Phụ nữ có bị gout không và những lưu ý cần biết

Phụ nữ vẫn có khả năng bị gout

Phụ nữ có bị gout không? – Bệnh gout thường được gọi là “bệnh của người giàu” hay “bệnh của các vị vua”, hầu như khi nhắc đến bệnh gout, người ta sẽ liên tưởng đến ngay đối tượng là nam giới vì số lượng nam giới gặp phải bệnh này gấp bốn lần so với nữ giới. Nhưng sau 20 năm, số trường hợp mắc bệnh ở nữ tăng hơn gấp đôi. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến số lượng nữ giới bị bệnh gout tăng cao như vậy, các triệu chứng là gì và cách điều trị như thế nào. Những thông tin trên sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh gout ở nữ

Phụ nữ vẫn có khả năng bị gout
Phụ nữ vẫn có khả năng bị gout

Theo một nghiên cứu lớn khảo sát và phân tích bệnh gout theo giới tính để giải đáp thắc mắc phụ nữ có bị gout không, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những yếu tố nguy cơ gây bệnh ở nam giới và nữ giới hầu như giống nhau. Dưới đây là những nguyên nhân mà phụ nữ thường gặp phải:

Chế độ ăn uống không lành mạnh: Đây hầu như là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gout ở nữ giới trong giai đoạn trưởng thành từ 18 – 35 tuổi. Do một số nguyên nhân về công việc hay nhu cầu giao tiếp xã hội, phụ nữ phải thường xuyên ăn những thực phẩm chứa nhiều purin, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh kèm theo đó là liên tục dùng rượu bia trong một thời gian dài. Điều này ảnh hưởng đến quá trình lọc và bài tiết của thận, dẫn đến giảm đào thải axit uric ra ngoài cơ thể.

Béo phì: Khi cân nặng tăng lên, nó sẽ gây áp lực nặng nề lên các khớp xương, khiến chúng trở nên yếu đi và dễ dàng bị tổn thương khi bị tác động từ bên trong cũng như bên ngoài. Bên cạnh đó, một nghiên cứu tại Nhật Bản cũng chỉ ra rằng kích thước của vùng mỡ nội tạng là nguyên nhân mạnh nhất gây ra tình trạng tăng acid uric trong huyết thanh, giảm độ thanh thải axit uric.

Sử dụng thuốc lợi tiểu trong thời gian dài: Một nghiên cứu năm 2006, thuốc lợi tiểu gây tăng axit uric máu bằng cách tăng tái hấp thu urat, gây tích tụ nhiều và tạo ra những tinh thể dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh gout.

Suy giảm nội tiết tố estrogen: Estrogen là một loại hormone được tiết ra theo chu kỳ hàng tháng. Chúng được sản xuất ở buồng trứng với hai vai trò chính là giúp điều hòa kinh nguyệt và phát triển các đặc điểm riêng của phái nữ. Ở thời điểm tiền mãn kinh và mãn kinh, lượng estrogen sẽ suy giảm. Điều này không những gây suy giảm trí nhớ, gãy rụng tóc, vùng eo tích nhiều mỡ,… mà còn có nguy có cao bị loãng xương, gãy xương, nồng độ axit uric trong máu tăng lên, gây nguy cơ cao mắc bệnh gout. một cuộc khảo sát sức khỏe quốc gia gần đây cho thấy khoảng 4% phụ nữ ở độ tuổi 60 và 6% phụ nữ ở độ tuổi 80 mắc bệnh gút.

Tuổi tác: Ngoài lý do lượng estrogen giảm thì khi tuổi càng cao dẫn đến càng cơ xương khớp càng dễ bị thoái hóa, chức năng của các cơ quan trong cơ thể cũng giảm đáng kể trong đó có sự hoạt động của thận. Khi thận kém đào thải, axit uric bị tích tụ nhiều và gây ra các triệu chứng của bệnh gout.

2. Triệu chứng gout ở nữ thường gặp và các biến chứng có thể xảy ra

Triệu chứng đau và cứng khớp ở phụ nữ bị gout
Triệu chứng đau và cứng khớp ở phụ nữ bị gout

Gout cấp: Đầu tiên sẽ xuất hiện các đợt gout cấp như đau ở khớp, 60 -70% là đau ở khớp bàn chân và ngón chân cái, khớp sưng đỏ, to, nóng, đau dữ dội, và nỗi đau ngày càng tăng. Lúc đầu chỉ viêm ở một khớp nhất định, dần về sau xuất hiện thêm nhiều vùng khớp bị đau từ bàn chân, cổ chân, gối đến phần trên của cơ thể như bàn tay, khuỷu tay, cổ tay. Sau các đợt bùng phát này, xương khớp lại có thể đạt hoạt động như bình thường, nhưng sẽ tiếp tục tái lại sau một thời gian.

Gout mạn: Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, các cơn gout cấp sẽ chuyển sang bệnh khớp mạn tính do urat. Lúc này urat bị lắng đọng quá nhiều và hình thành các hạt tophi. Các triệu chứng ở giai đoạn này thường xuất hiện rất chậm, sau vài năm kể từ lần đầu tiên xuất hiện cơn gout cấp. Khớp sẽ sưng to, không đối xứng, khi hoạt động sẽ thấy cứng và đau.

Biến chứng sỏi thận và suy thận: Trong một số trường hợp, bệnh gout có thể gây ra một số biến chứng về thận. Theo thống kê, sẽ có 10 – 20% các trường hợp bị gout dẫn tới sỏi thận vì nồng độ axit uric tăng quá mức kiểm soát, hình thành các sỏi urat nhỏ, lắng đọng ở kẽ thận, bể thận và niệu quản. Tình này kéo dài có thể dẫn đến suy thận tiến triển chậm và có thể gây ra tử vong.

Nhìn chung, các triệu chứng gout ở nữ cũng giống như các biểu hiện cơ bản của bệnh gout. Ngoài ra, ở trường hợp đặc biệt khi axit uric trong máu tăng cao nhưng cơ thể không diễn ra bất kỳ dấu hiệu nào. Điều này không có nghĩa rằng bệnh gout không tìm đến bạn, axit uric tích tụ quá nhiều, lâu dần cũng sẽ dẫn đến sự phát triển của bệnh gout. Do đó, tuy rằng không cần tiến hành điều trị nhưng phải thực hiện các biện pháp làm giảm axit uric.

3. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh gout mà phụ nữ cần lưu ý

Phụ nữ cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý phòng ngừa bệnh gout
Phụ nữ cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý phòng ngừa bệnh gout

Khi đến các phòng khám, một số loại thuốc trị gout mà bác sĩ có thể kê đơn cho bạn giúp chống viêm như là colchicin, thuốc kháng viêm không steroid, corticoid kèm với thuốc giảm axit uric như là allopurinol, sulfinpyrazon,…

Nguyên tắc của việc điều trị bệnh gout là cải thiện các triệu chứng của cơn gout cấp, ngăn ngừa tình trạng tái phát bệnh, hạn chế lắng đọng urat, hình thành tinh thể. Vì thế, cần thực hiện các biện pháp đào thải axit uric và cần tìm hiểu và tuân thủ các kiến thức người bị gout nên ăn gì và kiêng gì.

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh gout là thay đổi lối sống lành mạnh như hạn chế thức khuya, giảm căng thẳng, thường xuyên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lên thực đơn bữa sáng cho người bệnh gout cũng như là trưa và tối để tránh ăn nhầm những thực phẩm kỵ vời bệnh.

Đồng thời bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày, tránh dùng rượu và ăn ít thực phẩm dầu mỡ, thay vào đó ăn nhiều hoa quả tốt cho bệnh gout.

Mặt khác, đối với phụ nữ, ở giai đoạn sắp vào tiền mãn kinh, nên bổ sung thêm estrogen qua các thức ăn hoặc các loại thực phẩm chức năng uy tín.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến khích bạn nên dùng nhiều những loại thực phẩm giúp cải thiện bệnh gout hiệu quả như đậu xanh, đậu đen, dưa leo, quả anh đào… và một số loại nước ép hoa quả tốt cho gout. Song song đó, bạn cũng có thể tìm đến một số bài thuốc Nam trị gout, thuốc Đông Y hoặc các phương pháp dùng kim châm, xoa bóp, bấm huyệt để tăng tuần hoàn máu và ổn định lượng axit uric.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thử dùng các loại thực phẩm chức năng cho người bệnh gout nhằm giúp hạn chế các cơn đau nhức một cách nhanh hơn. Nhưng hãy mua sản phẩm ở những công ty uy tín, sử dụng đúng liệu trình và liều lượng theo như hướng dẫn của các chuyên gia.

4. Viên uống Baigute giúp phụ nữ cải thiện bệnh gout

Sản phẩm Baigute hỗ trợ giảm triệu chứng, phòng ngừa tái phát gout
Sản phẩm Baigute hỗ trợ giảm triệu chứng, phòng ngừa tái phát gout

Các giai đoạn phát triển của bệnh gout diễn biến không quá nhanh, vì thế nên dùng nhiều phương pháp hỗ trợ để bệnh tình cải thiện càng nhanh càng tốt. Trong đó cách dùng thực phẩm chức năng là một trong những lựa chọn tốt nhất ngay lúc này.

Viên uống Baigute được phân phối tại công ty Dược phẩm Dân Khang có trụ sở ngay tại Việt Nam, sản phẩm chứa nhiều thảo dược như là chiết xuất cần tây, chiết xuất nhũ hương, tơm trơng được chuẩn hóa, không có tác dụng phụ. Nhờ đó Baigute có các công dụng như sau:

  • Hỗ trợ giảm acid uric trong máu, giúp duy trì nồng độ axit uric ở mức tiêu chuẩn, ngăn ngừa tái phát bệnh gout.
  • Giúp giảm đau ngay tại các chỗ viêm khớp, cải thiện các triệu chứng trong vòng 7 – 10 ngày.

Lời kết

Vậy câu trả lời cho câu hỏi phụ nữ có bị gout không là phụ nữ vẫn có khả năng bị bệnh gout giống như nam giới, tuy nhiên ở một tỷ lệ thấp hơn và thường sẽ tập trung vào độ tuổi trung niên. Vì thế, phụ nữ nên tìm hiểu trước và thực hiện các phương pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ để tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra đối với sức khỏe. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho phụ nữ nói riêng và toàn thể mọi người nói chung những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

Bệnh gout đau gót chân có biểu hiện gì?

Tăng acid uric trong tiền sản giật có gây nguy hiểm?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ