Viêm đường tiết niệu khi mang thai và cách phòng tránh bệnh

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là gì cách chữa trị bệnh hiệu quả

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là một căn bệnh khá phổ biến, có khoảng hơn 10% phụ nữ khi mang thai gặp phải căn bệnh này do sự phát triển của tử cung và những thay đổi hormone, nếu không điều trị kịp thời có thể gây sẩy thai, sinh non hay ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi sinh ra. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh một cách an toàn và hiệu quả qua bài viết sau đây.

1. Viêm đường tiết niệu khi mang là gì?

Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ có thai
Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ có thai

Viêm đường tiết niệu là một thuật ngữ để chỉ tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan của đường tiết niệu và gây tổn thương. Thông thường cơ thể sẽ đáp trả lại bằng cách hình thành các phản ứng viêm để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, phản ứng này khi khởi phát sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu trên đường tiết niệu. 

Viêm đường tiết niệu xảy ra ở phụ nữ có thai cao hơn so với người bình thường do đây là đối tượng có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng đường niệu, bên cạnh đó việc điều trị viêm đường niệu khi mang thai cũng phức tạp hơn bình thường do phải cân nhắc lựa chọn phác đồ điều trị sao cho không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

2. Nguyên nhân nào gây viêm nhiễm đường tiết niệu khi mang thai

Viêm đường tiết niệu khi mang thai – tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho chị em phụ nữ
Viêm đường tiết niệu khi mang thai – tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho chị em phụ nữ

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai, một số lý do cụ thể như:

  • Do niệu đạo ngắn: Ở nữ giới, niệu đạo thường ngắn hơn so với nam giới. Trong trường hợp không vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách, vi khuẩn rất dễ dàng tấn công vào niệu đạo gây viêm nhiễm. Chưa kể trong giai đoạn mang thai, nước tiểu của người mẹ có chứa nhiều đường, protein hơn bình thường do đó có nguy cơ phát triển các loại vi khuẩn cao hơn.
  • Do sự thay đổi hormone: Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ có những thay đổi về hormone, làm thay đổi hoạt động của đường tiết niệu như chảy ngược nước tiểu từ bàng quang lên thận, làm tăng nguy cơ bị viêm đường tiết niệu ở bà bầu.
  • Do áp lực lên bàng quang: Với sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn gây áp lực, chèn ép lên bàng quang, gây mất kiểm soát việc tiểu tiện dẫn tới nước tiểu bị ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
  • Ngoài ra, việc vệ sinh âm đạo không đúng cách hay dùng loại dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh, vi khuẩn lây lan qua quá trình quan hệ,… cũng là nguyên nhân dẫn tới việc viêm nhiễm đường tiết niệu khi mang thai.

Giải đáp mọi thắc mắc của bạn về viêm đường tiết niệu khi mang thai với Dược sĩ tư vấn miễn phí chỉ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:

3. Dấu hiệu nhận biết cơ thể bị viêm nhiễm đường tiết niệu khi mang thai

Người bệnh thường có các biểu hiện như đau lưng, đau vùng bụng dưới
Người bệnh thường có các biểu hiện như đau lưng, đau vùng bụng dưới

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau rất có thể bạn đã bị viêm đường tiết niệu khi mang thai:

  • Hay gặp tình trạng tiểu mót, đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần đi rất ít.
  • Cảm giác nóng rát, khó tiểu khi đi vệ sinh.
  • Nước tiểu nặng mùi, màu đục đôi khi có lẫn máu.
  • Khi quan hệ thấy đau rát, khó chịu.
  • Vùng bụng dưới hay xuất hiện những cơn đau.
  • Đôi lúc các bà mẹ sẽ đi tiểu không kiểm soát, không tự chủ việc tiểu tiện.

4. Viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu khi mang thai nếu được điều trị sớm và kịp thời hoàn toàn có thể chữa khỏi mà không để lại bất kỳ di chứng nào. Tuy nhiên, nếu chủ quan để bệnh tình trở nặng có thể gây rất nhiều biến cố nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của cả mẹ và bé. Cụ thể là:

4.1. Viêm đường tiết niệu ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ

Người mẹ là người trực tiếp đối diện với bệnh nên ảnh hưởng lên sức khoẻ người mẹ sẽ nhiều rủi ro hơn. Việc viêm nhiễm đường tiết niệu kéo dài có thể gây ra các biến chứng sau:

Sỏi thận: Các vị trí viêm, sưng gây tắc nghẽn sự lưu thông bình thường của nước tiểu gây ra trì trệ. Sự ứ đọng này tạo điều kiện cho các khoáng chất kết tinh lại trong các đường dẫn nước tiểu tạo thành các viên sỏi. Trong trường hợp viên sỏi lớn, nguy hiểm cần phải có sự can thiệp của phẫu thuật để điều trị.

Suy thận: Các rối loạn lâu dài trong hệ tiết niệu có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, lâu dần sẽ có thể làm suy giảm chức năng thận người mẹ.

Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn từ vị trí viêm tại đường tiết niệu có thể xâm nhập vào máu và đi khắp các cơ quan khác trong cơ thể. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm và cần cấp cứu kịp thời để bảo vệ tính mạng người bệnh.

Các bệnh lý sinh sản: Hệ tiết niệu và hệ sinh sản có mối quan hệ mật thiết với nhau về cả cấu trúc lẫn chức năng sinh lý bên trong cơ thể. Các bệnh lý sinh dục như ung thư, u xơ cổ tử cung,… có thể xảy ra nếu tình trạng viêm đường niệu khi mang thai kéo dài dẫn đến ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của người mẹ những lần sau đó.

Tiền sản giật, sản giật: Theo thống kê cho thấy phụ nữ mang thai đi kèm tăng huyết áp khi có nhiễm trùng đường niệu thì khả năng tiền sản giật, sản giật xảy ra sẽ cao hơn nhiều so với người bình thường.

4.2. Viêm đường tiết niệu ảnh hưởng đến sức khoẻ đứa bé trong bụng

Đối với trẻ: trẻ sinh ra có bà mẹ bị viêm đường tiết niệu trong lúc mang thai thường có cân nặng thấp hơn trẻ bình thường, nguy cơ sinh non và chậm phát triển ở trẻ cũng cao hơn so với trẻ có mẹ không bị viêm đường tiết niệu.

5. Các cách chẩn đoán viêm đường tiết niệu khi mang thai

Viêm đường tiết niệu khi mang thai nhìn chung cũng sẽ được chẩn đoán tương tự như viêm đường tiết niệu ở người bình thường dựa vào các phương pháp chẩn đoán thường gặp như:

5.1. Chẩn đoán lâm sàng

Các triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu,… là dấu hiệu điển hình cho tình trạng viêm đường niệu mà các bà bầu cần lưu ý để chẩn đoán sớm viêm đường tiết niệu khi mang thai. Các dấu hiệu này cần được theo dõi và mô tả chi tiết cho bác sĩ chuyên khoa, từ đây giúp định hình mức độ viêm đường tiết niệu để có hướng chẩn đoán và điều trị cụ thể, hiệu quả hơn.

5.2. Xét nghiệm cận lâm sàng

Các xét nghiệm sẽ giúp khẳng định chẩn đoán một người có bị viêm đường tiết niệu hay không dựa vào các chỉ số thu thập được. Một số xét nghiệm, phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng thường được chỉ định trong viêm đường niệu khi mang thai bao gồm:

  • Tổng phân tích nước tiểu, tìm vi khuẩn trong nước tiểu, xét nghiệm nitrat trong nước tiểu.
  • Các phương pháp nội soi, siêu âm để thu được hình ảnh, quan sát sự bất thường xảy ra trong các cơ quan đường tiết niệu.
  • Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán loại trừ hoặc để tầm soát các biến chứng viêm đường niệu.
  • Sinh thiết mô: để đánh giá một số biến chứng của viêm đường niệu lên thận và các mô cơ quan tiết niệu.

6. Phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai thế nào?

Phụ nữ khi mang thai nếu gặp bất kỳ nhiễm trùng nào kể cả nhiễm trùng đường tiết niệu đều có thể gây ra những nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên các mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng bởi chúng ta có thể chủ động phòng tránh bệnh, bằng cách:

6.1. Lựa chọn sản phẩm và vệ sinh vùng kín đúng cách

Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc vùng kín phù hợp: Trong giai đoạn đầu thai kỳ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ phụ khoa để lựa chọn sản phẩm phù hợp, tránh trường hợp lựa chọn các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh dễ gây tổn thương cho vùng kín. Nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần tự nhiên như trầu không, trà xanh… Lưu ý không nên thụt rửa, chà xát hậu môn một cách bừa bãi dễ gây viêm nhiễm.

Vệ sinh vùng kín đúng cách: Các mẹ bầu cần lưu ý vệ sinh vùng kín theo chiều từ trước ra sau, đặc biệt là sau khi đại tiện để tránh việc bị nhiễm khuẩn ngược. Nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi quan hệ. Các mẹ cũng nên đi tiểu để làm trống bàng quang trước và sau khi quan hệ.

6.2. Uống nhiều nước mỗi ngày giúp phòng tránh viêm đường tiết niệu khi mang thai

Nên uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày để gia tăng số lần đi vệ sinh giúp dễ dàng loại bỏ vi khuẩn ra khỏi niệu đạo. Có thể uống thêm các loại nước ép hoa quả để bổ sung thêm các loại vitamin cho cơ thể.

Không nên nhịn tiểu, nên đi tiểu khi cơ thể có nhu cầu để hạn chế tình trạng ứ đọng nước tiểu, dễ tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu.

6.3. Chế độ ăn uống khoa học

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì là một vấn đề cần quan tâm. Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng : như hạn chế đồ ăn ngọt, rượu, các loại thực phẩm cay, đồ uống chứa caffein,..

Bổ sung thêm sữa chua hay các loại đồ uống men vi sinh trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ hạn chế được tình trạng viêm đường tiết niệu khi mang thai và đảm bảo đủ sức khỏe, dưỡng chất cần thiết để cả mẹ và thai nhi cùng phát triển. Ngoài ra, các mẹ bầu cần ngủ đủ giấc và chú ý nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe luôn ổn định.

Ngoài ra, các mẹ nên tắm vòi hoa sen thay vì tắm bồn để giảm nguy cơ nhiễm trùng, mặc đồ rộng rãi, nên mặc đồ lót có chất liệu cotton để hạn chế tình trạng viêm đường tiết niệu khi mang thai.

7. Một số gợi ý chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai tại nhà hiệu quả, đơn giản cho bà bầu

Một số cách chữa viêm bàng quang tại nhà đơn giản cho mẹ bầu như:

Uống trà gừng ấm giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả
Uống trà gừng ấm giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả
  • Uống nước cam pha với nước dừa non: Vitamin C có trong nước cam, kết hợp với acid lauric có trong nước dừa non giúp tăng cường sức đề kháng, diệt khuẩn và lợi tiểu. Sử dụng trong khoảng 2 tuần có thể chữa hết bệnh.
  • Chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai bằng cách uống trà gừng nóng: Các hoạt chất có trong gừng có tác dụng loại bỏ được vi khuẩn và độc tố có trong đường tiết niệu. Ngoài ra sử dụng gừng còn có tác dụng bảo vệ đường hô hấp.
  • Sử dụng trà bạc hà: Lá bạc hà cũng chứa các tinh dầu có tính sát khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn ở đường tiết niệu. Dùng lá bạc hà tươi hãm với nước sôi trong 15 phút để uống. Sử dụng khoảng 1 tuần sẽ thấy thuyên giảm rõ rệt các triệu chứng cảu viêm đường tiết niệu khi mang thai.

Lời kết

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể để lại những hậu quả khó lường nếu không kịp thời điều trị, do đó khi thấy cơ thể có những bất thường không nên tự ý điều trị tại nhà, cần đến các trung tâm y tế để được thăm khám cẩn thận, đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé. Hi vọng với một vài chia sẻ ở trên, sẽ giúp các chị em có thêm kiến thức để bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe của chính mình và cả thai nhi.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về viêm đường tiết niệu, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ