Ngứa cổ họng ho về đêm có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó đang diễn ra ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống của bạn, đặc biệt là chất lượng giấc ngủ. Một số cách giảm ngứa cổ họng ho về đêm tại nhà đơn giản giúp bạn giảm đi phần nào sự mệt mỏi và lo lắng xoay quanh vấn đề này.
1. Nguyên nhân khiến bạn ngứa cổ họng ho về đêm
Ngứa cổ họng ho về đêm có thể chỉ là một sự phản ứng bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể là dấu hiệu, triệu chứng của một số bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
- Hen suyễn: Người bị hen suyễn thường có những triệu chứng khó thở, thở khò khè, ngứa cổ và ho. Các triệu chứng thường nặng hơn vào ban đêm hoặc sáng sớm.
- Cảm cúm: Ngứa cổ họng ho về đêm thường xuất hiện khi mắc phải cảm cúm thông thường, khi mà thời tiết thay đổi thất thường hoặc những thời điểm giao mùa. Bệnh thông thường có thể tự hết sau khoảng một tuần nhưng với nhiều người, nó có thể kéo dài hơn
- Trào ngược axit dạ dày thực quản: Người bị trào ngược axit dạ dày thực quản có tình trạng axit và dịch vị ở dạ dày đi đến vùng hầu họng, gây viêm ở đây và tạo ra các triệu chứng ngứa cổ họng, ho.
- Dị ứng: Ngứa cổ họng ho về đêm có thể là một dấu hiệu cho thấy người có triệu chứng này bị dị ứng với một thứ gì đó, có thể là thức ăn, bụi bẩn. lông chó mèo, phấn hoa,…
- Viêm xoang: Người bị viêm xoang, phổ biến nhất là người bị xoang cạnh mũi thường có biểu hiện đau rát cổ, ngứa và ho về đêm.
- Viêm họng cấp tính: Tình trạng viêm họng cấp tính có thể xuất hiện riêng biệt hoặc đi kèm chung với viêm amidan, cím, phát ban,… gây khó chịu, ngứa cổ họng ho về đêm, cảm giác ớn lạnh,..
- Viêm họng hạt: Viêm họng hạt xảy ra gây nên các triệu chứng bao gồm ngứa cổ họng ho về đêm, có thể ho khan hoặc ho có đờm, cổ nổi hạch cứng và đau gây khó nuốt, mệt mỏi, chán ăn…
2. Cách giảm tình trạng ngứa cổ họng ho về đêm
Ngứa cổ họng ho về đêm khiến bạn tỉnh giấc và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn, kéo theo những vấn đề về sự tỉnh táo trong cả ngày hôm sau. Để giúp bạn, dưới đây là những cách giúp giảm tình trạng ngứa cổ họng ho về đêm kịp thời, đơn giản ngay tại nhà.
2.1. Súc miệng bằng nước muối ấm:
Sử dụng nước muối ấm súc miệng sẽ giúp thư giãn cổ họng, giảm ngứa và ho. Ngoài ra, nước muối cũng giúp bạn làm sạch và loại bỏ các chất khó chịu gây dị ứng nằm trong khoang miệng và vùng cổ họng.
- Hòa tan ½ muỗng cà phê muối với 250ml nước ấm. Ngậm và súc họng trong vòng 10 đến 15 giây rồi nhổ bỏ. Súc miệng 2 đến 3 lần mỗi ngày.
2.2. Ngủ kê cao đầu:
Ho có thể nghiêm trọng hơn khi bạn đi ngủ, do khi đó các chất nhầy có thể tích tụ ở cổ họng và gây khó chịu. Thay đổi tư thế ngủ một chút sẽ giúp ngăn chặn vấn đề này. Ngủ kê cao đầu hơn sẽ giúp giảm sự tishc tụ, giúp giảm ngứa và ho ban đêm.
2.3. Kết hợp mật ong và chanh:
Sử dụng mật ong hoặc mật ong kết hợp với vitamin C có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa sẽ giúp kìm hãm tác nhân gây ra ho và ngứa cổ họng hiệu quả.
Uống một thìa cà phê mật ong nguyên chất để giảm ho hoặc pha mật ong với nước chanh ấm vừa giúp giảm ngứa cổ họng ho về đêm vừa giảm các triệu chứng cảm lạnh khác.
2.4. Sử dụng gừng:
Gừng là gia vị phổ biến nhưng cũng là một vị thuốc xuất hiện nhiều trong các bài thuốc trị các vấn đề về đường hô hấp và tiêu hóa. Gừng có đặc tính chống viêm nên như đã nói, từ lâu đã được mọi người dùng để trị ho.
Sử dụng 20 đến 30 gram gừng, giã nát. Cho gừng vào cốc nước nóng thêm mật ong hoặc nước cốt chanh mật ong để pha trà sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm ngứa và giảm ho.
2.5. Uống sữa nghệ:
Nghệ chứa curcumin có khả năng kháng viêm mạnh. Uống một cốc sữa nghệ vào buổi tối sẽ giúp giảm triệu chứng ngứa cổ họng ho về đêm.
Trộn 1 thìa nhỏ bột nghệ với 250ml sữa. Đun sôi rồi để nguội rồi uống. Thực hiện mỗi buổi tối sẽ giúp bạn giảm ho, ngứa cổ.
2.6. Dùng dứa tươi:
Trong dứa có chứa bromelin làm tan chất nhầy và chống viêm, đặc biệt là ở phần lõi quả. Tuy nhiên, một số người có khả năng dị ứng với các thành phần trong dứa nên cần lưu ý khi sử dụng cách này. Sử dụng dứa tươi hoặc uống nước ép dứa để giảm ngứa họng và ho.
2.7. Uống trà cam thảo:
Cam thảo cũng là một vị thuốc thường dùng trong các bài thuốc đường hô hấp, giảm các triệu chứng ho, ngứa, rát cổ họng,.. Pha trà rễ cam thảo uống giúp làm dịu, giảm ngứa họng gây ho.
2.8. Xông hơi tinh dầu khuynh diệp:
Các loại tinh dầu như dầu khuynh diệp giúp làm dịu cổ họng và có khả năng kháng viêm, thông mũi và họng tốt.
Cho vài giọt tinh dầu vào máy xông hơi hay máy tạo độ ẩm để làm dịu và tươi mới không khí xung quanh sẽ giúp bạn thư giãn, giảm ngứa cổ họng ho về đêm.
2.9. Giữ ẩm, ấm cho cổ họng:
Họng khô, lạnh có thể gây ra ngứa và ho về đêm. Cung cấp đủ nước và giữ ấm cổ họng không chỉ làm giảm ho mà còn giảm các triệu chứng khác như sổ mũi hay hắt hơi.
Uống nước ấm, trà ấm, không ước nước lạnh, nước đá, ăn các thức ăn ấm nóng.
2.10. Uống trà thảo mộc:
Trà thảo mộc trong thành phần thường có các dược liệu giúp làm ấm cổ họng, kháng khuẩn, giảm ho. Uống các trà thảo mộc như cam thảo, tầm ma, bạch quả, đương quy, … sẽ giúp khắc phục hiệu quả.
2.11. Dùng cỏ xạ hương:
Các tinh dầu có trong cỏ xạ hương giúp giảm ho khan, viêm phế quản cũng như các vấn đề về tiêu hóa. Sự kết hợp giữa cỏ xạ hương với lá thường xuân là một phương pháp điều trị ho tốt, hiệu quả nhờ sự tăng nồng độ các chất oxy hóa giúp giảm viêm và ngứa cổ họng.
Sử dụng 5 đến 7 nhánh cỏ xạ hương đun trong 350ml nước. Cho ½ nước cốt quả chanh vào và đun liu riu nhỏ lửa, sôi nhẹ trong 5 phút. Tắt bếp để nguội một tí rồi cho mật ong vào để uống.
2.12. Dùng bạc hà:
Bạc hà có vị cay nóng, vị the mát, chứa các chất chống oxy hóa và nhiều chất khác như menthol giúp làm dịu cổ họng, dịu cơn ho và giảm ngứa, tiêu đờm.Giã nhuyễn một nắm lá bạc hà tươi vắt lấy nước uống để giảm ho hoặc xay lá bạc hà với mật ong rồi hấp cách thủy để uống.
2.13. Sử dụng hành tây:
Trong hành tây có chứa nhiều tinh dầu, các tinh dầu này làm nên vị cay của hành và giúp sát khuẩn cho họng, giảm viêm, giảm ho và ngứa về đêm.
Lấy 2 đến 3 củ hành tây, bóc vỏ, rửa sạch rồi cắt nhỏ và ép lấy nước để uống. Nếu vị quá khó dùng, bạn có thể thử thêm mật ong hoặc đường phèn vào hành tây sắt nhỏ đem hấp cách thủy rồi lấy nước sau đó để uống.
2.14. Sử dụng tỏi:
Tỏi có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có giúp giảm các vấn đề về đường hô hấp.
Nhai 1 đến 2 tép tỏi sống hoặc giã nát tỏi và hấp cách thủy với 1 thìa cà phê mật ong để giảm đi mùi khó chịu của tỏi. Một cách khác là giã 2 hoặc 3 tép tỏi cho vào cốc nước sôi, đợt nguội rồi uống.
2.15. Viên ngậm:
Trên thị trường hiện nay có nhiều dạng viên ngậm làm từ các thảo dược, giúp giảm ho và ngứa cổ rất thuận tiện, dễ dùng mà mang lại hiệu quả rất tốt.
3. Ngăn chặn ngứa cổ họng ho về đêm:
Có nhiều tác nhân mà bạn tiếp xúc hay nhiều thứ bạn sử dụng trong ngày là nguyên nhân khiến cho việc ngứa cổ họng ho về đêm diễn ra. Để ngăn chặn nó, bạn nên lưu ý những điều dưới đây:
- Ngưng hút thuốc, tránh xa khói thuốc lá
- Giảm uống nước lạnh, nước đá
- Tránh các chất kích thích như rượu bia, cà phê
- Rửa tay thường xuyên trong mùa lạnh, cúm
- Giữ ấm cổ lúc ngủ, không để cổ bị lạnh
- Che chắn cẩn thận khi ra ngoài trong thời tiết lạnh giá
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng
Lời kết:
Mặc dù ngứa cổ họng ho về đêm thường được làm giảm bằng cách dùng thuốc nhưng bên cạnh đó nó có thể được làm giảm, khắc phục dễ dàng ngay tại nhà. Hy vọng qua bài viết, bạn biết thêm được nhiều thông tin thú vị và bổ ích.