Bệnh đau nhức xương khớp là tình trạng các khớp xương bị tổn thương kèm theo các triệu chứng như cứng khớp, sưng khớp, đau mỏi khớp,… Chúng ta không thể chủ quan với bệnh xương khớp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống của người bệnh, đồng thời còn là nguy cơ tiềm ẩn của nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị tê yếu tứ chi thậm chí là bại liệt toàn thân.
1. Tình trạng đau nhức xương khớp là gì?
Đau nhức xương khớp là một trong những biểu hiện thường gặp của hầu như mọi bệnh lý về xương khớp. Đau nhức thường xảy ra khu trú ở khu vực gần vùng bị tổn thương, thoái hoá hoặc có thể lan rộng ra các bộ phận khác. Một vài trường hợp đau nhức có thể gây tê lan rộng các chi, các bộ phận khác. Tình trạng đau nhức xương khớp có thể là do:
Sự va chạm giữa các xương: Thường gặp ở các khớp, nơi các xương nối nhau bởi các đầu sụn mềm và được bôi trơn bởi hoạt dịch giúp cho sự vận động được dễ dàng. Bằng một lý do nào đó chẳng hạn như tuổi tác khiến cho lớp sụn bị mài mòn và lượng hoạt dịch tiết ra giảm đi khiến cho các xương va chạm trực tiếp vào nhau, làm tổn thương xương và các bộ phận xung quanh gây cảm giác đau, nhức.
Phản ứng viêm: Khi có sự thay đổi bất thường trong cơ thể, hệ miễn dịch thường tấn công và gây ra các phản ứng viêm để bảo vệ. Tuy nhiên tác dụng phụ của phản ứng này là gây sưng to, nóng rát và đau tại vị trí viêm. Phản ứng viêm có thể bị kích hoạt bởi nhiều yếu tố như: bệnh lý tự miễn, thời tiết, vi khuẩn xâm nhập,…
Chèn ép các bộ phận khác: Sự biến dạng, lệch xương, hình thành gai xương, thoát vị đĩa đệm gặp trong các bệnh lý xương khớp có thể gây chèn ép lên các bộ phận khác như các thớ cơ, gân gây ra cảm giác đau tại các vị trí này. Không những vậy, khi đè nén lên các dây thần kinh còn có thể tạo ra những cơn đau dữ dội và lan dọc khắp các chi.
2. Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp là gì?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến bệnh đau nhức xương khớp ở mọi lứa tuổi, chúng tôi có thể kể đến những nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Người bệnh mắc những căn bệnh về xương khớp như: Thoái hóa cột sống, bị viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm đa khớp, đau nhức xương khớp do đau thần kinh tọa, loãng xương khớp,…
- Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh: Khi về già thì sẽ không tránh khỏi tình trạng lão hóa xương, sụn, khớp và dẫn tới các cơn đau nhức toàn thân.
- Thừa cân hay béo phì: Khiến cho các khung xương không chịu đựng được, gây ra các cơn đau nhức tại khớp gối, khớp háng và vùng cột sống thắt lưng.
- Tư thế sinh hoạt và làm việc không hợp lý: Khi bạn lao động nặng, khuân vác đồ đạc nặng, ngồi học tập và làm việc sai tư thế hay đơn giản nhất là nằm ngủ gối đầu quá cao sẽ dẫn đến những cơn đau nhức thông thường.
- Chấn thương do tai nạn: Tổn thương xương khớp khi vui chơi, luyện tập thể thao,… là những tổn thương cơ học trực tiếp tại các khớp và mô mềm, về sau sẽ hay bị đau nhức các khớp.
- Ngoài ra còn có những nguyên nhân khách quan mà bạn không ngờ được kể đến như sau: bạn ít vận động, ngồi lì một chỗ không đi lại hay ngủ không ngon giấc, ngủ không đủ giấc và thức khuya,…
3. Đối tượng thường gặp
Đau nhức xương khớp là dấu hiệu rất phổ biến của các bệnh xương khớp, ai cũng có khả năng mắc phải tình trạng này. Dưới đây là một số đối tượng thường đối diện với tình trạng đau nhức xương khớp:
- Người lớn tuổi.
- Phụ nữ mãn kinh, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp.
- Người có tiền sử chấn thương xương khớp.
- Người mắc phải các bệnh lý xương khớp như: viêm khớp, thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống, viêm khớp dạng thấp,…
- Người thừa cân, béo phì.
- Người nghiện rượu bia, thuốc lá.
- Người lao động, khuâng vác nặng.
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh xương khớp.
4. Các triệu chứng thường gặp
Những triệu chứng sau đây có thể nói rằng bạn đang mắc bệnh đau nhức xương khớp:
- Bạn thường xuyên cảm thấy bị đau nhức tại vùng xương, vùng khớp, cơn đau âm ỉ, dữ dội thậm chí có khi nhói như điện giật.
- Khi vận động hoặc di chuyển thì đau nhức, khi nghỉ ngơi thì giảm nhẹ.
- Cơn đau lây lan sang các vùng xung quanh, gây bầm tím, nhức mỏi.
- Thông thường người bệnh còn bị cứng khớp vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Tê bì chân tay, vận động và đi lại khó khăn, dáng đi thay đổi.
- Ngoài ra còn bao gồm các triệu chứng khác như: mệt mỏi, chóng mặt, sốt nhẹ,…
5. Đau nhức xương khớp liên quan những bệnh nào?
5.1. Đau nhức xương khớp do viêm khớp
5.1.1. Viêm khớp và viêm khớp dạng thấp
Viêm xương khớp là tình trạng sưng, đau nhức, cứng ở một khớp hoặc nhiều khớp khác nhau trên cơ thể. Viêm khớp có nhiều dạng khác nhau, nó có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người cao tuổi.
Viêm khớp bắt đầu bằng sự sụt giảm sụn khớp (do lớn tuổi), cơ thể bắt đầu tiến trình chữa lành. Tuy nhiên, quá trình này thường chậm và dẫn đến một mảnh nhỏ của xương (tế bào xương) phát triển trong các đầu khớp, cộng với lượng dịch khớp tăng lên, kích hoạt phản ứng viêm của ở thể tại khớp gây đau nhức xương khớp ở người già.
Viêm là một tiến trình của cơ thể để chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể như vi khuẩn, virus, hoặc để cơ thể loại bỏ các tế bào hư hại, bị tổn thương. Trong bệnh viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch nhận dạng nhầm các khớp của cơ thể là tác nhân lạ, các bạch cầu tấn công vào các khớp bình thường khiến các khớp đó bị viêm, gây triệu chứng đau nhức kéo dài. Viêm khớp dạng thấp có thể gặp ở độ tuổi trên 45 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam.
5.1.2. Triệu chứng của viêm khớp và viêm khớp dạng thấp
Đau nhức xương khớp là biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm khớp và viêm khớp dạng thấp. Cơn đau kéo dài dai dẳng, kèm theo cứng khớp gây hạn chế vận động.
Một số triệu chứng của viêm khớp:
- Đau: Các khớp bị ảnh hưởng có thể bị đau trong và sau khi vận động.
- Cứng khớp: dễ nhận thấy nhất vào sáng sớm hoặc khi không vận động.
- Yếu khớp: Cảm thấy mềm khi ấn nhẹ vào khớp hoặc gần khớp.
- Giảm linh hoạt: cảm thấy không thể cử động khớp trong toàn bộ phạm vi chuyển động (ví dụ: không thể xoay vòng khủy tay mà chỉ có thể gập hoặc duỗi nhẹ).
- Cảm giác lạo xạo: khi di chuyển khớp, có thể nghe tiếng lạo xạo hoặc lách cách.
- Sưng tấy: do viêm mô mềm quanh khớp.
Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp:
- Đau đối xứng ở nhiều khớp, thường là khớp các ngón tay, khớp giữa bàn tay-ngón tay.
- Căng cứng ở nhiều khớp.
- Sụt cân, cảm thấy yếu, mệt mỏi.
- Có những thời điểm thuyên giảm và những thời điểm các triệu chứng đau nhức xương khớp trở nên nặng hơn gọi là giai đoạn bùng phát.
5.2. Đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp
5.2.1. Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng các khớp bị sụt giảm sụn và xương dưới sụn. Khi lớp sụn ở đầu các khớp xương bị phá vỡ cấu trúc, các khớp có thể bị đau, sưng, khó cử động. Thoái hóa khớp có thể gây đau nhức ở bất kì khớp nào, thường gặp nhất là khớp gối, khớp cổ, khớp háng và thường không đối xứng như ở bệnh viêm khớp dạng thấp. Các nguyên nhân gây thoái hóa khớp:
- Tuổi: tuổi càng cao thì khả năng thoái hóa khớp càng lớn do tiến trình lão hóa.
- Tổn thương khớp: bị chấn thương khớp có thể dẫn đến khớp bị thoái hóa sau nhiều năm.
- Vận động nặng, sai tư thế: có thể làm tăng áp lực lên khớp và cơ quanh khớp. Sử dụng một khớp quá nhiều và sai tư thế làm ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của khớp.
- Béo phì: Cân nặng tăng cao cũng tăng áp lực cho các khớp năng đỡ, đặc biệt là khớp gối, khớp háng.
- Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp, viêm khớp hơn nam giới.
- Di truyền: thoái hóa khớp là bệnh có liên quan yếu tố di truyền. Khi một người trong gia đình, các thành viên còn lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
5.2.2. Triệu chứng, biểu hiện thoái hóa khớp
Người bị thoái hóa khớp thường có các biểu hiện tương tự như viêm khớp bao gồm đau, cứng khớp, hạn chế vận động, chỉ khác biệt về vị trí các khớp bị đau. Độ tuổi mắc bệnh thoái hóa khớp là từ 65 tuổi, cao hơn so với bệnh viêm khớp.
6. Đau nhức xương khớp nguy hiểm như thế nào
Tuỳ vào mức độ và nguyên nhân gây đau nhức thì bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc tiến triển nặng hơn. Nhưng nhìn chung thì đau nhức xương khớp có thể dẫn đến các hệ luỵ sau:
- Mất ngủ: cơn đau day dẵn, kéo dài nhất là về đêm khi trời trở lạnh khiến bệnh nhân mất ngủ, suy nhược cơ thể làm cho bệnh tình ngày càng nghiêm trọng hơn. Mất ngủ kéo dài không chỉ gây hại cho hệ thống xương khớp mà còn ảnh hưởng đến nhiều mặt khác như thần kinh, tim mạch, hiệu quả và năng suất làm việc, tính an toàn trong lao động,…
- Teo cơ: người bị đau nhức xương khớp thường bị hạn chế vận động thể chất, hậu quả là cơ thể ngày càng suy nhược, các cơ cũng từ đó mà kém phát triển và teo đi khiến cho vận động lại càng hạn chế.
- Suy giảm miễn dịch: ăn không ngon, ngủ không yên, ít vận động khiến cho hệ thống miễn dịch bị suy giảm. Người bệnh dễ dàng bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus ở môi trường bên ngoài.
- Thay đổi tâm lý: sự suy giảm khả năng vận động, năng suất làm việc, chi phí điều trị có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đối diện với tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài trong trường hợp này gây stress, áp lực về lâu dài có thể dẫn đến mất ngủ, lo âu, trầm cảm,…
- Dễ gãy xương: đau nhức xương khớp cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp ở bệnh loãng xương, khi này mật độ calci trong xương giảm thấp dẫn đến xương khá là rỗng. Khi vận động mạnh hoặc chấn thương thì xương rất dễ gãy.
Các biến chứng khác: đau nhức xương khớp kéo dài có thể gây ra các phản ứng viêm gây biến dạng các khớp, dị tật và thậm chí có thể tàn phế nếu không điều trị kịp thời.
Đau nhức xương khớp là tình trạng cũng khá phổ biến, đôi khi chỉ do ngủ hoặc vận động sai tư thế gây nên và khỏi nhanh sau vài ngày nên đôi khi ít người quan tâm đến tình trạng này. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài, mức độ tăng dần lên khi vận động hoặc khi thời tiết trở lạnh, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp khác. Trong tình huống đó, hãy đến bác sĩ chuyên khoa uy tín để chuẩn đoán và có phương án điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
7. Những cách điều trị bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả
7.1. Chế độ ăn uống khoa học
Một trong những tác nhân có thể làm cải thiện bệnh tình đau nhức xương khớp đó chính là chế độ ăn uống. Người bệnh nên có một chế độ ăn uống hằng ngày hợp lý và giàu dinh dưỡng. Đặc biệt kiêng cữ những loại thực phẩm sau đây để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh:
- Kiêng thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu,… những thực phẩm này làm tăng mức độ viêm nhiễm bởi có lượng photpho và axit uric cao.
- Không ăn nội tạng các loại động vật, chúng làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, ảnh hưởng đến xương khớp.
- Kiêng ăn những đồ chứa nhiều chất béo, đặc biệt là đồ ăn chiên xào, mỡ động vật, các loại đồ ăn nhanh.
- Giảm lượng muối và đường trong thức ăn.
- Tránh xa các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
Xem thêm: Đau nhức xương khớp nên ăn gì và kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia
7.2. Tập thể dục
Người mắc bệnh xương khớp nên có những bài tập thể dục riêng cho mình. Mỗi ngày dành 20-30 phút vào mỗi sáng để luyện tập thể dục, đi bộ, tập yoga, … để giúp người bệnh bớt co cứng cơ, vận động linh hoạt và có nhiều tác động tích cực hỗ trợ chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả.
7.3. Sử dụng các thuốc kê đơn
7.3.1. Thuốc giảm đau
Tùy thuộc vào mức độ đau mà bác sĩ sẽ kê đơn liều lượng thuốc giảm đau phù hợp, các loại thuốc giảm đau thường không giúp làm giảm triệu chứng viêm, sưng tấy. Một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như acetaminophen, Tylenol có thể được mua tại nhà thuốc tuy nhiên cần có sự hướng dẫn của dược sĩ để tránh bị quá liều.
7.3.2. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS)
Các loại thuốc nhóm này như ibuprofen, diclofenac có thể làm giảm viêm và đau. Tuy nhiên, sử dụng thường xuyên kéo dài các thuốc NSAIDS làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, suy thận và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
7.3.3. Thuốc ức chế miễn dịch và corticoid giúp giảm đau nhức xương khớp
Thuốc ức chế miễn dịch: ví dụ như methotrexate, được kê đơn để làm giảm phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể, dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp.
Thuốc Corticoid: có tác dụng giảm viêm, giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ và biến chứng khi dùng những thuốc này.
Cuối cùng, khi khớp bị thoái hóa nặng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật thay khớp gối đối với những bệnh nhân đủ điều kiện sức khỏe. Phẫu thuật thay khớp gối được áp dụng khá hạn chế vì đa số người bị thoái hóa khớp là người cao tuổi, sức khỏe yếu.
8. Bổ sung tinh chất nuôi dưỡng khớp khỏe mạnh
8.1. Crux – thực phẩm bảo vệ xương khớp
Đau nhức xương khớp là một tình trạng mãn tính kéo dài và chưa có phương pháp điều trị triệt để. Sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên sẽ kéo theo những tác dụng phụ không mong muốn và các biến chứng vì thời gian sử dụng kéo dài.
Đáp ứng nhu cầu giảm nhẹ các triệu chứng khó vận động, đau nhức xương khớp trong các bệnh viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối, bộ sản phẩm Crux kết hợp dạng viên uống Crux và kem thoa ngoài da Crux ra đời với các công dụng: giúp giảm đau nhức, kháng viêm và hỗ trợ tái tạo sụn khớp và các mô dưới sụn.
8.2. Các thành phần có trong Crux giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả
Collagen tuýp II cùng Sodium Hyaluronate: là thành phần quan trọng của dịch khớp, giúp tái tạo cấu trúc sụn khớp, giảm ma sát khi vận động, giúp cải thiện các triệu chứng đau, cứng khớp.
Chiết xuất nhũ hương cùng Novasol Curcumin: được sản xuất theo công nghệ độc quyền có tác dụng kháng viêm, giảm đau trong thoái hóa khớp. Novasol Curcumin được điều chế bằng công nghệ bao phân tử nano tiên tiến đến từ Đức giúp giảm kích thước phân tử, tăng khả năng hấp thu lên đến 185 lần so với bột nghệ.
Crux chứa chiết xuất nhũ hương từ Ấn Độ: là một bước tiến mới về mặt thành phần trong các loại thực phẩm bổ sung dùng trong các bệnh lý viêm khớp trên thị trường hiện nay. Chiết xuất Nhũ Hương đã chứng minh được công dụng làm giảm 50% các cơn đau khớp sau 1 tháng sử dụng.
Với các thành phần từ thiên nhiên kết hợp công nghệ mới hiện đại, bộ sản phẩm Crux giúp giải quyết những vấn đề của người bị đau nhức do thoái hóa khớp, viêm khớp. Thành phần các thảo dược từ thiên nhiên lành tính giúp người bệnh yên tâm sử dụng lâu dài mà không sợ tác dụng phụ. Sản phẩm được bào chế dạng viên nang kích thước nhỏ giúp khắc phục nhược điểm viên khó nuốt của các loại viên uống xương khớp trên thị trường. Nói không với Corticoid, Viên uống Crux là giải pháp an toàn, hiệu quả và có giá thành hợp lý dành cho người bị bệnh về xương khớp.
9. Cách phòng ngừa đau nhức xương khớp
Giảm nguy cơ viêm khớp và thoái hóa khớp với các biện pháp:
- Ăn nhiều cá: trong một số loại cá chứa omega-3 và các acid béo có lợi cho cơ thể có tác dụng giảm viêm, điều hòa miễn dịch. Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ ăn nhiều cá giàu omega-3 có tỉ lệ mắc viêm khớp dạng thấp ít hơn so với người có chế độ ăn bình thường.
- Kiểm soát cân nặng: Vì khớp gối và bàn chân hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng toàn cơ thể. Để bảo vệ khớp gối lâu dài, cần tránh tăng cân quá mức nhằm giảm áp lực cho các khớp này.
- Tránh chấn thương: Cẩn thận hơn trong các hoạt động thường ngày và khi chơi thể thao cũng là 1 cách làm giảm nguy cơ bị thoái hóa khớp.
- Bảo vệ khớp: bằng cách thực hiện các động tác nâng đỡ vật nặng đúng tư thế, ngồi thẳng lưng và xoay cổ 45 phút một lần để thư giãn thường xuyên khi phải ngồi làm việc lâu.
Nếu bạn đang gặp tình trạng đau nhức xương khớp hay có các biểu hiện của vấn đề về xương khớp, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.
Có thể bạn quan tâm:
6 cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà an toàn và hiệu quả
Mối nguy hiểm từ chứng đau nhức xương khớp ở người trẻ