hậu quả tất yếu sẽ gặp phải.
Bên cạnh đó một số bệnh phổ biến như tiểu đường, béo phì, bệnh gút… có thể làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng ống cổ tay, ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động của cá nhân và những người xung quanh.
Ngoài ra, chứng đau khớp cổ tay còn dễ bắt gặp ở phụ nữ đang mang thai, các vận động viên thể thao hay người thường xuyên chơi thể thao và nhân viên văn phòng. Chính vì vậy, những đối tượng này cần chú ý đến chế độ tập luyện, làm việc phù hợp; tránh tình trạng tay phải làm việc liên tục, gây áp lực ở cổ tay và các chấn thương ở khu vực này.
4. Đau khớp cổ tay được chẩn đoán như thế nào?
Trước khi thực hiện các xét nghiệm cụ thể, bác sĩ sẽ kiểm tra để chẩn đoán lâm sàng như là:
- Kiểm tra cử động của khớp cổ tay.
- Đánh giá khả năng cầm nắm.
Sau đó, bác sĩ sẽ cho phép thực hiện các xét nghiệm như:
Chụp X – Quang: Hình ảnh từ việc chụp X – Quang sẽ cho biết các dấu hiệu gãy xương, nứt xương hoặc thoái hóa xương khớp.
Chụp CT: Hay còn được gọi là chụp vi tính cắt lớp, phương pháp này mang lại kết quả chi tiết, an toàn hơn cho với việc chụp X – Quang do không xử lý tia X.
Chụp MRI: Được cho là kỹ thuật chẩn đoán hiện đại nhất hiện nay, phương pháp sử dụng từ trường mạnh và tần số vô tuyến mang lại hình ảnh 3 chiều về xương khớp cổ tay.
Nội soi khớp cổ tay: Được chỉ định trong trường hợp chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây đau khớp cổ tay. Phương pháp được thực hiện bằng cách tạo một vết rạch nhỏ trên cổ tay bệnh nhân, đưa thiết bị ghi lại hình ảnh vào bên trong khớp cổ tay, hình ảnh này sau đó được hiển thị trên màn hình máy tính.
Xét nghiệm thần kinh: Còn được biết đến với tên gọi là Điện cơ đồ (EMG), sẽ được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân mắc phải hội chứng ống cổ tay.
Siêu âm: Dùng để xác định mức độ tăng kích thước của dây thần kinh hay sự tồn tại của các khối u nang, viêm bao hoạt dịch gân cổ tay. Kỹ thuật này được đánh giá cao về việc cho những hình ảnh có độ chính xác lớn, mang lại hình ảnh đầy đủ về gân, dây chằng và u nang.
5. Nên làm gì khi bị đau khớp cổ tay? Có nên đến cơ sở y tế kiểm tra không?
Việc mắc phải các triệu chứng đau khớp cổ tay biết rõ nguyên nhân và không biết rõ nguyên nhân, có thể xử lý tại nhà bằng các cách sau:
- Chườm đá lạnh trên cổ tay nhằm mục đích giảm sưng tấy, khó chịu.
- Sử dụng một số thuốc giảm đau không cần kê đơn.
- Hạn chế vận động và nên nghỉ ngơi để cổ tay ổn định trở lại.
Đối với trường hợp đau khớp cổ tay trong thời gian dài sau khi thực hiện các biện pháp trên mà không mang lại hiệu quả thì cần phải đến thăm khám tại bệnh viện để có những bài kiểm tra, can thiệp y tế kịp thời nhằm giảm thiểu cơn đau và tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra.
Khi đến gặp bác sĩ, bệnh nhân sẽ được thực hiện các bài kiểm tra lâm sàng, kế đến là xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh tình. Khi được đánh giá là cần thiết, một số xét nghiệm như xét nghiệm hình ảnh, nội soi khớp cổ tay hay xét nghiệm thần kinh sẽ được thực hiện. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tối ưu nhất (dùng thuốc hay không cần dùng thuốc) bằng cách xây dựng những phác đồ điều trị cụ thể trên từng đối tượng cụ thể, dựa trên mức độ nặng nhẹ, các yếu tố liên quan khác của người bệnh.
Ngoài các phương pháp điều trị, bệnh nhân cũng cần bổ sung các loại thực phẩm như:
- Các thực phẩm chứa nhiều omega 3, vitamin như cá, rau xanh, hạt, ngũ cốc,…
- Các món ăn chứa nhiều glucosamine, calci, Chondroitin nhằm giúp cho xương chắc khỏe
Bên cạnh đó việc thay đổi lối sống như không mang vác vật nặng, tránh việc chấn thương cũng góp phần phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đau khớp cổ tay.
6. Những phương pháp dùng để điều trị đau khớp cổ tay?
6.1. Biện pháp tại nhà hỗ trợ điều trị đau khớp cổ tay
- Thay đổi lối sống: Không vận động quá sức, không mang vác vật nặng, tránh hoạt động cổ tay quá nhiều, tạm ngưng các hoạt động có tính chất lặp đi lặp lại.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: paracetamol, gel Salonpas, dầu xoa,… Khi sử dụng thuốc phải lưu ý đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng, nhất là về phần liều lượng và tác dụng phụ, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.
- Chườm nóng – lạnh: Chườm đá lên một vùng tay hoặc cổ tay, không đặt đá trực tiếp lên da, chườm khoảng từ 2-3 lần một ngày, không chườm quá 20 phút mỗi lần. Đối với chườm nóng, không chườm lên cổ tay trong trường hợp có vết thương hở.
- Nẹp cổ tay: Giúp hỗ trợ gân, khớp, mô mềm hoạt động hiệu quả hơn, ngoài ra cũng góp phần hỗ trợ quá trình điều trị sau chấn thương.
- Thực hiện các bài tập chữa đau ngón tay: Việc tập luyện sẽ giúp cho cổ tay linh hoạt hơn, giảm thiểu cơn đau và tăng tốc độ phục hồi. Lưu ý khi tập luyện có thể có những cơn đau và khó chịu, đây là điều bình thường nên hãy cố gắng tập luyện nhẹ nhàng và thường xuyên. Nếu trong quá trình tập luyện xuất hiện các cơn đau dữ dội, ngừng tập luyện và đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.
Xem thêm: TOP 6 Thuốc bổ xương khớp được nhiều người dùng đánh giá cao
6.2. Sử dụng thuốc
Thông thường, việc điều trị bằng các thuốc giảm đau không kê đơn không mang lại hiệu quả điều trị sẽ cần phải thay thế bằng nhóm thuốc sau:
- Thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs): Nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt là đối với bệnh nhân có vấn đề về xương khớp, chẳng hạn: bong gân, viêm gân hay viêm khớp. Tuy nhiên NSAIDs không được sử dụng trong điều trị hội chứng ống cổ tay và việc sử dụng NSAIDs trong thời gian dài sẽ dẫn đến tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng.
- Cortisone đường tiêm: Cortisone giúp giảm đau và kháng viêm mạnh.
Các thuốc được nêu trên đều là thuốc kê đơn, do đó khi sử dụng cần phải có sự đồng ý và hướng dẫn cụ thể từ nhân viên y tế.
6.3. Vật lý trị liệu
Đây là một phương pháp giúp hỗ trợ cho việc điều trị đau khớp cổ tay, cũng như tăng cường sự linh hoạt. Trong trường hợp vừa mới phục hồi sau chấn thương, việc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp cho giai đoạn phục hồi trở nên nhanh hơn.
6.4. Phẫu thuật
Trong trường hợp các phương pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị, phẫu thuật cổ tay có thể sẽ được chỉ định. Ví dụ: Gãy xương – phẫu thuật ổn định phần xương đã gãy, tạo điều kiện nhằm tăng tốc độ hồi phục. Hội chứng ống tay – chỉ định khi cơn đau trở nên khó kiểm soát hơn. Sửa chữa dây chằng – giúp sửa chữa và tái tạo lại dây chằng bị tổn thương.
7. Làm thế nào để phòng ngừa đau khớp cổ tay?
Bên cạnh việc tuân thủ đúng với các phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh nên có cho mình một lối sống khoa học nhằm giữ cho xương khớp được khỏe mạnh, hỗ trợ làm giảm quá trình thoái hóa xương khớp sẽ góp phần làm giảm nhẹ triệu chứng cũng như rút ngắn thời gian điều trị, trách việc cơn đau tái phát nhiều lần. Cụ thể:
- Hạn chế tập luyện thể dục, thể thao quá sức, khuyến khích tập luyện với cường độ nhẹ, vừa phải, đặc biệt là những đối tượng mới bắt đầu tham gia thể thao.
- Nên có thời gian từ 5-10 phút nghỉ ngơi cho cổ tay trong lúc làm việc, tránh việc sử dụng tay liên tục trong khoảng thời gian dài.
- Hạn chế việc uống rượu bia và hút thuốc lá, điều chỉnh hàm lượng đạm trong bữa ăn sao cho phù hợp với cơ thể, uống đủ nước ăn nhiều rau xanh giúp ổn định nồng độ acid uric trong máu, tránh tình trạng gout.
- Thận trọng khi mang vác đồ vật nặng, tham gia giao thông để tránh việc xảy ra những chấn thương không đáng có.
Lời kết
Hiểu rõ về tình trạng cá nhân, nắm chắc các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và các yếu tố tác động đến cơn đau khớp cổ tay sẽ giúp chúng ta đề phòng hoặc chữa trị kịp thời các vấn đề xương khớp, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình ngày một tốt hơn.
Nếu bạn đang bị đau khớp cổ tay hoặc các triệu chứng về xương khớp có thể điền Form bên dưới hoặc liên tới số Hotline: 19007061 để nhận được tư vấn miễn phí từ đội ngũ dược sĩ Dân Khang.
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.
Có thể bạn quan tâm:
Đau khớp gối là gì? Những điều bạn cần biết [A-Z]
Đau khớp háng: Các giai đoạn của đau khớp háng và bệnh lý liên quan
Đau nhức xương khớp nên ăn gì, kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia