Loãng xương nguyên do đâu và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Nguyên nhân gây nên tình trạng loãng xương

1. Bệnh loãng xương là gì?

Xương khỏe mạnh và xương bị loãng
Xương khỏe mạnh và xương bị loãng

Xương người được cấu tạo bởi các khoáng chất mà chủ yếu là Canxi tồn tại ở dạng Canxi phosphat. Các khoáng chất này liên kết lại với nhau tạo thành cấu trúc xương đóng vai trò nâng đỡ cơ thể. Xương không phải là một khối hoàn toàn đặc mà bên trong có chứa các khoảng trống nhỏ gọi là hóc xương, hình thành bởi sự tạo và huỷ xương đồng thời.

Loãng xương được định nghĩa là khi các lỗ xốp bên trong xương này gia tăng kích thước, hay nói cách khác là mật độ xương giảm, khi này xương sẽ trở nên yếu hơn, giòn hơn và dễ gãy hơn. Đa số các trường hợp loãng xương là do rối loạn quá trình hấp thu và sử dụng canxi của cơ thể, do đó việc bổ sung chất này một cách hợp lý có thể đóng vai trò trong việc phòng ngừa bệnh.

Bệnh loãng xương còn có tên gọi khác là bệnh giòn xương, là tình trạng xương ngày càng giòn và dễ bị tổn thương, dễ gãy dù chỉ là những va chạm hay chấn thương nhẹ do mật độ các chất trong xương  giảm dần. Ở phụ nữ độ tuổi sau mãn kinh và người già rất dễ bị gãy xương nguyên nhân chính là do bệnh loãng xương. Bất cứ xương ở bộ phận nào cũng có thể bị gãy xương bởi bị ảnh hưởng căn bệnh này, tuy nhiên thường gặp nhất là gãy xương hương hông, xương cổ tay hay xương cột sống.

Bệnh loãng xương thường được chia làm hai loại là loãng xương nguyên phát tức là đây là bệnh lý nền, tự thân nó xuất hiện và loãng xương thứ phát là loãng xương do một bệnh lý khác gây ra. Trong trường hợp loãng xương thứ phát, bên cạnh việc hỗ trợ điều trị loãng xương cần khắc phục bệnh lý dẫn đến tình trạng này để điều trị dứt điểm căn nguyên của bệnh.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng loãng xương

Nguyên nhân gây nên tình trạng loãng xương
Nguyên nhân gây nên tình trạng loãng xương

Calci và phosphate là hai khoáng chất rất cần thiết để cấu thành xương, nếu không cung cấp đủ hai khoáng chất này sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành các mô xương. Trong cơ thể người, xương là một bộ phận luôn trong trạng thái đổi mới, tái tạo xương mới và phá vỡ các xương cũ. Ở những người trẻ tuổi, quá trình này thường diễn ra nhanh hơn, ở tuổi 20 khối lượng xương của cơ thể cao nhất, khi về già, khối lượng xương sẽ giảm đi theo thời gian, gây nên bệnh loãng xương.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến loãng xương, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

Giới tính và tuổi tác: Theo thống kê trên toàn thế giới thì ở độ tuổi trên 50, cứ 3 người phụ nữ thì có một người bị loãng xương và cứ 5 người đàn ông thì có một người bị loãng xương. Nhìn chung ta có thể thấy phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn đàn ông khi tuổi tác cao. Nguyên nhân là do ở độ tuổi mãn kinh, sự suy giảm hormon sinh dục nữ khiến việc tổng hợp xương bị suy giảm, thay vào đó mức độ huỷ xương tăng cao làm suy giảm mật độ xương gây loãng xương.

Tỉ lệ nam và nữ mắc bệnh loãng xương
Tỉ lệ nam và nữ mắc bệnh loãng xương

Ăn uống thiếu chất: Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương, do đó khi thiếu hàm lượng chất này bổ sung vào cơ thể có thể dẫn đến tình trạng loãng xương. Việc thiếu hụt canxi có thể là do ăn thức ăn nghèo canxi, do biếng ăn, chán ăn, rối loạn tiêu hoá hoặc do việc sử dụng canxi để tổng hợp xương của cơ thể không hiệu quả.

Bên cạnh canxi thì vitamin D là một trong những dưỡng chất cần thiết cho hoạt động hình thành xương vì nó hỗ trợ khả năng hấp thu và sử dụng canxi của cơ thể. Vitamin D thường được cung cấp vào cơ thể ở dạng tiền vitamin D, sau đó dưới tác động của ánh sáng mặt trời mà chuyển thành dạng có hoạt tính, do đó đây còn được gọi là vitamin mặt trời.

Stress, căng thẳng kéo dài: Những người có tính chất công việc thường xuyên phải chịu áp lực về mặt tâm lý có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh loãng xương. Nguyên nhân là khi stress, cơ thể sẽ tiết ra các yếu tố nội sinh để tăng khả năng xử lý công việc, một trong số đó là các corticoid tiết ra từ tuyến thượng thận. Bên cạnh khả năng tăng sự tập trung thì corticoid có thể mang lại nhiều tác dụng phụ, trong đó có việc suy giảm khả năng tổng hợp xương từ canxi gây ra bệnh loãng xương.

Do di truyền: Loãng xương là một bệnh lý mất cân bằng tạo xương và trong nhiều trường hợp là có liên quan đến các yếu tố di truyền. Do đó, người có bố mẹ, anh chị em, người thân ruột thịt mắc bệnh loãng xương có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương hơn người bình thường.

Do bệnh lý khác: Nhiều bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng loãng xương thứ phát có thể kể ra như: cường giáp, đái tháo đường, bệnh to đầu chi, bệnh gan mạn tính, Kahler, bệnh nhiễm sắc tố sắt,…Trong các trường hợp này, bên cạnh việc hỗ trợ tăng sức khoẻ hệ xương thì phải có hướng xử lý các bệnh lý nền phù hợp để điều trị triệt để nguyên nhân gây ra loãng xương.

Do thuốc: Nhiều loại thuốc chẳng hạn như nhóm thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau kháng viêm Steroid,…có tác dụng phụ tăng đào thải canxi ra khỏi cơ thể, giảm việc tổng hợp xương, thúc đẩy sự huỷ xương xảy ra dẫn đến loãng xương. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ trước khi sử dụng các nhóm thuốc này nếu bạn thuộc nhóm người có yếu tố nguy cơ cao mắc loãng xương.

Các nguyên nhân liên quan lối sống: Có nhiều yếu tố nguy cơ được chứng minh là có thể dẫn đến loãng xương, thông thường là do lối sống kém khoa học chẳng hạn như: nghiện rượu bia, thuốc lá, cà phê, ăn uống quá mặn hay quá ngọt, ăn quá nhiều đạm động vật, lười vận động,…

3. Triệu chứng thường gặp của bệnh loãng xương

Loãng xương làm xương cột sống bị gãy lún – gây gù lưng
Loãng xương làm xương cột sống bị gãy lún – gây gù lưng

Bệnh loãng xương được mệnh danh là một “silent disease” tức là một căn bệnh thầm lặng, đa số bệnh nhân bị loãng xương sẽ không biết mình bị bệnh này cho đến khi nhận thấy xương yếu đi hoặc có một biến cố như gãy xương xảy ra khi va chạm nhẹ hoặc tình cờ phát hiện trong các xét nghiệm tổng quát khác. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân loãng xương có thể gặp các triệu chứng sau đây:

Giảm dần chiều cao: khi mật độ trong xương giảm ở bệnh loãng xương, hệ thống xương trở nên mềm, xốp hơn bình thường. Điều này khiến cho các xương dể bị đè nén, dẫn đến thu hẹp chiều dài, dễ biến dạng hơn bình thường. Các xương bị ảnh hưởng nhiều nhất là xương ở đốt sống khi phải chịu toàn bộ trọng lượng của phần trên cơ thể, lâu dần khiến cho lưng bị khòm, gù và giảm chiều cao.

Sự giảm chiều cao theo thời gian ở bệnh nhân loãng xương
Sự giảm chiều cao theo thời gian ở bệnh nhân loãng xương

Đau lưng đột ngột: các cơn đau lưng xảy ra đột ngột không rõ nguyên nhân thường xảy ra ở bệnh nhân bị loãng xương do sự tăng áp lực đè nén lên cột sống bị suy yếu. Đi kèm với đó có thể là đau âm ỉ khắp các xương trong cơ thể, tuy nhiên mức độ và tình trạng đau cũng thường không rõ ràng nên người bệnh thường chủ quan và không phát hiện được bệnh.

Dễ gãy xương: xương chắc khoẻ bình thường rất khó gãy, thường là phải do một tai nạn va chạm mạnh như tai nạn giao thông hoặc ngã từ nơi cao xuống đất. Ở người loãng xương, hệ xương bị suy yếu nên có thể gãy mặc dù chỉ là những va chạm nhẹ. Nếu gặp phải tình trạng này, nhanh chóng đến cơ sở y tế để chẩn đoán loãng xương để có hướng điều trị sớm và đúng cách.

4. Đối tượng nguy cơ gặp phải bệnh loãng xương

Bất kỳ ai cũng có khả năng mắc bệnh loãng xương nếu không có cách phòng ngừa bệnh hợp lý. Tuy nhiên các đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương hơn bình thường:

Người cao tuổi: khi tuổi tác cao hầu hết các cơ quan trong cơ thể bị thoái hoá, khả năng vận hành của các bộ phận trong cơ thể cũng bị suy giảm trong đó có khả năng hình thành xương. Đặc biệt là ở nữ giới, ở độ tuổi mãn kinh thì sự suy giảm tiết nội tiết tố nữ khiến cho việc huỷ xương gia tăng khiến họ dễ bị loãng xương.

Phụ nữ mang thai: chế độ ăn uống, nhu cầu dinh dưỡng, nội tiết tố nữ thay đổi, thói quen ít vận động ở phụ nữ có thai làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Do đó, thiết lập chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ các khoáng chất cần thiết cho sự hình thành xương đóng vai trò quan trọng để bảo vệ hệ xương của mẹ và trẻ.

Người béo phì: có nhiều yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân béo phì liên quan hoặc làm tăng khả năng mắc bệnh loãng xương như: trọng lượng cơ thể đè nén lên xương cao làm xương dễ bị tổn thương, chế độ ăn nhiều chất béo, đạm động vật, thói quen lười vận động,…

Người có tiền sử gia đình mắc bệnh loãng xương: do có liên quan đến di truyền nên nhóm người này có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương hơn người không có tiền sử gia đình mắc bệnh.

Người có vấn đề về tiêu hoá: bất cứ tình trạng bệnh lý, sinh lý nào ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi, vitamin D vào cơ thể đều dẫn đến loãng xương, còi xương, xương dễ gãy.

Bệnh nhân mắc các bệnh lý chuyển hoá: Cường giáp, hội chứng Cushing,…là những bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

5. Các biện pháp điều trị tình trạng loãng xương

Điều trị loãng xương là áp dụng các biện pháp giúp nâng cao mật độ xương, cải thiện các triệu chứng bệnh, thay đổi lối sống nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát. Các biện pháp thường được áp dụng trong điều trị loãng xương bao gồm:

5.1. Thay đổi lối sống

  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm làm tăng nguy cơ mắc loãng xương như: rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước uống có ga.
  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể, không để thừa cân cũng không để sụt ký.
  • Cần lưu ý hạn chế vận động mạnh, phòng ngừa té ngã ở bệnh nhân loãng xương vì nguy cơ dẫn đến gãy xương là rất cao.

5.2. Sử dụng thuốc

Ở bệnh nhân nữ trong giai đoạn mãn kinh hoặc bệnh nhân cắt bỏ buồng trứng, khả năng tiết estrogen bị thiếu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để áp dụng liệu pháp thay thế estrogen để cải thiện, phòng ngừa tình trạng loãng xương.

Đối với bệnh nhân loãng xương thì việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết để tạo xương là rất quan trọng, trong đó là việc bổ sung Canxi và vitamin D là cần thiết nhất. Tuỳ thuộc vào từng độ tuổi mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng hợp lý để bổ sung hai loại dưỡng chất này. Nên tuân thủ đúng liều lượng điều trị để hiệu quả đạt cao nhất.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể được chỉ định dùng Alendronate, một hoạt chất giúp ức chế hoạt động của huỷ xương bào, ngăn chặn quá trình tiêu huỷ xương, giúp xương chắc khỏe.

6. Phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả

6.1. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là calci

Một số thực phẩm giàu calci nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của người bị bệnh loãng xương như hải sản, sữa đậu nành, hạt chia, hạt hạnh nhân hay rau súp lơ… giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung trực tiếp vitamin D, canxi bằng những sản phẩm thực phẩm chức năng.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Xem thêm: TOP 6 Thuốc bổ xương khớp được nhiều người dùng đánh giá cao

Bài tập dưỡng sinh phù hợp với người bị loãng xương
Bài tập dưỡng sinh phù hợp với người bị loãng xương

6.2. Thường xuyên vận động, sinh hoạt lành mạnh

Việc tập luyện thể dục thể thao giúp các khớp xương chắc khỏe, dẻo dai và linh hoạt hơn. Ngoài ra còn tránh được những mệt mỏi, căng thẳng không đáng có. Nên cân bằng giữa thời gian làm việc, nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe. Một số bài tập phù hợp và hiệu quả cho người loãng xương như đạp xe, tập dưỡng sinh hay đi bộ…

6.3. Tắm nắng thường xuyên

Nên tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng trước 8h để hấp thụ vitamin D có trong ánh nắng mặt trời, qua đó giúp xương hấp thu calci, tái tạo xương diễn ra hiệu quả hơn. Phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi là những đối tượng dễ mắc bệnh nên cần chú ý tắm nắng thường xuyên hơn.

6.4. Duy trì và kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp

Việc bạn quá gầy hay quá béo đều là có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh loãng xương do đó nên chú ý và kiểm soát cân nặng bằng cách tập luyện thể thao kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.

  • Không nên dùng các loại thuốc giảm cân cấp tốc vì có thể làm mất đi lượng calci, phosphate cần thiết để tái tạo xương, ảnh hưởng đến sức khỏe của xương.
  • Tránh xa các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá… vì chúng gây trở ngại cho cơ thể trong việc sản sinh vitamin D – loại vitamin cần thiết để calci có thể hấp thụ vào xương.

6.5. Bổ sung thêm collagen

Sự suy giảm nội tiết cũng là một trong yếu tố là tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, việc bổ sung collagen làm các sụn khớp trở nên dẻo dai, linh hoạt hơn.

Hiện nay, bệnh loãng xương chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó chúng ta nên chủ động phòng tránh bệnh bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao cũng như tham gia các hoạt động giải trí phù hợp để tăng cường sức đề kháng cũng như giúp giảm bớt các căng thẳng làm cho cuộc sống trở nên vui khỏe và lành mạnh hơn.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về xương khớp, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Xem thêm nội dung liên quan

    Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp và cách điều trị hiệu quả

    Các căn bệnh về xương khớp phổ biến nhất hiện nay

    6 cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà an toàn và hiệu quả

    Đau nhức xương khớp tê bì chân tay và cách điều trị hiệu quả

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ