Tỉ lệ nam giới ngày nay mắc phải tình trạng rối loạn cương dương ngày càng cao. Điều này gây khó khăn trong đời sống tình dục và khiến đấng mày râu cảm thấy tự ti về bản thân. Bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn cương dương và có hướng điều trị thích hợp nhé.
1. Rối loạn cương dương là gì?
Rối loạn cương dương (ED) là một loại rối loạn chức năng tình dục nam phổ biến. Đó là khi một người đàn ông gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc giữ cương cứng trong quá trình giao hợp. Rối loạn cương dương trở nên phổ biến hơn khi bạn già đi. Nhưng nó không phải là một phần tự nhiên của lão hóa. Một số người gặp khó khăn khi nói chuyện với bác sĩ về tình dục.
Nhưng nếu bạn bị ED, bạn nên nói với bác sĩ, ED có thể là một dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe. Nó có thể là mạch máu của bạn bị tắc. Nó có thể là bạn bị tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường. Nếu không gặp bác sĩ, những vấn đề này sẽ không được điều trị.
2. Các nguyên nhân gây bệnh rối loạn cương dương
Kích thích tình dục nam là một quá trình phức tạp liên quan đến não, hormone, cảm xúc, thần kinh, cơ bắp và mạch máu. Rối loạn chức năng cương dương có thể là kết quả của một vấn đề với bất kỳ trong số này. Tương tự như vậy, căng thẳng và các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm chứng rối loạn cương dương.
Đôi khi sự kết hợp của các vấn đề về thể chất và tâm lý gây nên bệnh. Ví dụ, một tình trạng thể chất nhỏ làm chậm phản ứng tình dục của bạn có thể gây ra lo lắng về việc duy trì sự cương cứng. Sự lo lắng kết quả có thể dẫn đến hoặc làm cho tình trạng bệnh xấu đi.
2.1. Nguyên nhân thực thể của rối loạn cương dương
Trong nhiều trường hợp, rối loạn chức năng cương dương là do một cái gì đó liên quan đến thể chất. Nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Bệnh tim
- Xơ vữa động mạch
- Cholesterol cao
- Huyết áp cao
- Bệnh tiểu đường
- Béo phì
- Hội chứng chuyển hóa – một tình trạng liên quan đến tăng huyết áp, nồng độ insulin cao, mỡ cơ thể quanh eo và cholesterol cao
- bệnh Parkinson
- Bệnh đa xơ cứng
- Một số loại thuốc theo toa
- Sử dụng thuốc lá
- Bệnh Peyronie – sự phát triển của mô sẹo bên trong dương vật
- Nghiện rượu và các hình thức lạm dụng chất gây nghiện khác
- Rối loạn giấc ngủ
- Phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt hoặc tuyến tiền liệt mở rộng
- Phẫu thuật hoặc chấn thương ảnh hưởng đến vùng xương chậu hoặc tủy sống
- Testosterone thấp
2.2. Nguyên nhân tâm lý của rối loạn cương dương
Bộ não đóng một vai trò quan trọng trong việc kích hoạt một loạt các sự kiện vật lý gây ra sự cương cứng, bắt đầu bằng cảm giác hưng phấn tình dục. Một số điều có thể can thiệp vào cảm xúc tình dục và gây ra hoặc làm xấu đi chứng rối loạn cương dương. Bao gồm các:
- Trầm cảm, lo lắng hoặc các tình trạng sức khỏe tâm thần khác.
- Các vấn đề về mối quan hệ do căng thẳng, giao tiếp kém hoặc các mối quan tâm khác.
2.3. Các yếu tố rủi ro gây rối loạn cương dương
Khi bạn già đi, sự cương cứng có thể mất nhiều thời gian hơn để bắt đầu và có thể không vững chắc. Bạn có thể cần chạm trực tiếp nhiều hơn vào dương vật của bạn để có được và giữ cương cứng.
Các yếu tố nguy cơ khác nhau có thể góp phần vào rối loạn chức năng cương dương, bao gồm:
- Điều kiện y tế, đặc biệt là bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim.
- Sử dụng thuốc lá, hạn chế lưu lượng máu đến tĩnh mạch và động mạch, có thể – theo thời gian – gây ra tình trạng sức khỏe mãn tính dẫn đến rối loạn cương dương.
- Thừa cân, đặc biệt là nếu bạn béo phì.
- Một số phương pháp điều trị y tế, chẳng hạn như phẫu thuật tuyến tiền liệt hoặc xạ trị ung thư.
- Chấn thương, đặc biệt nếu chúng làm tổn thương các dây thần kinh hoặc động mạch kiểm soát sự cương cứng.
- Các loại thuốc, bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine và thuốc để điều trị huyết áp cao, đau hoặc tuyến tiền liệt.
- Điều kiện tâm lý, chẳng hạn như căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm.
- Sử dụng ma túy và rượu, đặc biệt nếu bạn là người sử dụng ma túy lâu dài hoặc nghiện rượu nặng.
Xem thêm: 5 Cách chữa rối loạn cương dương tại nhà an toàn và hiệu quả
3. Rối loạn cương dương có chữa được hay không?
Theo thống kê của trường Đại học Massachusetts (Mỹ), tỉ lệ nam giới bị rối loạn cương dương khoảng 30 – 40 %. Cánh mày râu bị vấn đề này đều gặp phải tình trạng dương vật không thể cương cứng hoặc độ cương cứng quá ít không đáp ứng được quá trình đưa vào âm đạo. Khi quan hệ, dương vật nhanh chóng bị xìu xuống khiến nam giới không còn ham muốn quan hệ tình dục. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cánh mày râu.
Rối loạn cương dương có chữa được không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó nguyên nhân gây bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh này như tâm lý căng thẳng, lối sống thiếu lành mạnh, tuổi tác quá cao, lạm dụng các sản phẩm kích thích tạm thời, thủ dâm quá nhiều, mắc bệnh tim mạch, tiểu đường… Sau khi tiến hành thăm khám, tùy thuộc vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho nam giới phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.
Nam giới bị rối loạn cương dương sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm tâm lý, siêu âm cậu nhỏ, xét nghiệm nước tiểu, máu. Nếu người bị mắc bệnh này do thói quen sống thiếu khoa học, áp lực công việc nhiều thì có thể điều chỉnh cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và chế độ dinh dưỡng hỗ trợ để bệnh nhanh chóng khỏi. Bên cạnh đó, nếu bị tình trạng này do bệnh lý, cánh mày râu nên tiến hành chữa trị bệnh sớm.
4. Đối tượng nguy cơ bệnh rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương là một tình trạng rối loạn sinh lý có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nam giới nào nếu không biết cách phòng ngừa bệnh hợp lý. Tuy nhiên một số đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng này cao hơn bình thường:
- Bệnh nhân đái tháo đường.
- Bệnh nhân tăng huyết áp.
- Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch.
- Nam giới trên 50 tuổi.
- Người nghiện thuốc lá.
- Người nghiện rượu bia và các thức uống có cồn khác.
- Người thừa cân, béo phì, lười vận động.
- Người có mỡ máu cao.
Xem thêm: Rối loạn cương dương nên ăn gì và không nên ăn gì?
5. Các phương pháp dùng để chẩn đoán rối loạn cương dương
Chẩn đoán giúp tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương giúp cho việc điều trị chính xác, hiệu quả. Một số phương pháp chẩn đoán rối loạn cương dương thường sử dụng là:
5.1. Hỏi bệnh
Bước đầu tiên trong mọi cuộc chẩn đoán bệnh là bác sĩ sẽ tiến hành khai thác thông tin bệnh nhân để lấy dữ liệu giúp việc dẫn đoán dễ dàng và chính xác. Một số thông tin thường được khai thác trong chẩn đoán rối loạn cương dương bao gồm:
- Các thông tin về bệnh sử và lối sống.
- Tiền sử sử dụng thuốc điều trị, rượu bia, thuốc lá.
- Tiền sử phẫu thuật hoặc điều trị phóng xạ vùng chậu.
- Các vấn đề bệnh nhân từng gặp phải liên quan đến đường tiểu.
- Thời điểm gặp phải triệu chứng rối loạn cương dương. Mức độ tiến triển của bệnh từ từ hay diễn ra đột ngột.
- Dương vật bệnh nhân có cương cứng mỗi buổi sáng hoặc trong đêm hay không?
- Sự thay đổi của dương vật khi chịu kích thích như thế nào.
Các câu hỏi để chẩn đoán rối loạn cương dương tương đối nhạy cảm và có thể gây ngượng ngùng với nhiều đối tượng bệnh nhân. Do đó, việc hỏi bệnh phải vô cùng khéo léo tạo sự thoải mái cho bệnh nhân, giúp cho việc khai thác thông tin đạt hiệu quả cao nhất.
5.2. Thực hiện bộ câu hỏi chẩn đoán rối loạn cương dương
Đối với trường hợp bệnh nhân ngại giao tiếp và chẩn đoán trực tiếp với bác sĩ thì việc chẩn đoán sẽ khó khăn hơn. Khi đó một bảng câu hỏi được thiết kế dành riêng để giúp đánh giá mức độ rối loạn cương dương thường được các chuyên gia y tế sử dụng cho bệnh nhân tự đánh giá khả năng cương cứng và thời gian kéo dài sự cương cứng, đánh giá mức độ hài lòng trong đời sống tình dục và giúp xác định các vấn đề xảy ra trong lúc quan hệ. Từ bảng tự đánh giá này bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán gián tiếp tình trạng và mức độ rối loạn cương dương của bệnh nhân.
5.3. Các bài kiểm tra sức khoẻ
Bác sĩ thực hiện các bài kiểm tra thể chất giúp đánh giá sức khoẻ chung có ảnh hưởng đến hoạt động cơ quan sinh dục của bệnh nhân. Dựa vào tuổi tác, yếu tố nguy cơ mà các bài kiểm tra sẽ tập trung vào hệ tim mạch, huyết áp, tuyến tiền liệt của bệnh nhân. Các test này hoàn toàn không đau, bệnh nhân chỉ cần thực hiện một vài động tác theo hướng dẫn của bác sĩ, dựa vào sự thay đổi thể trạng và các thông số đo được, bác sĩ sẽ nhận thấy những bất thường có thể liên quan đến tình trạng rối loạn cương dương.
5.4. Các xét nghiệm
Để chắc chắn về mặt chẩn đoán cũng như đánh giá các thay đổi trong cơ thể của bệnh nhân rối loạn cương dương, bác sĩ thường chỉ định thực hiện các xét nghiệm thêm. Một số xét nghiệm thường sử dụng trong chẩn đoán rối loạn cương dương bao gồm:
5.4.1. Xét nghiệm hoá sinh
Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu hoặc thu thập mẫu nước tiểu để đánh giá các vấn đề sức khoẻ có thể gây ra rối loạn cương dương, chẳng hạn như xác định nồng độ testosterol trong cơ thể, nồng độ đường huyết cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cơ quan sinh dục của nam giới.
5.4.2. Chẩn đoán hình ảnh
Các test hình ảnh thường được ứng dụng để theo dõi dòng chảy của máu trong các mạch máu dương vật, theo dõi những tổn thương hoặc khối u có ảnh hưởng đến chức năng dương vật. Một số chẩn đoán hình ảnh thường dùng như siêu âm, X-quang, MRI, CT-scan. Một số trường hợp các chẩn đoán hình ảnh có thể tìm ra những tổn thương khu vực chậu có thể gây ra tình trạng rối loạn cương dương.
Xem thêm: Top 5 thuốc điều trị rối loạn cương dương hiệu quả nhất hiện nay
6. Cách điều trị tình trạng rối loạn cương dương
Việc điều trị rối loạn cương dương ban đầu thường là phối hợp giữa điều chỉnh các yếu tố lối sống giúp cải thiện hoạt động của mạch máu, giảm các yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển và cải thiện tâm trạng cho bệnh nhân. Phối hợp với các điều chỉnh trên thì bệnh nhân sẽ được chỉ định các nhóm thuốc phù hợp để cải thiện tình trạng rối loạn cương dương. Nếu việc điều trị không cải thiện, bệnh nhân sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị xâm lấn để chữa trị. Dưới đây là các phương pháp điều trị rối loạn cương dương thường dùng:
6.1. Điều trị không dùng thuốc
Bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến cáo điều chỉnh lối sống khoa học như chế độ dinh dưỡng thích hợp, ngưng hút thuốc, rượu bia, tạo thói quen tập thể dục để chăm sóc sức khỏe hệ tim mạch để giảm các nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn cương dương. Bên cạnh đó, bệnh nhân thường được khuyến cáo tham gia nhiều hoạt động giải trí lành mạnh như tập yoga, nuôi thú cưng, trồng cây cảnh để cải thiện các vấn đề về tâm lý, ngăn chặn tiến triển trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân rối loạn cương dương.
6.2. Điều trị nội khoa
Dựa vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ dụng thuốc phù hợp. Một số loại thuốc điều trị rối loạn cương dương thường dùng là:
6.2.1. Nhóm ức chế PDE5
Nhóm thuốc này ức chế hoạt động enzym PDE-5 trong cơ thể giúp tăng lưu lượng máu đi vào dương vật giúp dương vật cương cứng được bình thường. Nhóm thuốc này thường được chỉ định sử dụng khoảng 1-2 tiếng trước khi quan hệ tình dục để cải thiện tình trạng cương cứng lúc quan hệ.
Đây là loại thuốc được sử dụng tương đối phổi biến và là thuốc đường uống duy nhất được cho phép sử dụng chính thức bởi FDA Hoa Kỳ để điều trị rối loạn cương dương. Hiệu quả của nhóm thuốc này cũng khá cao, khoảng 70% người dùng cải thiện được khả năng cương cứng lúc quan hệ. Khả năng đáp ứng với thuốc giảm trong trường hợp bệnh nhân tiểu đường hoặc ung thư. Các hoạt chất thường gặp của nhóm này bao gồm Sildenafil, Vardenafil, Tadalafil, Avanafil.
6.2.2. Liệu pháp testosterol
Trong các trường hợp sự thiếu hụt Testosterol là nguyên nhân chính gây ra giảm ham muốn tình dục và rối loạn cương dương thì liệu pháp bổ sung Testosterol là một lựa chọn được cân nhắc để đơn trị hoặc phối hợp với nhóm ức chế PDE-5 để tăng cường hiệu quả điều trị rối loạn cương dương.
6.2.3. Alprostadil
Nếu các thuốc nhóm ức chế PDE-5 không hiệu quả, bệnh nhân có thể được chỉ định Alprostadil giúp tăng lưu lượng máu đến dương vật. Hoạt chất này có hai đường dùng:
- Đường tiêm: Hoạt chất Alprostadil được đưa vào dương vật bằng một đầu kim rất nhỏ. Bác sĩ có chuyên môn sẽ hướng dẫn bạn cách tự tiêm tại nhà, liều tiêm và cách chỉnh liều hợp lý khi cần thiết giúp cương cứng dương vật mỗi khi muốn quan hệ. Thuốc loại này có tác dụng gây cương dương lên đến 85%, thông thường sẽ có tác dụng gây cương dương sau 30 phút tiêm. Một tác dụng phụ điển hình của nhóm này là gây cương cứng kéo dài do hoạt động của thuốc không được điều chỉnh bởi các dây thần kinh. Do đó, bệnh nhân không cần quá ngạc nhiên khi sự cương cứng có thể kéo dài một thời gian sau khi quan hệ xong.
- Thuốc đạn: Được thiết kế để đặt vào niệu đạo của dương vật. Ưu điểm của thuốc dạng này là giúp tránh được các nguy cơ khi dùng thuốc đường tiêm như nguy cơ tổn thương dương vật, nhiễm trùng vị trí tiêm,… Nhưng ngược lại hiệu quả gây cương cứng của thuốc đạ thường thấp hơn so với đường tiêm.
6.2.4. Các thuốc khác
Thường các các thuốc hỗ trợ các triệu chứng về tâm lý như lo âu, trầm cảm, mất ngủ ở bệnh nhân rối loạn cương dương. Các thuốc này chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết nếu có chỉ định của bác sĩ vì đi kèm theo đó là rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm có thể để lại các hậu quả xấu về mặt tâm lý.
6.3. Điều trị ngoại khoa
Phương pháp phẫu thuật rối loạn cương dương thường được áp dụng là phương pháp đặt thể hang nhân tạo. Thể hang là cấu trúc chứa máu giúp dương vật có thể cương cứng. Phương pháp sẽ sử dụng một dụng cụ đặc biệt cấy ghép vào dương vật để duy trì sự cương cứng. Phương pháp này thường được áp dụng khi điều trị bằng các phương pháp khác thất bại. Hiện nay có hai loại thể hang nhân tạo thường được sử dụng là:
Thể hang nhân tạo không bơm phồng được: Loại này thường được lựa chọn vì giá thành rẻ và có độ tương thích cao với nhiều trường hợp, do đó dễ gắn hơn. Tuy nhiên, thể hang loại này không có tính thẩm mỹ cao và tỉ lệ nhiễm trùng sau phẫu thuật cao hơn loại thể hang còn lại.
Thể hang nhân tạo bơm phồng được: Có tính thẩm mỹ cao hơn do được kết nối thành một hệ thống kín đáo. Các dung dịch nước muối đã được khử trùng nên tỷ lệ nhiễm trùng thấp hơn. Tuy nhiên chi phí cho thủ thuật thay thể hang nhân tạo bơm phồng được thường cao hơn.
Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, nhu cầu của bệnh nhân và khả năng chi trả mà bác sĩ sẽ chỉ định loại phẫu thuật phù hợp nhất. Sau phẫu thuật, bệnh nhân nên đến kiểm tra định kỳ để theo dõi hoạt động của các thể hang xem có bị hư hỏng gì hay không để tiến hành thay thế kịp thời.
7. Phòng ngừa bệnh rối loạn cương dương
Cách tốt nhất để ngăn ngừa rối loạn cương dương là lựa chọn lối sống lành mạnh và quản lý mọi tình trạng sức khỏe hiện có. Ví dụ:
- Làm việc với bác sĩ của bạn để quản lý bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc các tình trạng sức khỏe mãn tính khác.
- Gặp bác sĩ để kiểm tra thường xuyên và kiểm tra sàng lọc y tế.
- Ngừng hút thuốc, hạn chế hoặc tránh uống rượu và không sử dụng ma túy bất hợp pháp.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Thực hiện các bước để giảm căng thẳng.
- Nhận trợ giúp cho các cơn lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm sức khỏe tâm thần khác.
Lời kết
Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng mà bạn gặp phải, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn – ngay cả khi bạn xấu hổ. Đôi khi, điều trị một tình trạng cơ bản là đủ để đảo ngược chứng rối loạn cương dương. Trong các trường hợp khác, thuốc hoặc phương pháp điều trị trực tiếp khác có thể cần thiết.
Xem thêm bài viết liên quan:
Rối loạn cương dương ở người trẻ vấn đề đáng lo ngại
Rối loạn cương dương tạm thời là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
5 Bài thuốc chữa rối loạn cương dương bằng đông y hiệu quả