Hệ miễn dịch non yếu khiến cho trẻ dễ mắc các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là rối loạn tiêu hóa. Hiểu về nguyên nhân cũng như cách điều trị sẽ giúp cho cha mẹ bảo vệ được trẻ tránh khỏi những triệu chứng khó chịu do rối loạn tiêu hóa gây ra. Bài viết sẽ giới thiệu cho bạn một vài cách điều trị cho trẻ tại nhà cũng như loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp bổ sung chất xơ và khoáng chất cần thiết cho trẻ.
1. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì?
Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề sức khỏe của hệ tiêu hóa. Các rối loạn có thể cản trở hoạt động hàng ngày và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trẻ em hay mắc nhiều chứng rối loạn tiêu hóa như: đau bụng, táo bón, viêm thực quản, dị ứng thực phẩm, bệnh viêm dạ dày ruột,…
2. Nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Trẻ em từ 0 cho đến 6 tuổi, sức đề kháng lẫn hệ cơ quan của bé còn yếu chưa hoàn thiện, hệ vi sinh ở đường ruột chưa đủ mạnh để tạo hàng rào bảo vệ nên dễ dàng bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… Đây chính là nguyên nhân gây nên rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Việc sử dụng kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Các bạn đã biết khi dùng kháng sinh, nó không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn các vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng lượng vi khuẩn có hại. Vì vậy dẫn đến các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy.
Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa khi sống ở một môi trường sống không đảm bảo vệ sinh. Vi khuẩn, giun sán có thể ở trên bề mặt đồ chơi, vật nuôi cũng có thể gây bệnh cho trẻ. Đặc biệt là việc trẻ không rửa tay khi vệ sinh và dùng tay bốc thực phẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể bé.
Nguyên nhân dẫn đến việc rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể là do chế độ ăn uống không hợp lý. Những thực phẩm nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, lạp xưởng, xúc xích và những đồ uống có gas, nước ngọt lại là những món khóai khẩu của trẻ. Đây đều là những loại thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của bé.
Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, cách chế biến và bảo quản không hợp lý hay nguồn thực phẩm bị nhiễm khuẩn cũng sẽ khiến cho trẻ bị ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa khi ăn phải.
3. Triệu chứng của trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa
3.1. Nôn trớ
Đây là tình trạng hay gặp đối với trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ hết khi hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện hơn.
3.2. Táo bón là triệu chứng thường gặp ở trẻ em bị rối loạn tiêu hóa
Táo bón rất hay gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt khi trẻ ăn những thực phẩm khó tiêu hoá: đồ cứng, chứa quá nhiều dầu mỡ, hay các loại protein nóng khó tiêu… Khi bé bị táo bón, bé càng dễ bỏ bữa, biếng ăn khiến cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng, khoáng chất, chất xơ cần thiết, dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài, lâu dài dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển, còi xương. Khi cố gắng rạn, thì có thể chảy máu gây rách hậu môn ở trẻ.
3.3. Đi ngoài phân sống
Nguyên nhân là do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong ruột. Đường ruột của một người bình thường có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh bao gồm 85% vi khuẩn có lợi và 15% vi khuẩn có hại, nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa, giúp mọi thứ diễn ra bình thường.
Ngược lại, mất cân bằng có nghĩa là các vi khuẩn có lợi giảm xuống, vi khuẩn có hại tăng lên, gây nên tình trạng loạn khuẩn đường ruột với các triệu chứng thường gặp: phân sống, đi ngoài phân lỏng, đôi khi có lẫn chất nhầy, đôi khi có thể kèm theo đầy bụng.
3.4. Đau bụng, tiêu chảy
Triệu chứng hay gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa đó là đau bụng, tiêu chảy. Khi bị tiêu chảy nhiều và kéo dài, bé rất dễ bị mất nước và chất điện giải, nguy hiểm hơn là có thể dẫn tới tử vong nếu không được xử lý đúng cách.
4. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có nguy hiểm không?
Rối loạn tiêu hoá là một tình trạng không hiếm gặp nhất là ở trẻ em khi mà hệ miễn dịch và các cơ quan chưa được phát triển một cách hoàn chỉnh. Đa số các trường hợp rối loạn tiêu hoá là tự phát và tự khỏi sau vài ngày, do đó nhiều bậc cha mẹ lại chủ quan mà không điều trị tích cực. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp rối loạn tiêu hoá ở trẻ em không được điều trị đúng cách dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Một số hậu quả nguy hiểm của rối loạn tiêu hoá ở trẻ em là:
4.1. Suy dinh dưỡng
Cứ mỗi lần trẻ ăn vào sẽ xuất hiện các triệu chứng khó chịu như đau bụng, buồn nôn, chóng mặt,… tạo cảm giác sợ sệt vào mỗi bữa ăn. Lâu dần hình thành nên phản xạ có điều kiện khiến bé cảm thấy sợ ăn, chán ăn. Thói quen này về lâu dài khiến trẻ chậm lớn, sa sút về thể chất lẫn trí tuệ do dưỡng chất nạp vào cơ thể quá ít, trẻ còi cọc và thiếu sức khoẻ.
4.2. Đau dạ dày
Khi rối loạn tiêu hoá kéo dài, việc hấp thu các chất dinh dưỡng vào cơ thể bị suy giảm, dẫn đến cơ thể thường xuyên đối diện với trạng thái đói năng lượng. Điều này kích thích bao tử hoạt động nhiều hơn, tiết ra nhiều acid dịch vị tạo cảm giác đói. Hiệu ứng này lâu ngày sẽ làm bào mòn niêm mạc dạ dày do acid dịch vị và gây ra tình trạng đau, loét dạ dày.
4.3. Mất nước
Một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường thấy nhất ở trẻ là tiêu chảy, thông thường là do loạn khuẩn đường ruột. Khi tiêu chảy thì phân sẽ chứa nhiều nước, nước lại cuốn theo các ion khoáng của cơ thể mà thải ra ngoài. Việc loại trừ nước và các ,khoáng chất một cách ồ ạt khiến cơ thể mất nước và khoáng, nếu không bù kịp thời thì nhanh chóng sẽ rơi vào trạng thái suy kiệt, cơ thể luôn trong trạng thái lừ đừ, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
4.4. Tổn thương niêm mạc ruột
Sự tích tụ độc tố của vi khuẩn, các chất cặn bã trong các trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn mà không được điều trị kịp thời có thể khởi phát các phản ứng viêm tại ruột trẻ, các độc tố vi khuẩn tiết ra thậm chí có thể xâm nhập vào máu gây ra các triệu chứng toàn thân nguy hiểm.
4.5. Các bệnh tâm lý
Việc bị rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể để lại biến đồi xấu về mặt tâm lý cho trẻ, khiến cho trẻ luôn bị căng thẳng, mệt mỏi, đôi khi có thể gây nên các bệnh lý về tâm thần như trầm cảm, lo âu,..
5. Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ được chẩn đoán như thế nào?
Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em thông thường được điều trị theo các triệu chứng nên việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng mà trẻ gặp như: tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn ói, đau dạ dày,… Đi kèm theo đó, bác sĩ sẽ hỏi các thông tin về tiền sử ăn uống, tiền sử sử dụng kháng sinh, tiền sử bệnh tiêu hoá trước đây của trẻ để cung cấp thêm các dữ liệu giúp việc điều trị chính xác hơn.
Tuy nhiên, đối với các trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng, nguy cơ biến chứng đường tiêu hoá cao thì lúc này cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá để có hướng điều trị kịp thời. Một số phương pháp chẩn đoán thường sử dụng trong trường hợp này bao gồm:
- Nội soi: Ống nội soi được đưa từ ngoài vào trong lòng ống tiêu hoá, trên ống này có gắn thiết bị ghi hình ảnh. Dựa vào hình ảnh ghi được giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân, vị trí, mức độ ảnh hưởng của tác nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ từ đó có hướng điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm CRP, tốc độ lắng máu để xác định trong cơ thể có xảy ra các phản ứng viêm, kết hợp với các triệu chứng đường tiêu hoá giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có bị viêm đường tiêu hoá hay không.
- Xét nghiệm phân: Thường dùng trong các trường hợp rối loạn tiêu hoá do vi khuẩn như lỵ, tả, HP để dùng kháng sinh điều trị cho phù hợp. Xét nghiệm từ mẫu phân còn để xác định sự xuất hiện của một số nhân tố giúp chẩn đoán bệnh lý tiêu hoá như máu, mủ, nhầy trong phân.
Khi trẻ có các dấu hiệu rối loạn tiêu hoá kéo dài nhiều ngày không khỏi hoặc đi kèm theo đó là tình trạng nôn ói, đi phân ra máu nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán tìm ra nguyên nhân để có hướng phòng ngừa và điều trị an toàn, phù hợp.
6. Các điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
6.1. Xây dựng một chế độ ăn phù hợp
Trẻ em nên được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời để nâng cao hệ miễn dịch.
Hạn chế những đồ ăn vặt có nhiều dầu mỡ, cha mẹ nên cho bé ăn đồ ăn tự nấu ở nhà để đảm bảo thực phẩm sạch, đủ chất và an toàn vệ sinh thực phẩm. Cần dạy trẻ rửa tay kỹ bằng xà phòng với thời gian quy định trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hay tiếp xúc với vật nuôi. Cho bé ăn uống điều độ, đúng giờ để tạo thói quen tốt sau này.
Cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ là những loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa để lấy năng lượng và dinh dưỡng, đồng thời đẩy các chất thải còn lại ra ngoài.
Bên cạnh đó cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống đủ nước. Với trẻ từ 10 tuổi trở lên nên uống 2-2.5 lít nước mỗi ngày, chia đều trong nhiều lần uống. Việc cung cấp một lượng nước đủ cho cơ thể mỗi ngày có thể giúp thức ăn dễ tiêu hóa, phân dễ đẩy ra ngoài hơn.
6.2. Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học
Nên tập cho trẻ thói quen nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. Nhai giúp nghiền thức ăn thành nhiều mảnh nhỏ và hòa trộn chúng cùng với các enzyme, giảm hoạt động co bóp cho dạ dày. Việc này giúp trẻ cảm thấy vị ngon của thức ăn và dễ tiêu hóa hơn.
Xem thêm: Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì?
6.3. Rèn luyện thể chất mỗi ngày
Thói quen tập thể dục, vận động hàng ngày không chỉ giúp trẻ ăn uống ngon miệng và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, nó còn có tác dụng tăng cường sức khỏe cho bé. Cha mẹ cần lưu ý không nên cho bé vận động mạnh ngay sau khi ăn cơm no.
Tránh việc quát đánh, ép ăn khiến trẻ ăn mất ngon, gây hạn chế quá trình tiêu hóa và hấp thu. Cha mẹ nên tạo cho trẻ cảm thấy thoải mái và thích thú khi ăn.
6.4. Giữ vệ sinh sạch sẽ, uống thuốc tẩy giun sán định kỳ
Trẻ em nên uống thuốc tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/lần; nên vệ sinh nơi chơi của trẻ hàng ngày để phòng tránh nguy cơ nhiễm giun sán. Đồ chơi cũng nên được vệ sinh mỗi ngày, không để cho trẻ đưa đồ chơi vào miệng để tránh vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.
6.5. Giữ vệ sinh trong ăn uống để ngăn ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Cha mẹ nên tuân thủ các bước chế biến an toàn: chọn thực phẩm tươi sống, rửa tay sạch trước khi chế biến, dùng nguồn nước sạch để chế biến, để đảm bảo vệ sinh, độ thơm ngon nên cho trẻ ăn ngay sau khi chế biến.
Cha mẹ hoặc người thân không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ uống mà không thông qua chỉ định bác sĩ, việc này có thể khiến bệnh tình của trẻ nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng sức khỏe sau này. Khi thấy trẻ có biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để gặp các bác sĩ chuyên khoa điều trị.
6.6. Cốm Bobbaby giúp bổ sung chất xơ cho trẻ
Rất nhiều trẻ em không thích ăn rau xanh, dẫn đến hiện nay tình trạng táo bón rất phổ biến ở trẻ em. Nguy hiểm không chỉ phải ở trẻ thiếu chất xơ khiến đi tiêu khó khăn, mà còn dẫn đến tình trạng thiếu nhiều vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Cốm chất xơ Bobbaby bổ sung chất xơ hòa tan và một số vitamin cần thiết cho sự phát triển của bé.
Thành phần trong mỗi gối cốm chứa:
- Litesse: Là loại carbonhydrat đặc biệt có hàm lượng calo thấp, có đặc tính prebiotic, là một loại chất xơ hòa tan tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
- Vitamin B1, B6: Là các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của thần kinh ở trẻ, giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Vitamin D3: Phòng ngừa còi xương ở trẻ em.
Với nhiều tác dụng của cốm chất xơ Bobbaby mang lại cho trẻ, Bobbaby là lựa chọn tốt cho trẻ em gặp tình trạng của rối loạn tiêu hóa.
Lời kết
Rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ và nếu như không điều trị kịp thời có thể để lại nhiều vấn đề nguy hiểm cho bé. Bậc phụ huynh nên quan tâm tới chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt của trẻ để giúp trẻ có một hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Cha mẹ cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe vào chế độ của bé để quá trình tiêu hóa được tốt hơn.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm đăng ký tư vấn hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miễn phí.
Xem thêm bài viết liên quan:
Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà an toàn và hiệu quả
Men tiêu hóa là gì? có tác dụng gì đối với sức khỏe
Thuốc rối loạn tiêu hóa có tác dụng gì? Khi nào cần sử dụng?