Đau nhức xương khớp tê bì chân tay và cách điều trị hiệu quả

Tình trạng Đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay hiện nay là một tình trạng phổ biến, xuất hiện ở cả người già và người trẻ. Tuy nhiên, nhờ vào sự tiến bộ của y học mà điều trị tình trạng đau nhức xương khớp tê bì chân tay hiện nay không còn là nỗi lo đáng ngại nữa.

1. Tê bì tay chân là gì?

Tê bì là cảm giác giảm nhẹ hoặc mất một số cảm giác của cơ thể do sự chèn ép các dây thần kinh hoặc do thiếu máu đến các chi. Các nguyên nhân khác như chấn thương, nhiễm trùng,… cũng có thể gây ra tình trạng này.

Cảm giác trong trường hợp này có thể là phản ứng với các kích thích từ nhiệt độ, cảm giác đau do tín hiệu từ các thụ thể cảm giác gửi đến não có vấn đề. Bất cứ đâu trên cơ thể cũng có thể bị tê, tuy nhiên thường thấy nhất là cơ các chi, các bộ phận như bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân. Đôi khi tê bì chân tay còn kèm theo cảm giác ngứa ran, cảm giác như kim châm.

2. Triệu chứng đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là gì?
Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là gì?

Người bệnh đau nhức xương khớp tê bì chân tay thường có các triệu chứng khác nhau, ngoài tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân người bệnh còn có các triệu chứng khác như tê bì chân tay không cảm giác, đau như kim chích, đau như điện giật ở các vùng ngón tay, ngón chân, cổ tay, cổ chân, cẳng tay, cẳng chân, đùi,…

Một số người có các cơn đau nhưng chỉ xuất hiện một vài phút rồi lại hết, rồi lại bị tái phát. Các cơn đau còn xuất hiện sau khi người bệnh làm việc nặng nhọc, bị căng thẳng thần kinh hoặc cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột.

Nhìn chung, với người bệnh thường có những cơn đau nhẹ ban đầu nhưng dần bị tê bì, tê cứng tay chân, khiến họ vận động khó khăn, thậm chí có thể bị chuột rút. Càng về sau khi các cơn tê buốt trở nên mạnh hơn, người bệnh sẽ có nguy cơ bị mất khả năng vận động ở các khớp xương.

3. Đối tượng thường gặp tình trạng đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Bất kỳ ai cũng có thể gặp tình trạng tê bì chân tay, tuy nhiên mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy từng đối tượng và nguyên nhân bệnh. Một số đối tượng có nguy cơ cao bị tê bì chân tay bao gồm:

Người cao tuổi: Ở người lớn tuổi, tình trạng thoái hóa của các cơ quan diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là hệ thần kinh và xương khớp. Sự thoái hóa tại các vị trí này có thể dẫn đến rối loạn hoặc chèn ép hoạt động các dây thần kinh. Hậu quả sự dẫn truyền xung thần kinh bị rối loạn có thể dẫn đến nhiều triệu chứng như: tê chi, ngứa ran, cảm giác kim châm,…

Xem thêm: Đau nhức xương khớp ở người già nguyên do đâu và cách điều trị

Phụ nữ sau sinh: Phụ nữ có thai đặc biệt là từ tháng thứ 5 trở đi thường có hiện tượng tê buốt chân tay, châm chích. Nguyên nhân là do thai nhi phát triển lớn chèn ép các mạch máu và các dây thần kinh dẫn đến chân tay hay bị tê mỏi. Một lý do khác là trong thai kỳ, phụ nữ thường ít vận động, chế độ dinh dưỡng bị thay đổi nên cũng có thể là những nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng tê bì chân tay.

Bệnh nhân rối loạn chuyển hoá: Nhiều bệnh lý mạn tính liên quan đến sự chuyển hóa các chất có thể là nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay. Một số bệnh như đái tháo đường, mỡ máu cao,…thường hay gây nên tình trạng này. Nguyên nhân là do trong các bệnh lý này, các vi mạch máu và dây thần kinh bị thiếu hụt dưỡng chất hoặc bị tổn thương dẫn đến thiếu máu đến chi hoặc rối loạn dẫn truyền thần kinh.

Khi mắc phải các bệnh lý chuyển hóa, có thể áp dụng nhiều cách phòng ngừa như tập thể dục, chỉnh sửa tư thế ngủ, ăn uống điều độ để phòng ngừa tình trạng tê bì chân tay.

Người ít vận động và người làm việc quá sức: Khi vận động thì máu huyết sẽ được lưu thông đều đến các cơ quan, do đó hạn chế được tình trạng tê bì chân tay do thiếu máu đên các chi. Một số người có tính chất công việc phải ngồi lâu, ít đi lại như giáo viên, tài xế đường dài,… có thể gây chèn ép các dây thần kinh kéo dài gây ra các cảm giác tê mỏi chân tay.

Người suy dinh dưỡng: Tê bì chân tay có thể là do thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đặc biệt là các vitamin nhóm B, kali, calci. Nếu thiếu hụt các vitamin như B1, B6, B12, E thì hệ thần kinh rất dễ bị tổn thương và rối loạn và gây nên tình trạng tê bì chân tay. Do đó, ở người bị suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh khiến cho việc ăn uống kém hiệu quả có thể gây ra tê bì chân tay.

Người nghiện rượu bia: Sự chuyển hóa chất cồn trong cơ thể tạo ra các sản phẩm trung gian như các aldehyde gây độc thần kinh có thể gây nên tình trạng tê bì chân tay.

4. Các biến chứng thường gặp của đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Tê bì chân tay mức độ nhẹ có thể hết sau vài ngày thậm chí là vài phút sau khi sửa đổi tư thế. Tuy nhiên, sự tê bì diễn ra trong một số bệnh lý nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như:

Nhiễm trùng: khi tay chân bị tê sẽ làm giảm cảm giác đau nên đôi khi bệnh nhân bị tổn thương nhưng không nhận ra để có hướng sát trùng phù hợp. Do đó, vết thương có thể nhiễm trùng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nhất là trong trường hợp tê chân tay do đái tháo đường thì vết thương rất nhanh chóng lan rộng và có trường hợp đã phải cắt bỏ chi.

Liệt chi: khi thiếu máu đến các chi hoặc các dây thần kinh bị đè nén lâu dài có thể dẫn đến rối loạn vận động các chi, lâu dần có thể dẫn đến yếu cơ, liệt chi hoàn toàn.

5. Đau nhức xương khớp tê bì chân tay được chẩn đoán bằng cách nào?

Tê bì chân tay là dấu hiệu phổ biến của nhiều bệnh lý, vì vậy chẩn đoán trong trường hợp này chủ yếu là các phương pháp để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng tê bì chân tay để có phương án điều trị phù hợp. Một quy trình chẩn đoán thông thường bao gồm 3 bước là:

5.1. Điều tra bệnh sử

Các thông tin như tình trạng sức khỏe, tiểu sử các bệnh lý khác, thời điểm bắt đầu xuất hiện triệu chứng tê bì chân tay, tiền sử chấn thương, đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tai.

5.2. Khám sức khỏe lâm sàng

Bác sĩ kiểm tra phản xạ, sức mạnh cơ bắp và các chức năng cảm giác của bệnh nhân để đánh giá mức độ tê bì chân tay. Kết hợp cùng với bệnh sử của bệnh nhân để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

5.3. Xét nghiệm chẩn đoán

Để chắc chắn lại chẩn đoán thì sau 2 bước trên bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm để đánh giá chức năng dây thần kinh và mạch máu.

  • Điện cơ để đo lường mức độ của cơ bắp.
  • Chụp X-quang.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI.
  • Chụp cắt lớp vi tính CT Scan.

6. Nguyên nhân đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Nhìn vào các cơn đau xương khớp tê bì chân tay, các chuyên gia và bác sĩ đã chia nguyên nhân gây đau nhức xương khớp tê bì chân tay thành hai loại nguyên nhân là nguyên nhân thông thường và nguyên nhân bệnh lý:

6.1. Nguyên nhân thông thường

  • Tuổi tác đã cao và các khớp xương bắt đầu bị lão hóa
  • Thường xuyên làm việc ngồi một chỗ hoặc đứng một chỗ
  • Bưng bê, khuân vác đồ nặng thường xuyên
  • Thường xuyên làm việc trong môi trường có máy lạnh, ít vận động
  • Chơi thể thao sai kỹ thuật, không khởi động trước khi tập luyện
  • Ảnh hưởng của thời tiết như bị nhiễm lạnh đột ngột cũng khiến cơ thể dễ bị đau nhức ở các khớp xương.

6.2. Nguyên nhân bệnh lý

Có nhiều nguyên gây ra đau nhức xương khớp tê bì chân tay
Có nhiều nguyên gây ra đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Nguyên nhân bệnh lý phổ biến nhất chính là do đã mắc các bệnh về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cổ,…

Những người này thuộc nhóm đối tượng dễ dàng mắc đau nhức và tê bì chân tay nhiều nhất, ngoài ra chính các dây thần kinh điều khiển vận động bị đè nén nên mới gây ra tê bì chân tay.

Những người phụ nữ mang thai, trẻ em, người ốm yếu,.. nếu nhưng không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như vitamin B12, canxi, kali, magie,… cũng đều có nguy cơ đau nhức xương khớp tê bì chân tay.

Một số người mắc các bệnh về dây thần kinh như viêm đa dây thần kinh, viêm đa thần kinh cũng đều là những nguyên nhân khiến họ dễ mắc tình trạng này cao hơn so với người bình thường.

Nguyên nhân thứ tư dẫn đến đau nhức xương khớp tê bì chân tay chính là người bị rối loạn chuyển hóa (mắc một số bệnh như tiểu đường, gout, đái tháo đường, mỡ máu, béo phì,..) cũng khiến cho các dây thần kinh bị tổn thương và gây nên chứng đau nhức kèm tê bì chân tay.

Ở một số người bị nhiễm độc, nhiễm hóa chất hay nhiễm vi khuẩn, vi rút có hại cũng đều có nguy cơ bị tình trạng đau nhức xương khớp.

7. Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Tê bì chân tay là một tình trạng rối loạn sinh lý ở mức độ nhẹ và rất hay gặp nên bên cạnh việc điều trị hợp lý thì cũng nên áp dụng một số biện pháp để phòng ngừa tê bì chân tay để tránh tái phát lại tình trạng này. Người bệnh nên xây dựng cho mình một môi trường sống tích cực, lành mạnh và một chế độ dinh dưỡng hợp lý khoa học.

Xoa bóp các chi: đây là một biện pháp đơn giản mà hữu hiệu trong việc cải thiện lưu lượng máu đến các chi, có thể xoa thêm dầu gió để tăng hiệu quả xoa bóp.

Chườm nóng lạnh: chườm lạnh và chườm nóng cũng được nhiều người ứng dụng để giảm tình trạng tê bì chân tay. Tuy nhiên cần điều chỉnh nhiệt độ thích hợp, không quá nóng cũng không quá lạnh, không nên để tiếp xúc trực tiếp giữa đá với da gây kích ứng mà nên bao lại bằng một cái khăn hoặc túi chườm chuyên dụng.

Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng điều độ: có chế độ dinh dưỡng thích hợp cung cấp đủ mọi dưỡng chất cho cơ thể đặc biệt là các vitamin B, calci, kali. Ngủ đủ giấc để các tổn thương thần kinh được phục hồi.

Hạn chế sử dụng nhiều rượu bia: người không sử dụng rượu bia nhiều thường ít có khả năng tê bì chân tay hơn người nghiện rượu.

Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên để cải thiện lưu lượng máu và thể lực của bạn. Hạn chế ngồi quá lâu một vị trí, một tư thế mà hãy cố gắng nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng để quá trình lưu thông máu dễ dàng hơn.

Nên rèn luyện thể dục thể thao hằng ngày
Nên rèn luyện thể dục thể thao hằng ngày

8. Cách điều trị đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Người đau nhức xương khớp tê bì chân tay hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị để giúp giảm bớt các cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều thuốc điều trị đau nhức xương khớp sẽ khiến sức khỏe dễ gặp các tác dụng phụ và ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Vì thế, tin dùng và sử dụng các sản phẩm đến từ thiên nhiên là biện pháp hữu hiệu nhất. Tiêu biểu, chính là bộ sản phẩm Crux.

Bộ sản phẩm Crux giúp cải thiện tình trạng tê bì chân tay
Bộ sản phẩm Crux giúp cải thiện tình trạng tê bì chân tay

Bộ sản phẩm Crux là sự kết hợp độc đáo từ viên uống Cruxkem thoa Crux, cơ chế hoạt động của bộ sản phẩm đến từ sự tác động đến từ hai nhóm: Nhóm tái tạo cấu trúc của khớp với các thành phần Collagen tuýp 2 không biến tính, Sodium hyaluronate và nhóm giảm đau, kháng viêm mạnh với các thành phần chiết xuất nhũ hương, Novasol curcumin.

Bộ sản phẩm Crux sẽ không chỉ giúp hỗ trợ giảm đau hiệu quả cho người bệnh, mà còn giúp giảm hoàn toàn các nguyên nhân gây nên bệnh. Nhờ sử dụng công nghệ tiên tiến nhất là công nghệ Novasol (giúp người dùng hấp thụ tốt hơn đến 185 lần lượng curcumin so với nano curcumin thông thường) đến từ Đức, bộ sản phẩm Crux sẽ giúp cho người bệnh hồi phục sức khỏe trong thời gian sớm nhất và hỗ trợ giảm đau nhanh trong vòng 10 ngày và giảm hẳn các cơ đau chỉ với 4 tuần sử dụng.

Lời kết

Việc nhận biết và biện pháp khắc phục sớm cũng rất quan trọng trong việc đẩy lùi căn bệnh xương khớp ngày càng phổ biến này. Nếu bạn đang có dấu hiệu hoặc thắc mắc về bệnh xương khớp thì hãy gọi ngay hotline 19007061 hoặc điền form để được Dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan

    Mối nguy hiểm từ chứng đau nhức xương khớp ở người trẻ

    Đau khớp cổ tay – Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

    Đau nhức xương khớp sau sinh – tình trạng thường gặp ở chị em

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ