Hiện nay, toàn Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có tỷ lệ mắc chứng suy nhược thần kinh hay các bệnh liên quan đến thần kinh đang tăng cao trong những năm trở lại đây. Ở Việt Nam tỷ lệ mắc chứng này chiếm từ 3-4% so với tỷ lệ dân số và các nước Tây Âu là 5-10%.
1. Suy nhược thần kinh là gì?
Bệnh này thường xuất hiện nhiều ở những người học tập, lao động bằng trí óc có độ tuổi từ 20-45 nhiều hơn lao động chân tay, do stress hay chịu áp lực lớn từ công việc quá lớn. Vậy suy nhược thần kinh là gì? Nó có đáng sợ hay không?
Suy nhược thần kinh được hiểu là tình trạng rối loạn chức năng não bộ, kiệt quệ hệ thống thần kinh do quá trình làm việc chịu nhiều căng thẳng, làm não con người gần như quá tải, suy nhược nặng nề khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến sự tập trung và phục hồi tái tạo lại tất cả chức năng các cơ quan trong cơ thể người.
Bệnh này thường có biểu hiện như thay đổi tâm trạng, dễ bị kích thích, rối loạn cảm giác, mất ngủ, biểu hiện trầm cảm, lo âu sợ hãi… Vậy nguyên nhân thực sự sinh ra nó là gì? Tác hại và cách khắc phục nó ra sao? Hãy cùng tìm hiểu để ngăn ngừa bệnh tốt nhất.
2. Nguyên nhân, cách phòng ngừa bệnh suy nhược thần kinh
2.1. Do bị stress
Theo nghiên cứu, căn bệnh này được ví như tâm bệnh xã hội, có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Bắt nguồn từ các yếu tố về hệ thần kinh trung ương, những yếu tố gây chấn thương tâm thần, nó có thể không nhiều nhưng lại kéo dài dẫn đến trở thành căn bệnh khó chữa. Stress một trong những lí do khiến chứng bệnh này xuất hiện,những căng thẳng áp lực kéo dài đè nặng lên bộ óc của con người làm mất đi sự cân bằng của 2 quá trình hưng phấn và ức chế ở họ.
Stress thường gặp là do gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, mâu thuẫn với gia đình bạn bè hay gặp nhiều rủi ro trong quá trình lao động và học tập,làm việc với cường độ quá cao,ức chế kìm nén cảm xúc thật của mình quá nhiều khiến hệ thần kinh của họ bị suy nhược, khó hồi phục.
Có bao giờ bạn rơi vào tình trạng sang chấn tâm lý hay chưa? Sang chấn tâm lý quá mạnh, kéo dài quá lâu hay vượt xa sự chịu đựng của con người làm cho họ bị sốc thần kinh không kịp thời thích nghi như mất người thân, mất việc làm, phá sản… là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng bệnh này.
2.2. Thói quen lối sống không khoa học
Theo một số nghiên cứu, số người có xu hướng sống hướng nội, ít giao tiếp với mọi người xung quanh, sống khép mình và luôn thận trọng, sợ hãi và lo nghĩ quá nhiều có tỷ lệ suy nhược thần kinh cao hơn so với người bình thường.
Rồi những người có lối sống buông thả, không khoa học, ăn chơi, đua đòi và thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc là, heroin… gây rối loạn đến hệ thần kinh trung ương, dẫn đến suy nhược khó phục hồi. Ngoài ra, các tác động từ bên ngoài cũng có thể gây nên căn bệnh này như tiếng ồn, ô nhiễm môi trường sống, môi trường làm việc căng thẳng kéo dài gây mất ngủ sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh.
Bên cạnh đó, suy nhược thần kinh còn bắt nguồn từ một số bệnh lý như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, chấn thương sọ não… hay một số bệnh về nhiễm khuẩn mạn tính như viêm loét dạ dày, viêm túi mật, viêm xoang… làm cơ thể con người mệt mỏi, đau nhức, căng thẳng kéo dài dẫn đến suy nhược.
Xem thêm: Bệnh rối loạn tiền đình là gì? nguyên nhân và cách điều trị bệnh
3. Những người dễ mắc phải suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh thường gặp ở những người gặp phải trở ngại về mặt tâm lý khiến não bộ rối loạn. Do đó, các đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc phải tình trạng suy nhược thần kinh hơn bình thường:
3.1. Người thường hay bị stress
Stress là áp lực căng thẳng đè nén lên tâm lý kéo dài sau những áp lực công việc hoặc một sự cố diễn ra trong đời một người. Trong lúc stress, các nội tiết tố trong người chúng ta cũng thay đổi một cách bất thường dẫn đến các rối loạn trong chuyển hoá và chức năng của các cơ quan đặc biệt là bộ não. Một người nếu vượt qua được stress sẽ trở nên mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu không vượt qua được thì stress có thể tiến triển thành tâm bệnh, gây ra các bệnh lý suy nhược thần kinh như trầm cảm, lo âu, mất ngủ do lo lắng.
3.2. Người nghiện rượu bia
Rượu bia nếu dùng ở mức độ vừa phải có tác dụng kích thích tiêu hoá tốt hơn, giúp cải thiện tâm trạng, giải tỏa căng thẳng sau giờ làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, đối với người nghiện rượu bia tức là người lạm dụng các loại thức uống có cồn thì nồng độ cồn trong máu luôn ở mức cao. Trong trường hợp này thì rượu bia lại thể hiện tác dụng phụ của nó là ức chế hoạt động thần kinh trung ương, lâu dần có thể gây tổn thương hệ thần kinh và nhiều cơ quan khác trong cơ thể gây ra rối loạn về mặt tâm tính, suy nhược thần kinh và suy giảm trầm trọng sức khoẻ.
3.3. Người nghiện thuốc lá
Trong thuốc lá có nhiều hoạt chất kích thích tiết ra các hormon tủy thượng thận. Các hormon này cũng được tiết ra nhiều khi stress và được cho là yếu tố gây thay đổi tâm tính ở người chịu nhiều căng thẳng. Do đó, việc tiêu thụ quá nhiều thuốc lá hoặc thậm chí là hít khói thuốc lá do người thân sử dụng trong một thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ suy nhược thần kinh.
3.4. Người trầm cảm
Trầm cảm luôn là đối tượng bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt do hành vi và suy nghĩ không thể đoán trước của họ có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bệnh nhân trầm cảm vốn đã có một hệ thần kinh không bình thường, luôn trong trạng thái bị ức chế nhưng đôi khi cũng rất dễ kích động và tổn thương. Do đó, bệnh nhân trầm cảm luôn là một trong những đối tượng có nguy cơ cao đối diện với tình trạng suy nhược thần kinh.
4. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn bị suy nhược?
Chứng bệnh này không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó gây ra sự rối loạn thần kinh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người. Người bệnh thường rơi vào chứng mất ngủ sâu, ngủ không ngon hoặc thường xuyên gặp ác mộng được thực hiện bởi những tác động, cho dù là tác động nhỏ như ánh sáng, tiếng ồn từ môi trường xung quanh hay việc mất ngủ ban đêm khiến ban ngày có cảm giác buồn ngủ nhưng không thể ngủ được dẫn đến cơ thể con người trở nên mệt mỏi, uể oải và không có tinh thần làm việc, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống con người.
Người mắc bệnh này thường dễ bị kích thích, khó chịu dù là tiếng động nhỏ. Có trạng thái thường xuyên đau đầu âm ỉ, đau vùng trán hoặc vùng thái dương có thể kéo dài đến vài dài giờ, khó chữa khỏi. Hệ thần kinh còn tác động đến hệ tim mạch làm tăng huyết áp, co mạch, kích thích lên các hệ hô hấp làm nhịp thở nhanh và dồn dập.
Ngoài ra còn gây các triệu chứng về thần kinh như đau nhức xương khớp, vùng đốt sống hoặc cổ. Những rối loạn nội tạng, giác quan, hoa mắt chóng mặt và còn có vòng kinh không đều. Những rối loạn cảm giác làm cho người bệnh có cảm giác lo âu, sợ hãi, hồi hộp hay xúc động ảnh hưởng đến khả năng tập trung trong học tập lẫn công việc.
Xem thêm: Bệnh thiếu máu não là gì? nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
5. Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?
Bệnh nhân suy nhược thần kinh được ví như một người sống cùng một quả bom nổ chậm. Tuy không nhanh chóng kết liễu mạng sống một cách trực tiếp nhưng tình trạng bệnh này như một chất độc ăn mòn dần dần cơ thể con người từ thể chất đến tinh thần. Suy nhược thần kinh là tình trạng biến đổi xấu về hoạt động của não bộ, cơ quan chi phối hầu như tất cả mọi hoạt động của tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể. Do đó, suy nhược thần kinh về cơ bản là có thể gây rối loạn hoạt động trên toàn cơ thể, gây ra những biến chứng không thể nào lường trước được.
Suy nhược thần kinh có thể ảnh hưởng xấu về mặt thể chất, khiến người bệnh “ăn không ngon, ngủ không yên” dẫn đến thể trạng gầy yếu, thường xuyên mệt mỏi, ủ rủ, trí nhớ kém và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nặng nề. Về lâu dài, bệnh nhân suy nhược thần kinh thường tiến triển thành nhiều bệnh lý nguy hiểm khác đặc biệt là các bệnh về tim mạch, tiểu đường, bệnh lý chuyển hoá, bệnh tự miễn.
Bệnh nhân suy nhược thần kinh thường có xu hướng mắc luôn chứng trầm cảm. Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm vì có khả năng biến đổi tâm lý con người theo hướng tiêu cực, khiến cho họ phải trải qua cảm giác đau đớn về mặt tinh thần, cảm giác bị cô lập, xa lánh khiến cho họ luôn có những hành động, những quyết định tiêu cực và nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.
Đa số các bệnh nhân trầm cảm không ược điều trị hợp lý đều không thể chịu đựng nổi các cơn đau đớn dày vò tinh thần và có ý định tự sát để giải thoát cho bản thân. Do đó, việc chăm sóc bệnh nhân suy nhược thần kinh đóng vai trò quan trọng không kém việc điều trị bệnh hợp lý, giúp ngăn chặn những hành vi nguy hiểm và bảo vệ tính mạng người bệnh.
6. Cách điều trị suy nhược thần kinh
Hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm tình trạng suy nhược thần kinh. Các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu nhắm vào nguyên tắc cải thiện các triệu chứng, bổ sung dưỡng chất giúp cơ thể tự chữa lành và ngăn ngừa các biến chứng và hành động nguy hiểm của bệnh nhân. Dưới đây là một số cách điều trị suy nhược thần kinh thường được áp dụng hiện nay:
6.1. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Suy nhược thần kinh luôn đi đôi với suy nhược cơ thể do bệnh nhân có xu hướng chán ăn hoặc hoạt động hấp thu các chất của hệ tiêu hoá diễn ra kém. Việc có chế độ dinh dưỡng, ăn uống khoa học giúp bệnh nhân ăn ngon miệng hơn, dễ tiêu hoá hơn và cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu để cơ thể và đặc biệt là não bộ có thể phục hồi những hư tổn một cách tự nhiên.
Không những vậy các nhà khoa học còn chứng minh được rằng khi một người được thưởng thức một bữa ăn ngon thì não bộ sẽ tiết ra các hormon hạnh phúc giúp cân bằng lại cảm xúc, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý như trầm cảm, giảm trí nhớ, tâm thần phân liệt. Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để thiết lập một chế độ dinh dưỡng, ăn uống phù hợp với bệnh nhân suy nhược thần kinh.
6.2. Điều chỉnh lại tinh thần
Bệnh nhân suy nhược thần kinh luôn trải qua những cung bậc cảm xúc không mấy là tích cực mà đa số là họ không thể tự kiểm soát được tâm tính của bản thân dẫn đến nhiều quyết định sai lầm. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể tham khảo các bài tập thiền, yoga, hoặc tham gia các hoạt động giải trí như nuôi thú cưng, cây cảnh để giữ cho tinh thần lạc quan, thoải mái, xua tan đi căng thẳng, stress giúp bệnh tình nhanh chóng phục hồi.
6.3. Dùng thuốc chống trầm cảm
Trong trường hợp suy nhược thần kinh có đi kèm với trầm cảm thì bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Đa số các thuốc chỉ có khả năng cải thiện tâm trạng của bệnh nhân trầm cảm trong một thời gian, việc quan trọng là trong lúc tâm trí được thoải mái do sự hỗ trợ của thuốc thì bệnh nhân nên tận dụng để tự điều chỉnh lại cảm xúc, tinh thần bằng cách áp dụng các biện pháp không dùng thuốc, rèn luyện ý chí kiên cường giúp vượt qua bệnh tật.
Trong trường hợp bệnh nhân suy nhược thần kinh có xu hướng trầm cảm, bên cạnh việc sử dụng thuốc thì người nhà nên quan tâm, chăm sóc, theo dõi hoạt động, hành vi của bệnh nhân để giúp tăng hiệu quả điều trị và bảo vệ bệnh nhân khỏi những suy nghĩ tiêu cực có thể xảy ra.
Xem thêm: Top 4 loại thuốc tăng cường tuần hoàn não và tăng cường trí nhớ tốt
7. Cách phòng ngừa suy nhược thần kinh
Đối với các trường hợp tâm bệnh như chứng suy nhược thần kinh thì phải áp dụng những biện pháp giúp tinh thần lạc quan thoải mái là yếu tố hàng đầu giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số cách có thể giúp cải thiện tâm trạng và phòng ngừa suy nhược thần kinh:
7.1. Tập thể dục
Việc tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, đầu óc thoải mái, giảm thiểu căng thẳng sau giờ làm việc, học tập mệt mỏi, ngăn ngừa nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể ảnh hưởng lên hoạt động của não bộ, kích thích ăn ngon, ngủ ngon và giúp cơ thể khỏe mạnh một cách toàn diện.
Theo khuyến cáo của giới chuyên gia thì một người nên luyện tập các bài tập cường độ nhẹ chẳng hạn như đi bộ chậm mỗi ngày ít nhất 30 phút và tối thiểu là 5 ngày mỗi tuần, hoặc luyện tập với cường độ mạnh hơn như các hoạt động thể chất khiến bạn ra mồ hôi, chơi thể thao ít nhất 25 phút mỗi ngày tối thiểu 3 ngày mỗi tuần để phòng ngừa các bệnh lý tim-não.
7.2. Giữ cho tinh thần lạc quan
Có nhiều hoạt động có thể giúp tinh thần bạn thoải mái và thư giãn sau giờ làm việc, học tập căng thẳng. Mỗi người đều có cho mình một thú vui riêng, nên tìm hiểu xem bản thân mình thích loại hình giải trí nào để ứng dụng vào cuộc sống giúp ngăn ngừa các tâm bệnh một cách an toàn, hiệu quả. Một số hình thức giải trí lành mạnh bạn có thể tham khảo để phòng ngừa suy nhược cơ thể như: nuôi thú cưng, cây cảnh, chơi cờ, nghe nhạc, đọc sách, tập yoga, thiền định, đi du lịch…
7.3. Tránh xa các sản phẩm có chứa chất kích thích
Nhiều người xem rượu bia, thuốc lá hoặc các sản phẩm có chứa các chất kích thích là hình thức giải trí giúp xua tan stress sau những giờ phút căng thẳng. Trên thực tế, cảm giác thoải mái tinh thần khi sử dụng các sản phẩm này chỉ là nhất thời, về lâu dài cơ thể và não bộ sẽ dần bị đầu độc bởi những loại chế phẩm này làm tăng nguy cơ mắc suy nhược thần kinh.
7.4. Nghỉ ngơi đầy đủ
Một trong các hoạt động có thể giúp cho não bộ phục hồi lại hư tổn đó là ngủ nghỉ. Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng quyết định hiệu quả phục hồi của não. Do đó, nên tạo mọi điều kiện tốt nhất để có được những giấc ngủ ngon, đủ 6-8 tiếng mỗi ngày để phòng ngừa suy nhược thần kinh.
Lời kết
Suy nhược thần kinh gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe của chúng ta. Vậy cần làm gì để phòng ngừa và điều trị chứng bệnh này? Chúng ta cần có một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thường xuyên rèn luyện và chơi các môn thể thao lành mạnh, hạn chế sử dụng các chất kích thích có hại đến thần kinh cũng như sức khỏe.
Dành thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, giải tỏa căng thẳng, áp lực và làm việc với cường độ vừa phải. Nếu cảm thấy không cố gắng được nữa hãy đến gặp chuyên gia tư vấn và sử dụng thuốc điều trị phù hợp. Điều cuối cùng lf hãy sống thật vui vẻ và lạc quan để có một được sức khỏe tốt và tránh được căn bệnh xã hội này.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:
Mách bạn cách cải thiện giấc ngủ bằng 8 loại thực phẩm này