Đau khớp gối là gì? Những điều bạn cần biết [A-Z]

Hình ảnh đầu gối bị tổn thương khi bị viêm khớp gối

Đau khớp gối không phải tình trạng đau nguy hiểm tính mạng nhưng gây ra những khó chịu trong sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Nhất là với những người làm công việc cần phải đứng nhiều hoặc di chuyển, vận động quá nhiều. Cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh và cách điều trị trong bài viết sau.

1. Đau khớp gối là bệnh gì?

Đầu gối là bộ phận nằm ở vị trí trung tâm của chân, là cầu nối giữa xương đùi, xương bánh chè và xương cẳng chân, đầu gối có tác dụng giúp nâng đỡ trọng lượng của cơ thể, vì vậy nó rất dễ bị tổn thương.

Trải qua thời gian và do nhiều nguyên nhân khác nhau, lớp sụn bao bọc mặt khớp đầu gối dần bị bào mòn, khiến chúng trở nên thô ráp, dẫn đến các khớp xương cọ xát với nhau, gây ra tình trạng viêm sưng, nhức mỏi đầu gối, người ta gọi đó là bệnh đau khớp gối.

Bệnh đau nhức khớp gối gây cản trở hoạt động của chân
Bệnh đau nhức khớp gối gây cản trở hoạt động của chân

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau khớp gối là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau khớp gối, trong đó nguyên nhân cơ bản nhất là về cơ học và bệnh lý được kể đến như sau:

2.1. Về bệnh lý

Những bệnh lý về xương khớp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau khớp gối.

  • Bệnh thoái hóa khớp gối: sụn khớp và xương dưới sụn bị hư hỏng kèm theo các phản ứng viêm làm cho người bệnh cảm thấy đau nhức khớp gối.
  • Viêm khớp gối: giống như thoái hóa khớp, viêm khớp gối là do sự tổn thương sụn khớp nhưng không được phát hiện và điều trị hợp lý, dẫn đến tình trạng viêm, sưng đầu gối khi di chuyển hoặc vận động mạnh.
  • Bệnh viêm bao hoạt dịch: bệnh này làm cho túi hoạt dịch không thể tiết dịch nhầy để bôi trơn và giúp khớp gối hoạt động bình thường, trơn tru. Tình trạng này sẽ khiến các khớp bị khô ráp, gây đau nhức, mỏi gối.
  • Bệnh viêm khớp dạng thấp: nếu bạn mắc bệnh này sẽ có cảm giác đau nhức ở cả 2 khớp đầu gối 2 bên vì chúng có tính chất đau đối xứng.
  • Bệnh gout: đây là bệnh thường gặp do tinh thể urat lắng đọng tại các khớp, đặc biệt tại khớp gối gây chèn ép lên dây thần kinh, gây ra các cơn đau dữ dội.
Hình ảnh đầu gối bị tổn thương khi bị viêm khớp gối
Hình ảnh đầu gối bị tổn thương khi bị viêm khớp gối

2.2. Về nguyên nhân cơ học

  • Nếu bạn đã từng bị chấn thương do chơi thể thao, tai nạn,… làm tổn thương dây chằng, sụn, gân thì sẽ để lại di chứng sau này. Mỗi khi trời trở lạnh hoặc ngấm nước nhiều bạn sẽ có cảm giác đau nhức mỏi tại đầu gối.
  • Công việc đòi hỏi bạn phải ngồi lâu hàng ngày, ngồi xổm hay leo cầu thang trong nhiều giờ khiến khớp phải chịu áp lực lớn, gây tê mỏi, đau nhức.
  • Việc lười tập thể dục và vận động cũng sẽ khiến các khớp khô ráp, thiếu linh hoạt, dễ bị đau khớp gối.
  • Nguyên nhân về thời gian cũng khiến các khớp bị yếu dần và lão hóa, gây nên hiện tượng đau nhức đầu gối.
  • Một trong những nguyên nhân mà không ai có thể ngờ đến đó là trọng lượng cơ thể quá lớn cũng dẫn đến đau nhức khớp: thừa cân hay béo phì khiến cho khung xương không chịu đựng được, gây ra các cơn đau nhức xương khớp tại khớp gối.

3. Triệu chứng của bệnh đau khớp gối là gì?

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh mà đau khớp gối sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng cơ bản nhất mà các bạn cần theo dõi chú ý để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị:

  • Thường xuyên đau âm ỉ ở đầu gối, lúc đầu là mức độ nhẹ và sẽ tăng dần về sau. Cơn đau dữ dội khi dùng tay nhấn vào đầu gối, khi đứng lên, ngồi xuống, đi lại, leo cầu thang và có giảm đau dần khi nghỉ ngơi.
  • Đau nhức kèm theo hiện tượng sưng tấy đỏ.
  • Cơn đau có thể diễn ra ở một hoặc cả hai bên đầu gối, thậm chí còn lan sang các vùng lân cận như gót chân, ngón chân, đùi và đau khớp háng.
  • Mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy thì thường có hiện tượng cứng khớp, kéo dài 10- 15 phút mới có thể trở lại bình thường và đi lại được.
  • Ngồi lâu đứng dậy thì nghe tiếng rắc rắc, lục cục tại đầu gối.

4. Đau khớp gối được chẩn đoán như thế nào

Chẩn đoán đau khớp gối là chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp gối, các phương pháp chẩn đoán thương dùng bao gồm:

Chẩn đoán lâm sàng: dựa vào các dấu hiệu về mặt thể chất như mức độ đau, tiếng động phát ra ở khớp khi vận động, khả năng vận động khớp của bệnh nhân,…mà bác sĩ có thể phán đoán được khả năng mắc bệnh của bệnh nhân, từ đó có định hướng để chỉ định các phương pháp chẩn đoán chính xác hơn.

Chẩn đoán hình ảnh: thường dùng là chụp X-quang giúp quan sát được cấu trúc các khớp xương, đánh giá được mức độ tổn thương xương khớp. Phương pháp MRI là một dạng chẩn đoán hình ảnh tiên tiến hơn giúp bác sĩ quan sát được cả xương khớp và các phần mềm xung quanh, giúp đánh giá tổng thể các tổn hại có ở các khớp từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Xét nghiệm dịch khớp: bác sĩ chọc lấy dịch khớp để xét nghiệm, quan sát sự biến đổi màu sắc, tình chất của dịch khớp hoặc có sự hiện diện của các tác nhân gây viêm. Phương pháp này thường được chỉ định trong các trường hợp viêm khớp nặng để theo dõi hiệu quả điều trị.

Thăm khám lâm sàn đau khớp gối
Thăm khám lâm sàn đau khớp gối

5. Các phương pháp thường dùng để điều trị bệnh đau khớp gối?

Hiện nay, nhiều người vẫn mang tâm lý chủ quan, không chủ động tự giác tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và tìm biện pháp chữa trị kịp thời. Chính vì thế mà bệnh ngày càng trầm trọng và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Nếu càng kéo dài sẽ càng gây suy giảm chức năng vận động, thậm chí còn bị tàn phế suốt đời.

Vì vậy, bản thân mỗi chúng ta ngay từ khi còn trẻ phải có ý thức bảo vệ xương khớp, ngăn ngừa các tác nhân dẫn đến đau khớp gối bằng nhiều biện pháp khác nhau.

5.1. Điều trị không dùng thuốc

Các bài tập vật lý trị liệu, châm cứu, massage giúp tăng lưu lượng máu, giảm đau nhức xương khớp, tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp ăn ngon, ngủ ngon tạo điều kiện để khớp gối được phục hồi hoàn toàn. Bên cạnh đó việc bổ sung các dưỡng chất như canxi, kali, các loại vitamin B, C, E,… vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp các khớp khỏe mạnh. Bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến nhà vật lý trị liệu để có lộ trình luyện tập riêng phù hợp với tình trạng của bản thân.

Dành vài phút mỗi ngày cho bài tập gối sẽ mang lại hiệu quả tích cực:

  • Luôn tạo cho bản thân tư thế đứng thẳng, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu nhằm giảm áp lực đè lên sụn khớp gối.
  • Không nên vận động, khiêng vác các vật quá nặng, ngưng làm việc ngay nếu có cảm giác đau đầu gối.
  • Mang giày phù hợp với kích cỡ chân, không mang chật quá tránh tê chân.
  • Kiểm soát cân nặng của mình, không để tăng cân đột ngột, ảnh hưởng đến các khớp xương.
  • Nếu có điều kiện nên sử dụng các thực phẩm chức năng có tác dụng tăng cường độ dẻo dai của khớp xương, đặc biệt là khớp đầu gối.
Bài tập tư thề nằm cho người đau khớp gối
Bài tập tư thề nằm cho người đau khớp gối

5.2. Điều trị dùng thuốc

Điều trị đau khớp gối bao gồm điều trị căn nguyên và điều trị triệu chứng. Về căn nguyên thì tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp gối mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp. Các nhóm thuốc điều trị triệu chứng thường sử dụng trong điều trị đau khớp gối bao gồm:

Paracetamol: hoạt chất này còn có tên gọi khác là acetaminophen, một hoạt chất giúp giảm các cơn đau nhức ở mức độ nhẹ đến trung bình. Đây là loại thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, tương đối ít độc tính. Tuy nhiên, nên sử dụng đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định, bệnh nhân suy gan nặng không nên dùng loại thuốc này.

NSAID: nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau kháng viêm rất tốt, các hoạt chất thường gặp như Meloxicam, Naproxen, Ibuprofen,….Tuy nhiên, nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ như loét dạ dày, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nếu không sử dụng một cách hợp lý.

Corticoid dùng đường tiêm: thuốc nhóm này sử dụng đường tiêm vào các khớp để giảm nhanh các cơn đau do viêm ở mức độ nặng. Tuy tác dụng tốt và rất nhanh nhưng đi kèm theo đó là rất nhiều tác dụng phụ rất nguy hiểm, gây nhiều rối loạn chuyển hoá trong cơ thể, chỉ được sử dụng bởi các bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao.

Acid hyaluronic: đây là thành phần acid hữu cơ cao phân tử được tiêm thẳng vào khớp để bôi trơn các khớp khô, giảm ma sát trong quá trình vận động khớp nên giúp giảm đau. Phương pháp này chỉ được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa.

Tiêm chất nhờn vào khớp giúp giảm ma sát khi vận động
Tiêm chất nhờn vào khớp giúp giảm ma sát khi vận động

5.3. Phẫu thuật

Trong các trường hợp quá nghiêm trọng hoặc khi không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác thì phẫu thuật thay khớp gối là lựa chọn cuối cùng. Phương pháp này không được khuyến khích sử dụng ở độ tuổi thanh thiếu niên, người trẻ tuổi do để lại nhiều hệ luỵ lâu dài.

Hiện nay, nhiều người vẫn mang tâm lý chủ quan, không chủ động tự giác tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và tìm biện pháp chữa trị kịp thời. Chính vì thế mà bệnh ngày càng trầm trọng và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Nếu càng kéo dài sẽ càng gây suy giảm chức năng vận động, thậm chí còn bị tàn phế suốt đời.

Vì vậy, bản thân mỗi chúng ta ngay từ khi còn trẻ phải có ý thức bảo vệ xương khớp, ngăn ngừa các tác nhân dẫn đến đau khớp gối bằng nhiều biện pháp khác nhau được kể đến như sau:

5.4. Viên uống Crux giúp cải thiện tình trạng đau khớp gối

Bộ sản phẩm Crux giúp giảm đau khớp gối hiệu quả
Bộ sản phẩm Crux giúp giảm đau khớp gối hiệu quả

Để hỗ trợ điều trị bệnh đau khớp gối hiệu quả, Dân Khang Pharma đã cho ra đời bộ đôi viên uống Cruxkem thoa Crux với các thành phần tự nhiên. Sự kết hợp trong uống – ngoài bôi có tác dụng nhanh chóng bổ sung chất nhầy cho khớp, giảm đau hiệu quả. Với dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại và nguyên liệu được nhập khẩu từ Đức. Sản phẩm Crux hiện nay được nhiều người bệnh tin dùng trong quá trình điều trị chứng đau nhức xương khớp.

Hãy luôn chủ động chăm sóc cho các khớp xương luôn chắc khỏe để có một cuộc sống đẹp!

6. Cách để phòng ngừa đau khớp gối

Việc điều trị đau khớp gối có thể tốn rất nhiều thời gian, chi phí mà thậm chí sau điều trị còn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, tốt nhất là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Dưới đây là các biện pháp có thể giúp bạn phòng ngừa đau khớp gối:

Thường xuyên vận động: vận động các khớp 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường khả năng tiết dịch hoạt khớp, giảm sự ma sát, tăng cường sức khỏe xương khớp, cơ bắp, nâng cao sức đề kháng để đẩy lui bệnh. Ngoài ra việc vận động còn giúp cải thiện cân nặng, làm giảm áp lực đè nén lên khớp gối do đó phòng ngừa được đau khớp gối.

Chườm nóng, chườm lạnh: khi có các dấu hiệu đau nhức nhẹ, nên để khớp gối nghỉ ngơi và dùng các túi chườm nóng lạnh để thư giãn các khớp gối, giảm đau và ngăn ngừa tổn thương gối.

Chườm nóng lạnh giúp giảm đau gối
Chườm nóng lạnh giúp giảm đau gối

Chế độ dinh dưỡng phù hợp: ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều calci, vitamin D giúp cho xương khớp chắc khỏe.

Khởi động khớp gối: trước khi tham gia chơi thể thao, vận động hay khiêng vật nặng thì việc khởi động khớp gối giúp kích thích tiết dịch hoạt khớp, làm bôi trơn và giảm nguy cơ tổn thương khớp trong quá trình vận động.

Thăm khám kịp thời: khi bị chấn thương gối hoặc có các dấu hiệu đau nhức gối trên 3 ngày nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, đánh giá mức độ ảnh hưởng khớp gối để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Xem thêm nội dung liên quan

Đau nhức xương khớp sau sinh – tình trạng thường gặp ở chị em

Loãng xương nguyên do đâu và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay và cách điều trị hiệu quả

TOP 6 Thuốc bổ xương khớp được nhiều người dùng đánh giá cao

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về xương khớp, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ