Theo nhiều thống kê hiện nay cho thấy, bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu ngày càng có xu hướng tăng cao, khoảng 70% trong số những người mắc bệnh là phụ nữ, tuy nhiên nhiều người vẫn còn đang mơ hồ và chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin cần thiết về căn bệnh nguy hiểm này.
1. Suy giãn tĩnh mạch sâu là gì?
Suy giãn tĩnh mạch sâu là tình trạng các tĩnh mạch sâu bị suy giảm chức năng vận chuyển máu về tim, dẫn đến máu không lưu thông liên tục, gây ứ đọng máu trong lòng tĩnh mạch, gây áp lực lên các tĩnh mạch ở cẳng chân, lâu ngày dẫn đến tính trạng suy giãn tĩnh mạch.
Hệ thống tĩnh mạch ở các chi mà điển hình là chi dưới được chia thành ba nhóm tĩnh mạch:
- Tĩnh mạch nông: Các tĩnh mạch dưới da, các xét nghiệm máu thường lấy máu tại vị trí các tĩnh mạch này.
- Tĩnh mạch sâu: Là các tĩnh mạch nằm sâu trong các thớ cơ bắp, tĩnh mạch sâu chi dưới bao gồm tĩnh mạch đùi chung, tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch khoeo.
- Tĩnh mạch xiên: Liên kết giữa hai loại tĩnh mạch nông va sâu.
Đối với dòng tuần hoàn bình thường thì máu sau khi được tim đi nuôi chi dưới sẽ theo phần lớn là các tĩnh mạch sâu để trở về tim. Các tĩnh mạch này có hệ thống các van giúp máu chảy một chiều từ chân về tim mà không chảy ngược xuống do tác động của trọng lực.
Vì một nguyên nhân nào đó làm xáo trộn hoạt động của các tĩnh mạch sâu khiến máu về tim bị suy giảm, cơ thể sẽ đáp ứng lại tình trạng này bằng cách giãn rộng các tĩnh mạch sâu để chứa được nhiều máu hơn.
Tuy nhiên, việc giãn rộng tĩnh mạch khiến các van tĩnh mạch có thể bị hở, khiến dòng máu trở về tim bị xáo trộn và thậm chí còn ít hơn trước, điều này như “thêm dầu vào lửa”, cơ thể lại kích thích giãn rộng các tĩnh mạch sâu khiến cho bệnh tình ngày càng nghiêm trọng hơn. Sự giãn nở này có thể ảnh hưởng đến hoạt động tuần hoàn, tăng nguy cơ hình thành huyết khối và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn nếu không điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu
Cơ chế gây ra hiện tượng suy giãn tĩnh mạch sâu chủ yếu là do sự tăng áp lực lên các mạch máu này. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng trên.
Tính chất công việc: Nếu bạn là một người có công việc đòi hỏi phải duy trì tư thế đứng nhiều tiếng đồng hồ, chẳng hạn như là giảng viên hay người bán vé số, thu ngân cho các siêu thị,… thì nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch sâu của bạn sẽ cao hơn bình thường. Nguyên nhân là khi đứng lâu, dưới tác dụng của trọng lực khiến cho máu đẩy từ chân về tim khó khắn hơn, điều này đòi hỏi cần 1 lực đẩy cao hơn để máu trở về tim đủ làm tăng áp lực bên trong tĩnh mạch, lâu dẫn các tĩnh mạch sẽ suy yếu, giãn rộng và các van hoạt động không còn bình thường.
Do di truyền: Nhiều bệnh lý bẩm sinh có liên quan đến tĩnh mạch chẳng hạn như hẹp van tĩnh mạch bẩm sinh, viêm tĩnh mạch, suy tĩnh mạch,… có liên quan đến các yếu tố di truyền, các bệnh lý này làm suy yếu hoạt động của các tĩnh mạch lâu dần có thể gây ra giãn tĩnh mạch. Theo thống kê trên thế giới thì nếu bố hoặc mẹ có người mắc phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch sâu thì con của họ sinh ra cũng có khả năng cao mắc phải tình trạng này.
Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, sự phát triển của thai nhi làm chèn ép dòng tuần hoàn từ chi dưới lên tim làm tăng áp lực bên trong các tĩnh mạch sâu. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai còn có xu hướng ít vận động, hay ngồi lâu một chỗ đây là các yếu tố nguy cơ đều có thể dẫn đến suy giãn tĩnh mạch sâu.
Huyết khối tĩnh mạch: Các bệnh nhân có vấn đề về đông máu khiến cho sự hình thành các cục máu đông làm cản trở hoạt động của các van trong tĩnh mạch. Các van không hoạt động bình thường làm giảm lượng máu chảy về tim, tăng áp lực trong các tĩnh mạch sâu và kích thích các tĩnh mạch này giãn rộng hơn bình thường.
Các yếu tố khác: Nhiều yếu tố nguy cơ khác được cho là có khả năng gây ra suy giãn tĩnh mạch sâu bao gồm: thừa cân, sử dụng nhiêu thuốc tránh thai, tuổi tác cao, nghiện rượu, hút thuốc lá, người lười vận động, nữ giới có nhiều con,…
Xem thêm: Tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân sao cho hiệu quả?
Tìm hiểu thêm viên uống Vascovein và nghe Dược sĩ tư vấn miễn phí về cách cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch sâu hiệu quả ngay bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:
3. Biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu
Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch sâu phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, càng về sau thì các biểu hiện càng nghiêm trọng và gây nhiều khó khăn cho người bệnh:
Biểu hiện trong giai đoạn đầu: Giai đoạn này các tĩnh mạch sâu có giãn nở nhưng chưa lớn đến mức nổi lên trên da, do đó rất khó quan sát bằng mắt thường. Các triệu chứng khác cũng âm ỉ, mơ hồ khiến người bệnh thường chủ quan dẫn đến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng. Một số triệu chứng có thể gặp trong giai đoạn này bao gồm:
- Các triệu chứng ở cơ: Hay chuột rút, mỏi nhức và tê bì các bó cơ nhất là cơ đùi, cơ bắp chân thường xảy ra vào ban đêm.
- Sưng phù chân: Thường ở vị trí quanh mắt cá chân khiến người bệnh cảm giác đau và khó chịu, rõ ràng nhất là vào ban đêm.
Các triệu chứng rõ ràng hơn vào ban đêm, khi đứng lâu và giảm sau khi nằm nghỉ ngơi hoặc sau một giấc ngủ dài, khi chườm lạnh.
Biểu hiện trong giai đoạn sau: Các biểu hiện trong giai đoạn này rõ ràng, dữ dội và thường khiến bệnh nhân phải tìm đến bác sĩ để tư vấn điều trị. Một số triệu chứng thường gặp nhất bao gồm:
- Loạn dưỡng da chân: Da tại phần có tĩnh mạch bị giãn thay đổi màu sắc, dày lên hoặc lỏm vào, phù nề và có thể chảy dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của chân.
- Loét chân: Các vết loét xuất hiện ngày càng sâu và rộng dần gây đau đớn dữ dội và tăng nguy cơ nhiễm trùng các vi khuẩn từ môi trường khiến cho việc điều trị trở nên phức tạp.
- Nổi gân: Các tĩnh mạch sâu bình thường được bao phủ bởi các lớp cơ khó có thể thấy bằng mắt thường. Trong bệnh lý suy giãn tĩnh mạch sâu, các tĩnh mạch này giãn rộng và nổi rõ lên dưới da thành các vệt chằn chịt, cuộn xoắn ngoằn nghèo.
4. Suy giãn tĩnh mạch sâu nguy hiểm thế nào?
Tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân trước mắt là ảnh hưởng đến thẩm mỹ của đôi chân, khi các mạch máu hiện lên ngoằn nghèo làm cho đôi chân trông rất “không bình thường”. Không những vậy, tiềm ẩn sau tình trạng này là nhiều biến chứng có thể nhân rộng không chỉ ở vùng chi dưới mà còn có thể gây hại cho các cơ quan khác, chẳng hạn:
- Vỡ mạch: các tĩnh mạch bị giãn rộng đang trong trạng thái căng tức, chứa đầy máu và rất dễ bị vỡ nếu có tác động của các lực bên ngoài như khi vận động, va chạm mạnh, chấn thương,… gây xuất huyết.
- Nhiễm trùng chân: đối với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch sâu thường hay xuất hiện các vết loét, vết thương hở tại vị trí bị giãn mạch tạo cơ hội cho các vi sinh vật xâm nhiễm, khởi phát các phản ứng viêm, áp xe chân rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
- Tắc mạch phổi: khi van tĩnh mạch hoạt động không bình thường khiến máu chảy không còn theo một chiều nhất định, điều này làm máu chảy về tim chậm hơn. Khi máu chảy chậm thì nguy cơ hình thành cục máu đông tăng cao, các cục máu đông hình thành tại các tĩnh mạch sâu có thể len lỏi theo dòng tuần hoàn đến và gây tắc các tĩnh mạch phổi có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Đột quỵ: hiếm gặp ở trong trường hợp hình thành cục máu đông ở tĩnh mạch chi dưới, cục máu đông có thể di chuyển lên mạch máu não gây đột quỵ nhồi máu não.
5. Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch sâu thế nào?
Hiện nay, nhiều người vẫn chưa thực sự quan tâm đến bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu, bệnh có thể gây ra nhiều nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Tự mỗi chúng ta cần chú ý hơn đến thói quen trong cuộc sống hàng ngày để điều chỉnh hợp lý nhằm phòng tránh và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Việc điều trị suy giãn tĩnh mạch có thể thực hiện bằng các phương pháp không dùng thuốc, điều trị nội khoa ở giai đoạn nhẹ đến trung bình. Các thủ thuật ngoại khoa có thể điều trị loại bỏ dứt điểm các tĩnh mạch bị suy giãn. Tuy nhiên nguy cơ biến chứng từ các phương pháp điều trị ngoại khoa cũng cao hơn so với các phương pháp còn lại, do đó đây thường là lựa chọn cuối cùng của bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch sâu nặng.
5.1. Điều trị không dùng thuốc
Hiện nay có nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch không dùng thuốc. Nhiều bài tập vật lý trị liệu được thiết kế để hỗ trợ đẩy máu từ các tĩnh mạch bất thường về tim nhiều hơn, gia tăng sức mạnh cơ bắp chân và từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế có thể hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp giúp cho bệnh nhân cải thiện được bệnh tình.
Tuy nhiên, các biện pháp không dùng thuốc thường ít có khả năng chữa lành hoàn toàn sự suy giãn tĩnh mạch, do đó, nên áp dụng các phương pháp này đi kèm các thuốc đặc trị khác để rút ngắn thời gian điều trị.
Xem thêm: Các cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà an toàn hiệu quả
5.2. Điều trị dùng thuốc (điều trị nội khoa)
Bệnh nhân có thể được khuyến cáo sử dụng các thuốc đường uống, thuốc đường bôi ngoài da để kiểm soát tình trạng suy giãn tĩnh mạch sâu. Các thuốc này phần lớn đi từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên với các hoạt chất phần lớn là Flavonoid giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa sự giãn nở và biến chứng vỡ mạch. Một vài chế phẩm có bổ sung thêm hoạt chất ngăn ngừa hình thành cục máu đông giúp ngăn ngừa biến chứng huyết khối.
5.3. Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa có thể là phương pháp chích xơ, phương pháp phẫu thuật truyền thống hoặc áp dụng các ứng dụng tiên tiến hơn như dùng laser, ánh sáng xung cường độ cao,… với nguyên tắc thường là ngăn cản sự giãn rộng, thu hẹp hoặc loại bỏ các tĩnh mạch bất thường bằng dao kéo, hoặc các tia vật lý khác. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng cụ thể của bệnh nhân để đưa ra chỉ định về phương pháp điều trị hợp lý nhất.
Tuy nhiên, do là các thủ thuật có tính xâm lấn nên các nguy cơ về tâm lý bệnh nhân, nhiễm trùng sau lộ trình, nguy cơ khi sử dụng thuốc tê, mê toàn thân,… có thể xảy ra và chi phí điều trị thì thường cao.
6. Phòng tránh bệnh sao cho hiệu quả?
Bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu không những làm mất thẩm mỹ mà còn có thể gây ra những nguy hiểm khó lương. Tuy nhiên chúng ta có thể phòng tránh bệnh một cách dễ dàng, chỉ cần:
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Người bệnh nên cân bằng khẩu phần dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày, cung cấp nhiều loại vitamin, rau xanh, chất xơ, kali… và uống đủ nước để tránh nguy cơ mắc bệnh.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt:
- Không nên mang giày cao gót để tránh việc dồn trọng lượng cơ thể xuống hai bàn chân, gây áp lực lên các tĩnh mạch chân, nên chọn những đôi giày gót thấp vừa phải, da mềm.
- Nên mặc trang phục rộng rãi, thoải mái, tránh bó sát đặc biệt là ở chân, hông.
- Không nên ngồi xổm, đung đưa, vắt chéo chân gây cản trở máu lưu thông. Nên chọn ghế ngồi phù hợp, và kê cao chân khi nằm khoảng 20cm so với tim.
- Không nên ngồi lâu hay đứng lâu một chỗ, nên đi lại thường xuyên, giãn cơ để các tĩnh mạch không bị quá tải.
- Tập các bài tập nhẹ như đi bộ, bơi lội, thể dục dưỡng sinh… để nâng cao sức khỏe và có lợi cho hệ thống tĩnh mạch chân.
- Hạn chế tắm nước nóng hay xoa bóp dầu nóng tại vùng da bị bệnh vì sẽ làm các tĩnh mạch giãn nở to hơn, bệnh sẽ càng nặng hơn.
Xem thêm: Chế độ ăn dành cho người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch
7. Sản phẩm Vascovein hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ tình trạng suy giãn tĩnh mạch sâu thì bộ sản phẩm Vascovein gồm viên uống và kem bôi chính là giải pháp bền vững và lâu dài dành cho bạn.
Viên uống Vascovein được kết hợp bởi các thành phần cao cấp từ thiên nhiên, được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài như: Chiết xuất hạt dẻ ngựa, chiết xuất hoa hòe, chiết xuất hạt nho. Nên giúp giảm tình trạng đau nhức, tê ngứa, co cơ, tăng tuần hoàn máu và ngăn ngừa tình trạng hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ bị suy tĩnh mạch chân.
Ngoài ra, kem bôi ngoài da Vascovein mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu, giảm cảm giác đau nhức, tê ngứa, giảm viêm sưng, dưỡng ẩm da nhờ chiết xuất hạt dẻ ngựa, dầu hạt nho, chiết xuất cây phỉ, chiết xuất lô hội.
Cùng với cơ chế trong uống ngoài bôi, bộ sản phẩm Vascovein đang là bộ sản phẩm đi đầu trong thị trường, mang hiệu quả cho người đang gặp phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn đầy đủ thông tin về căn bệnh này. Bạn có thắc mắc gì thêm có thể đăng ký tư vấn cho Bác sĩ hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miễn Phí.
Xem thêm nội dung liên quan:
Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch có hiệu quả không?
Hướng dẫn massage xoa bóp chân giúp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch
12 Cây thuốc nam chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà