Tăng acid uric máu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân gây nên tình trạng acid uric tăng và cách điều trị phòng ngừa bệnh hiệu quả

Bạn có biết rằng tăng acid uric máu tăng cao là dấu hiệu chỉ điểm của căn bệnh gout không? Không những thế đây còn là mầm mống liên quan tới các bệnh chuyển hóa và tim mạch khác. Mọi người thường chủ quan và xem nhẹ sự thay đổi này. Vậy qua bài viết dưới đây, bạn sẽ hiểu tăng acid uric máu là gì, nguyên nhân ở đâu, từ đó nhận thức và thay đổi tích cực trong lối sống của chính mình.

1. Acid uric là gì?

Acid uric là một acid yếu, với pKa từ 5.75-10.3, đây là sản phẩm chuyển hóa của nhân purine – một trong những bazơ nitơ tạo nên DNA và ARN của cơ thể chúng ta.

Purine có nguồn gốc từ cả nội và ngoại sinh. Với nguồn gốc nội sinh, chúng có mặt trong các thức ăn như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản,… còn ở nguồn gốc nội sinh, purine được hình thành từ quá trình dị hóa.

Mặt khác acid uric có tính tan thấp, khi đạt nồng độ bão hòa sẽ xuất hiện tinh thể hình kim dễ lắng đọng trong các khớp, thận, mô mềm. Sự lắng đọng này là nguồn gốc của căn bệnh gout phổ biến.

Tăng acid uric máu làm hình thành nên bệnh gout
Tăng acid uric máu làm hình thành nên bệnh gout

2. Tăng acid uric máu là gì?

Tăng acid uric máu được định nghĩa là mức acid uric huyết tương lớn hơn 6,8 mg/dL ở nhiệt độ sinh lý và pH trung tinh của cơ thể. Mức acid uric bình thường là 2,4-6,0 mg/dL (nữ) và 3,4-7,0 mg/dL (nam), giá trị này sẽ thay đổi khác nhau giữa các phòng thí nghiệm.

Việc phát hiện nồng độ acid uric máu rất có ý nghĩa trong việc phát hiện dấu hiệu bệnh gout hoặc dựa vào đó để theo dõi khi bạn điều trị hóa trị, xạ trị.

3. Nguyên nhân của tăng acid uric máu

3.1. Chế độ ăn uống không hợp lý

Như đề cập ban đầu, vấn đề về chế ăn uống và dinh dưỡng là yếu tố phổ biến thường gặp ở tăng acid uric máu với các thức ăn chứa nhiều purine và fructose. Có nghiên cứu, đã chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh Gout và lượng đường fructose tiêu thụ, rằng nguy cơ sẽ tăng gấp đôi nếu ta gia tăng sử dụng. Đặc biệt fructose cũng là cacbonhydrat duy nhất ảnh hưởng đến sự chuyển hóa acid uric này.

3.2. Thuốc

Cytotoxic (thuốc độc tế bào) được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách ức chế sự phân chia tế bào trong điều trị bệnh bạch cầu, một số u lympho và khối u não ở trẻ em,… Nhóm thuốc này làm tăng acid uric máu do giảm thải trừ qua nước tiểu và có thể kèm gây tăng hủy tế bào.

3.3. Yếu tố di truyền

Thiếu hụt enzyme glucose-6-phosphate hoặc bệnh dự trữ glycogen loại I (GSDI), là một nhóm các bệnh chuyển hóa di truyền, bao gồm các loại Ia và Ib, đặc trưng bởi khả năng chịu đựng kém với việc nhịn ăn, chậm lớn và gan to do tích tụ glycogen và chất béo. Từ đó gây ra các biến chứng muộn ở gan và thận, dẫn đến giảm độ lọc cầu thận gây tăng acid uric.

Thiếu HPRT ( hội chứng Lesh-Nyhan): HPRT là enzyme có vai trò tái thu hồi guanine và hypoxanthine, nếu thiếu đi enzyme này sẽ tạo ra acid uric.

Vai trò của HPRT trong chuyển hóa purin
Vai trò của HPRT trong chuyển hóa purin

3.4. Sử dụng nhiều rượu bia

  • Sự phân hủy nucleotide purine trong quá trình dị hóa ethanol dẫn đến ức chế bài tiết urat ở thận bởi acid lactic. Việc acid hóa nước tiểu bởi lactic acid làm giảm thải trừ acid uric và tăng khả năng lắng đọng các tinh thể urat tại các viêm bao khớp và tophi.
  • Nguyên liệu Houblon có trong bia giúp cải thiện mùi vị, tăng khả năng tạo bọt và có màu vàng đẹp mắt rất giàu lượng purine, đặc biệt thành phần guanosine một trong những purine được tìm thấy nhiều nhất ở bia.

3.5. Giảm bài tiết acid uric ở thận

Một số bệnh lý phổ biến hiện nay như tăng huyết áp, tim mạch thì việc điều trị bằng nhóm thuốc lợi tiểu là thiết yếu. Khi bạn sử dụng nhóm thuốc này trong một thời gian dài sẽ dẫn đến việc tăng acid uric máu do giảm bài tiết ở thận. Ở đây ta cần lưu ý đến nhóm thuốc lợi tiểu sau:

  • Thiazide: hydroclorothiazid, chlorothiazid
  • Lợi tiểu quai: Furosemide, etha crynic acid
  • Salicylate liều thấp: đây là một dẫn xuất của salicylic acid, thuộc nhóm NSAIDs có tác dụng giảm đau, hạ sốt và kháng viêm. Lưu ý sự thay đổi acid uric máu được ghi nhận tăng khi aspirin được dùng với liều lượng thông thường không kê đơn, đó là hai viên 325 mg mỗi bốn giờ. Aspirin liều cực thấp 75-81 mg mỗi ngày, sẽ không làm thay đổi đáng kể nồng độ acid uric.
  • Cùng một số các thuốc khác: ethambutol, levodopa và acid nicotinic (vitamin PP).

Không chỉ ở bệnh thận đa nang, mà suy thận mạn tính gây ảnh hưởng đến bài tiết acid uric ở thận, mà tăng huyết áp – một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay, nếu không được kiểm soát, sẽ tạo áp lực cao cho cầu thận từ đó làm giảm độ lọc, tăng nguy cơ và tốc độ tiến triển của bệnh thận mạn.

4. Các triệu chứng của tăng acid uric máu

Tăng acid uric máu không triệu chứng: bạn có thể không gặp phải bất kì dấu hiệu nào, trong trường hợp này việc thay đổi lối sống tích cực là cần thiết. Tăng acid uric máu có triệu chứng:

Sưng đau các khớp: Khi cơ thể có nhiều acid uric chúng sẽ gây sưng, đau, tấy đỏ tại các khớp xương trên cơ thể. Thông thường nếu bị bệnh gout, khớp ở ngón chân cái sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên gây sưng đau dữ đội. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các khớp gối, mắt cá chân, khớp bàn tay, đau khớp cổ tay, khớp khuỷu tay… những cơn đau kéo dài dai dẳng gây khó chịu và diễn ra chủ yếu vào ban đêm.

Tiểu khó, tiết rắt: Thận là cơ quan chính đào thải axit uric. Khi acid uric tăng cao sẽ gây tắc nghẽn ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang, tắc nghẽn niệu quản sẽ khiến cho cơ thể khó chịu khi tiểu rắt, tiểu ra máu, nước tiểu có chứa các hạt cát nhỏ.

Huyết áp tăng cao: Nồng độ acid uric tăng cao cũng góp phần thúc đẩy huyết áp tăng thông qua những thay đổi được tạo ra trong nội mô của mạch máu.

Da bị đỏ, ngứa và bong tróc: Nồng độ acid uric cao là một trong nguyên nhân gây nên bệnh gout. Bệnh sẽ khiến da ở các khớp bị đỏ trông như nhiễm trùng, gây ngứa ngáy muốn gãi và khiến cho vùng da bị bong tróc.

Xem thêm: Acid uric cao nên ăn gì và kiêng gì để hạ nhanh về mức bình thường

5. Điều trị tình trạng tăng acid uric máu như thế nào

5.1. Biện pháp giúp cải thiện tình trạng nồng độ acid uric cao

Kiểm soát tình trạng acid uric bằng chế độ ăn uống nhiều rau củ quả và các loại hạt
Kiểm soát tình trạng acid uric bằng chế độ ăn uống nhiều rau củ quả và các loại hạt

Việc làm giảm và duy trì acid uric ở mức cho phép là biện pháp hiệu quả để cải thiện triệu chứng này, đồng thời đây cũng là phương pháp để giải quyết các cơn viêm khớp gout do acid uric gây ra.

Sự liên quan mật thiết giữa acid uric và thực phẩm, góp phần đưa ra một vài biện pháp dưới đây giúp cải thiện triệu chứng:

  • Một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân bằng, chứa thực phẩm ít nhân purine như: ngũ cốc, rau xanh, sữa nguyên kem hoặc ít béo, nước, trái cây giàu vitamin C,..
  • Tránh dùng đồ uống có cồn > 2 đơn vị/ ngày với nam và > 1 đơn vị/ ngày với nữ.
  • Tốt nhất bạn nên sử dụng thực đơn dành cho người bệnh gout để tránh phải mất thời gian suy nghĩ, hay ăn nhầm những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe và dễ làm tăng cao thêm lượng acid uric.
  • Bên cạnh đó, bạn có thể dùng các biện pháp dân gian hỗ trợ tăng đào thải axid uric như dùng lá trầu không và nước dừa chữa gout hay đơn giản hơn là dùng các loại thực phẩm như lá lốt, lá tía tô,…

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý tránh làm việc dưới tình trạng căng thẳng trong một thời gian dài, thường xuyên tập thể dục và uống nhiều nước trong ngày để tình trạng tăng acid uric được cải thiện tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các loại thuốc giảm axit uric để duy trì nồng độ ở mức ổn định, trước khi dùng hãy nhớ tham khảo ý kiến của các bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng, việc lạm dụng thuốc có thể gây ra các rủi ro có hại cho sức khỏe.

Xem thêm: Bật mí 5 cách chữa bệnh gout bằng lá lốt đem lại hiệu quả

5.2. Baigute – Giải pháp cho người bị acid uric tăng cao

Viên uống Baigute hỗ trợ giảm acid uric và giảm tình trạng đau nhức do gout gây ra
Viên uống Baigute hỗ trợ giảm acid uric và giảm tình trạng đau nhức do gout gây ra

Việc tăng acid uric có thể là dấu hiệu cho căn bệnh gout của bạn do đó giải pháp hỗ trợ bằng thực phẩm chức năng rất có lợi ích với người bệnh. Baigute với 100% dược liệu được chuẩn hóa từ:

  • Chiết xuất nhũ hương được nhập khẩu từ Ấn Độ: chứa hoạt chất chính là boswellic acids có tác dụng kháng viêm mạnh giúp ngăn cản bạch cầu xâm nhập và phá hủy mô, bổ sung lượng máu đến các phần cơ bị viêm giúp sửa chữa các vùng bị hư hại do bệnh gout gây ra, kích thích sự phát triển của các mô sụn.
  • Chiết xuất hạt cần tây: chứa hoạt chất 3nB, luteolin, vitamin C và Kali giúp giảm viêm, giảm đau, giảm Acid uric máu được kiểm chứng bởi các giáo sư tiến sĩ người Mỹ.
  • Tơm trơng: chứa hơn 15 hoạt chất vô cơ, các nguyên tô vi lượng và phytosterol giúp tăng khả năng đào thải acid uric của thận, ổn định acid uric máu.

Do đó Baigute giúp hỗ trợ hạ acid uric hiệu quả trong 4 tuần. Đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Kết luận

Tăng acid uric huyết không phải là một bệnh lý, nhưng tình trạng này nếu kéo dài theo thời gian sẽ gây ra hậu quả khôn lường dẫn đến căn bệnh gout và các bệnh lý khác. Đừng chủ quan với chỉ số acid uric máu cao trong cơ thể bạn, hãy bắt đầu với một lối sống “xanh” và kiểm tra định kì sức khỏe để có được một sức khỏe tốt bạn nhé !

Bạn đang lo lăng về tình trạng tăng acid uric máu. Đăng ký tư vấn cho Bác sĩ ngay hoặc gọi số Hotline 19007061 để được bác sĩ tư vấn cách chữa trị bệnh hiệu quả.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Xem thêm bài viết liên quan:

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ