Khô khớp gối: Nguyên nhân dẫn đến và phương pháp cải thiện

Hình minh họa giữa khớp bình thường và bị khô khớp

Sinh hoạt hằng ngày của bạn bị gián đoạn hay những giấc ngủ trăn trở không yên do xương khớp bị đau nhức. Một trong những căn bệnh xương khớp là khô khớp gối. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu tất tần tật những điều cần biết về căn bệnh này.

1. Khô khớp gối là gì?

Tình trạng khớp gối bị khô
Tình trạng khớp gối bị khô

Khô khớp gối là một triệu chứng của bệnh lý khớp. Đây là hiện tượng do khớp không thể tiết ra hoặc tiết ra ít dịch khớp (chất nhờn) để bôi trơn khớp, khiến khớp hoạt động khó khăn. Bệnh thường đi kèm các dấu hiệu như khớp xương phát ra tiếng kêu lục cục, lạo xạo khi vận động, đi đứng, leo cầu thang, chạy nhảy, rất dễ bị giãn cơ, giãn dây chằng… Đồng thời khô khớp cũng có thể xuất hiện các triệu chứng như sưng, nóng đỏ, các cơn đau khớp kéo dài, cảm giác mệt mỏi, vận động đặc biệt khó khăn vào buổi sáng, cơ thể uể oải, chán ăn, ngủ không ngon giấc.

2. Nguyên nhân của khô khớp gối

2.1. Do tổn thương sụn khớp và xương ở dưới sụn

Khi bị chấn thương hay xương bị thoái hóa rất dễ khiến cho bề mặt sụn khớp, xương ở dưới sụn mất đi sự trơn, nhẵn. Lúc này xương sẽ trở nên mỏng manh, sần sùi, giảm sự đàn hồi giữa các khớp và rất dễ dẫn đến nứt, vỡ. Thời gian lâu dần, phần sụn này sẽ bị khô, phần xương sẽ ma sát trực tiếp với nhau và gây ra những cơn đau nhức xương khớp khó chịu.

2.2. Giảm tiết dịch khớp

Giảm tiết dịch khớp là nguyên nhân dẫn đến đau xương khớp
Giảm tiết dịch khớp là nguyên nhân dẫn đến đau xương khớp

Tuổi tác càng cao chính là nguyên nhân khiến xương khớp bị lão hóa dần, dịch khớp bôi trơn cũng ngày càng giảm đi, gây ra chứng khô khớp, làm đau nhức khớp gối mỗi khi vận động.

2.3. Chế độ ăn uống và môi trường làm việc

Nếu bạn sở hữu một chế độ ăn uống không lành mạnh và khoa học như thiếu hụt canxi và các chất cần thiết giúp bộ xương chắc khỏe như vitamin D,…Sử dụng rượu bia, chất kích thích, môi trường làm việc nặng phải bê vác nhiều,…cũng khiến cho khớp xương bị ảnh hưởng, gây ra nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp biểu hiện rõ rệt ở việc khô khớp gối.

2.4. Chấn thương

Trong quá trình làm việc hằng ngày hoặc chơi các môn thể thao cũng dễ xảy ra chấn thương không đáng có, làm ảnh hưởng ít nhiều đến khớp gối. Những chấn thương ngày sẽ làm cho dịch khớp bị khô, sụn khớp bị bào mòn, tổn thương đến cuộc sống và sinh hoạt về sau, nhất là khi tuổi già.

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên thì thoái hóa xương, béo phì, vô hóa vùng khớp gối, trật khớp gối, hay viêm khớp gối do vi khuẩn thâm nhập tấn công…cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô khớp gối.

3. Khô khớp gối thường có những triệu chứng nào?

Đau, sưng, đỏ gối là dấu hiệu khô khớp gối
Đau, sưng, đỏ gối là dấu hiệu khô khớp gối

Khi khớp gối không được bôi trơn làm tăng ma sát giữa các đầu xương, lâu ngày sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu sau đây:

  • Đau khớp gối: Khớp gối đau nhức dữ dội mỗi khi vận động đột ngột hay khi khuân vác một vật nặng. Cơn đau có thể tự phát lúc thời tiết thay đổi, thường là nữa đêm về sáng hoặc khi trời trở lạnh.
  • Sưng đầu gối: Khi các đầu xương không được bôi trơn khi hoạt động rất dễ tổn thương và khởi phát các phản ứng viêm. Đặc trưng của phản ứng này là các triệu chứng sưng, đau, nóng, đỏ tại các khớp ảnh hưởng.
  • Cứng khớp gối: Khớp gối khó gập duỗi sau một thời gian dài không vận động chẳng hạn như khi ngồi làm việc suốt nhiều giờ đồng hồ hoặc sau một đêm dài ngủ dậy.
  • Nghe âm thanh lạ tại khớp gối: Khi vận động, bệnh nhân khô khớp gối thường nghe thấp các tiếng lụp cụp tại khớp gối. Nguyên nhân là do khớp không được bôi trơn đầy đủ nên vận hành không trơn tru, các tổn thương tích luỹ lâu ngày có thể làm biến dạng khớp, khiến cho các xương va chạm vào nhau tạo ra âm thanh.

4. Đối tượng dễ mắc phải tình trạng khô khớp gối

Khô khớp gối là một trong những bệnh lý không quá hiếm gặp có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên một số đối tượng sau đây có nguy cơ bị khô khớp gối cao hơn so với người bình thường:

  • Người thừa cân, béo phì, có chế độ ăn nhiều dầu mỡ động vật, người lười vận động.
  • Người nghiện rượu bia, thuốc lá, cà phê.
  • Người có tiền sử chấn thương, viêm hoặc các bệnh lý khác liên quan đến khớp gối.
  • Người lớn tuổi (trên 60 tuổi), phụ nữ mãn kinh.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh khô khớp gối.
  • Người lao động nặng nhọc, thường tạo nhiều áp lực lên khớp gối.
  • Người có chế độ dinh dưỡng kém, suy dinh dưỡng, người hay bị stress.

5. Bệnh khô khớp gối có nguy hiểm hay không?

Hình minh họa giữa khớp gối bình thường và bị khô khớp
Hình minh họa giữa khớp gối bình thường và bị khô khớp

Đây là thắc mắc mà nhiều người đặt ra. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nếu không chữa trị, bệnh lâu ngày cũng dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

  • Đau nhức khó chịu, bệnh tình kéo dài không thuyên giảm.
  • Vận động khó khăn, di chuyển, chạy nhảy kéo duỗi cơ cũng khiến bạn phải chịu những cơn đau nhức.
  • Nếu tình trạng khớp gối bị khô diễn ra trong thời gian dài thì bệnh sẽ nặng hơn, gây ra tình trạng teo cơ xung quanh khớp gối, chân cũng có thể bị cong veo, biến dạng, đi khập khiễng.
  • Liệt khớp gối là một biến chứng nguy hiểm của trình trạng khô khớp gối, có thể dẫn đến tình trạng tàn phế cả đời.
  • Gây nên những biến chứng ảnh hưởng đến dây thần kinh trong đó có dây thần kinh tọa, gây ra đau nhức thắt lưng và toàn thân, bệnh khó điều trị.

6. Các phương pháp dùng để chữa trị tình trạng khô khớp gối

Khô khớp gối không phải là một bệnh lý dễ điều trị dứt điểm, muốn điều trị nhanh phải phối hợp giữa điều trị nội khoa và áp dụng các biện pháp tự điều trị tại nhà để gia tăng hiệu quả điều trị. Các phương pháp điều trị khô khớp gối thường được sử dụng dưới đây.

6.1. Điều trị tại nhà

Chườm lạnh giúp cải thiện các triệu chứng khô khớp gối
Chườm lạnh giúp cải thiện các triệu chứng khô khớp gối

Các phương pháp này nhằm mục đích điều chỉnh lối sống, thói quen giúp cải thiện các triệu chứng khô khớp gối, tạo điều kiện để cơ thể nhanh chóng phục hồi những tổn thương, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của khô khớp gối. Các phương pháp này thường được kết hợp song song khi điều trị bằng thuốc để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh. Một số phương pháp điều trị khô khớp gối tại nhà thường được khuyến cáo là:

  • Chườm nóng: Nhiệt độ nóng kích thích các mạch máu tại khớp gối giãn nở, làm tăng lưu lượng máu đến khớp gối để cung cấp các dưỡng chất giúp khớp gối nhanh chóng phục hồi những hư tổn. Nhiệt độ nóng còn giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức tạm thời tại khớp gối. Cách thực hiện: sử dụng túi chườm nóng chuyên dụng hoặc dùng khăn nhúng nước ấm rồi chườm lên đầu gối bị đau cho đến khi không cảm thấy hơi ấm nữa, áp dụng cách này 3 lần/ngày hoặc chườm khi gối có cảm giác đau để cải thiện tình trạng khô khớp gối.
  • Chườm lạnh: Trong những ngày thời tiết oi bức thì chườm lạnh là một phương pháp được ưu tiên lựa chọn. Nhiệt độ lạnh giúp gây tê tạm thời vị trí đau, cải thiện các triệu chứng khó chịu ở bệnh nhân đau khớp gối. Khi chườm nên dùng một túi vải hoặc túi chườm lạnh chuyên dụng để chườm lên đầu gối bị ảnh hưởng, tránh việc tiếp xúc trực tiếp giữa đá và da có thể gây kích ứng.
  • Vật lý trị liệu: Nhiều bài tập vật lý trị liệu được thiết kế để cải thiện hoạt động khớp gối, tăng trương lực cơ, ngăn ngừa biến chứng cứng khớp, teo cơ. Nên tham khảo ý kiến của nhà vật lý trị liệu để có lộ trình và bài luyện tập phù hợp.
  • Châm cứu: Việc kích thích các huyệt đạo bằng kim châm giúp cơ xương khớp được thư giãn, cải thiện tuần hoàn máu đến khớp gối, cải thiện các triệu chứng đau nhức khớp gối.
  • Massage: Xoa bóp kèm với dầu xoa giúp làm nóng các khớp, cải thiện tuần hoàn máu, tạo điều kiện để khớp bị ảnh hưởng nhanh chóng phục hồi.

6.2. Điều trị bằng thuốc

Hiện nay chưa có thuốc nào đặc trị để tiệt trừ dứt điểm tình trạng khô khớp gối. Các thuốc thường được sử dụng hiện nay thường là các thuốc điều trị triệu chứng như giảm đau hoặc bổ sung dịch hoạt khớp cho đầu gối:

Nhóm thuốc giảm đau: Tuỳ thuộc vào mức độ đau, có kèm theo sưng viêm hay không mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau phù hợp với từng trường hợp. Các nhóm thuốc giảm đau thường hay được sử dụng để điều trị khô khớp gối bao gồm:

  • Paracetamol: Hoạt chất có tác dụng ức chế cảm giác đau mức độ nhẹ đến trung bình, hiệu lực kéo dài từ 4-6 tiếng cho mỗi 500mg hoạt chất. Sử dụng quá nhiều hoạt chất này trong một thời gian dài có thể làm tổn thương gan.
  • Nhóm giảm đau, kháng viêm non-steroid: Để giảm đau và cải thiện các triệu chứng viêm khớp gối các cơn đau mức độ trung bình. Nhóm này thường làm tăng acid dạ dày nên thường uống kèm với các thuốc bảo vệ dạ dày. Các hoạt chất thường gặp trong nhóm bao gồm: Ibuprofen, meloxicam, diclofenac,…
  • Nhóm kháng viêm steroid: Thường dùng bằng đường tiêm vào khớp để giảm nhanh các cơn đau mức độ nghiêm trọng. Thuốc gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm liên quan đến các quá trình chuyển hoá trong cơ thể, cần sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ có chuyên môn cao.

Nhóm thuốc bổ sung chất nhờn cho khớp gối: Hoạt chất sử dụng chính là acid hyaluronic được tiêm thẳng vào khớp gối giúp bôi trơn, giảm ma sát giữa các khớp và cải thiện các triệu chứng bệnh.

Xem thêm: 7 loại thuốc điều trị tình trạng khô khớp hiệu quả

6.3. Phẫu thuật

Trong nhiều trường hợp, phải phẫu thuật nếu tình trạng khô khớp gối chuyển nặng
Trong nhiều trường hợp, phải phẫu thuật nếu tình trạng khô khớp gối chuyển nặng

Phẫu thuật khớp gối được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân khô khớp gối mức độ nghiêm trọng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc bệnh nhân có nguy cơ biến chứng cao. Lúc này bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố về mức độ, vị trí tổn thương, chi phí để lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

7. Cách để phòng ngừa tình trạng khô khớp gối

Bên cạnh việc điều trị thì bệnh nhân khô khớp gối nên áp dụng các biện pháp sau để gia tăng hiệu quả điều trị cũng như phòng ngừa bệnh ở người khoẻ mạnh:

  • Luyện tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, đi bộ là lựa chọn thích hợp cho bệnh nhân khô khớp gối.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, thường là 2-2,5 lít nước đối với người lớn.
  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, giảm thiểu áp lực trong cuộc sống.
  • Nên khớp động kỹ khớp gối trước khi tham gia vận động, chơi thể thao hay khuân vác vật nặng.
  • Ăn các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega-3, glucosamine để bảo vệ toàn diện hệ xương khớp nói chung và khớp gối nói riêng.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…

8. Người bị khô khớp gối thì nên ăn gì?

Thực đơn mà người mắc khô khớp gối nên sử dụng để cải thiện tình trạng bệnh
Thực đơn mà người mắc khô khớp gối nên sử dụng để cải thiện tình trạng bệnh

8.1. Ngũ cốc

Cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất cho cơ thể, làm chậm quá trình thoái hóa khớp và xương dưới sụn, làm giảm nhẹ các tác động phá hủy sụn khớp như gạo lứt, lúa mì, yến mạch, các loại đậu, mè,…

8.2. Sữa và các sản phẩm làm từ sữa

Sữa là nguồn cung cấp vitamin D tốt, giúp cải thiện chất lượng xương, đồng thời cung cấp collagen thủy phân vào quá trình tái tạo sụn.

8.3. Rau xanh và các loại hạt

Bổ sung chất dịch nhờn tự nhiên từ đậu bắp, rau mồng tơi,…hay những thực phẩm hỗ trợ tăng chất nhờn như bông cải xanh, đu đủ, cam, chanh, bử.

Các loại hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều,…giúp chống viêm, giảm đau, tăng dịch nhầy để khớp gối hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.

8.4. Sản phẩm Crux hỗ trợ cải thiện tình trạng khô khớp gối

Sản phẩm viên uống Crux giúp cải thiện tình trạng khô khớp khớp hiệu quả

Trên thị trường hiện nay, đã có rất nhiều loại thuốc ra đời nhằm giúp cải thiện tình trạng bệnh khô khớp gối. Crux của dược phẩm Dân Khang là một lựa chọn lý tưởng cho bạn. Sản phẩm giúp bổ sung dịch khớp, giúp khớp hoạt động trơn tru, không bị khô, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn khớp đồng thời giảm chấn động khi các khớp va chạm. Với Crux – tăng dịch khớp, giảm cơn đau.

Viên uống Crux giúp cải thiện tình trạng khô khớp gối
Viên uống Crux giúp cải thiện tình trạng khô khớp gối

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ nắm bắt nhiều hơn một số thông tin cũng như phương pháp chữa trị , cách chăm sóc về triệu chứng khô khớp gối để kịp thời chăm sóc thật tốt sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về xương khớp, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

    Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì? để không trở lên nặng hơn

    Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

    Các căn bệnh về xương khớp phổ biến nhất hiện nay

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ