Tiểu không hết là biểu hiện của bệnh gì?

Tiểu không hết là gì? Nguyên nhân triệu chứng của bệnh

Tiểu không hết hiện nay là một tình trạng khá phổ biến ở những người trung niên, bất kể bạn là nam hay nữ. Càng cao tuổi, tỷ lệ xuất hiện tình trạng tiểu không hết này ngày càng nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt bình thường. Vậy đi tiểu không hết là gì? Nó có thể là triệu chứng của những căn bệnh nào khác? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Tiểu không hết là gì?

Tiểu không hết là tình trạng sau khi bạn đi tiểu, nhưng nước tiểu trong bàng quang không được đẩy hết ra ngoài. Nước tiểu còn đọng lại trong bàng quang khiến bạn cảm thấy vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu dù mới đi tiểu trước đó không lâu.

Khi tình trạng này xuất hiện một cách đột ngột và khiến bạn không đi tiểu hết được, có thể được gọi là tình trạng cấp tính. Trong trường hợp mãn tính, việc bệnh nhân không đi tiểu hết được đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài, dù vẫn đi tiểu bình thường, nhưng bàng quang không tống hết được nước tiểu ra ngoài.

Khi nước tiểu còn đọng lại trong bàng quang, các chất thải không được tống ra ngoài, điều này có thể dẫn đến các vấn đề như nhiễm trùng hệ tiết niệu, viêm bàng quang hay tình trạng rò rỉ nước tiểu, nguy hiểm hơn nó có thể chảy ngược vào các cơ quan khác gây các bệnh viêm nhiễm hay tổn thương cơ quan đó.

Đi tiểu không hết có thể xảy ra ở cả nam và nữ, tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, tỷ lệ nam giới mắc chứng đi tiểu không hết là phổ biến hơn.

2. Triệu chứng của tình trạng tiểu không hết

Đi tiểu không hết cấp tính và mãn tính có những triệu chứng khác nhau, có thể tham khảo các biểu hiện cụ thể dưới đây:

2.1. Tiểu không hết cấp tính

  • Cảm giác muốn đi tiểu ngay khi vừa đi tiểu trước đó vài phút.
  • Khi đi tiểu có cảm giác tiểu không hết nhưng không có cách nào để xử lý.
  • Đau quặn bụng hoặc khó chịu vùng bụng dưới.

2.2. Tiểu không hết mãn tính

Tiểu không hết mãn tính xảy ra khi bệnh nhân có thể đi tiểu nhưng toàn bộ nước tiểu trong bàng quang không được tống ra hết, nước tiểu còn sót lại trong bàng quang mang theo những chất thải làm tích tụ những chất có hại trong cơ thể. Một số những triệu chứng dai dẳng mà bệnh nhân có thể gặp phải bao gồm:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày (khoảng hơn 8 lần một ngày) và thường xuyên có cảm giác phải đi tiểu gấp.
  • Khi đi tiểu, dòng nước tiểu thất thường, dòng tiểu yếu hoặc dừng lại đột ngột.
  • Ngay cả sau khi đi tiểu, bệnh nhân vẫn muốn đi tiểu tiếp.
  • Tiểu đêm thường xuyên.
  • Xuất hiện tình trạng như chảy nước tiểu, nước tiểu bị rò rỉ từ bàng quang mà bệnh nhân không biết.
  • Việc đi tiểu trở nên khó khăn, cảm giác muốn đi tiểu nhưng không thể tống nước tiểu ra ngoài.
  • Bệnh nhân có thể thấy khó chịu ở vùng hông hoặc cảm thấy vẫn còn nước tiểu trong bàng quang.

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu không hết này là gì?

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này, chúng ta cần biết một vài thông tin về hệ tiết niệu, những cơ quan liên quan và cách vận hành hệ thống này như thế nào?

Hệ thống tiết niệu ở người từ trên xuống dưới lần lượt là thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thận có nhiệm vụ lọc máu, loại bỏ các chất thải trong máu, sản xuất nước tiểu. Sau đó, nước tiểu được dẫn đến bàng quang nhờ đường ống gọi là niệu quản. Bàng quang bao gồm niệu đạo, các hệ thống cơ vòng và tuyến tiền liệt (chỉ có ở nam giới). Niệu đạo là một đường ống dẫn nước tiểu từ bàng quang thải ra bên ngoài cơ thể. Cơ vòng trong (nằm gần nơi bàng quang và niệu đạo gặp nhau) là cơ mà bạn không thể kiểm soát được, cơ vòng này giữ cho nước tiểu không giải phóng vào niệu đạo quá sớm. Cơ vân ở vòng ngoài nằm bên trong niệu đạo, việc co giãn của cơ này giúp nước tiểu được tống ra ngoài, đây là cơ mà bạn có thể kiểm soát được.

Có một số nguyên nhân có thể gây ra tiểu không hết, các nguyên nhân có thể gặp ở cả nam và nữ, bao gồm:

3.1. Tắc nghẽn niệu đạo

Nếu có thứ gì đó đột ngột khiến niệu đạo của bạn bị tắt và làm nước tiểu không thể thải ra ngoài, điều này sẽ gây ra tiểu không hết cấp tính. Nếu sự tắc nghẽn diễn ra chậm theo thời gian, bạn vẫn có thể đi tiểu được nhưng tiểu ít, tiểu không hết, điều này dẫn đến tình trạng mãn tính.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc nghẽn niệu đạo gồm:

  • Sưng tấy tại niệu đạo.
  • Có vật thể chặn tại niệu đạo, ví dụ như sỏi.
  • Táo bón.
  • Cục máu đông trong niệu đạo.

3.2. Yếu cơ bàng quang

Tuổi cao khiến cho các cơ quan trong cơ thể cũng suy yếu dần, trong đó có cơ bàng quang. Cơ bàng quang yếu đi khiến nó thực hiện khả năng co bóp để tống nước tiểu ra ngoài không còn hiệu quả, nước tiểu vì thế bị đọng lại ở bàng quang.

3.3. Các vấn đề thần kinh

Tổn thương hoặc gián đoạn các dây thần kinh gần đường tiết niệu có thể dẫn đến các vấn đề về tiểu tiện. Các vấn đề tại thần kinh khiến các tín hiệu khó gửi đến nào và từ não khó truyền thông tin xuống cơ quan. Các vấn đề về thần kinh xảy ra có thể do: biến chứng đái tháo đường, chấn thương não hoặc cột sống, đa xơ cứng, bệnh Parkinson, phụ nữ sinh thường,…

3.4. Các loại thuốc

Một số loại thuốc can thiệp vào việc truyền tín hiệu thần kinh đến bàng quang gây ra tiểu không hết, có thể kể đến:

  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc chống co thắt.
  • Thuốc kháng histamin.
  • Thuốc kháng viêm không steroid.
  • Thuốc giảm đau nhóm opioid.
  • Và một số loại thuốc khác.

Bên cạnh nguyên nhân gây ra tiểu không hết ở cả nam và nữ, có những nguyên nhân cụ thể ở mỗi đối tượng khác nhau.

Tình trạng tiểu không hết xuất hiện cả nam và nữ
Tình trạng tiểu không hết xuất hiện cả nam và nữ

3.5. Những nguyên nhân gây tiểu không hết ở nam

Theo một nghiên cứu năm 2014, có đến hơn 50% những người bị tiểu không hết bởi những nguyên nhân liên quan đến tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt nằm cùng với đường tiết niệu dưới, tình trạng này có thể gây ra bởi những khối u tại tuyến tiền liệt. Những khối u này có thể làm tắc nghẽn niệu đạo và khiến bệnh nhân đi tiểu không hết. Sự phát triển của tuyến tiền liệt là điều tất yếu xảy ra ở nam giới, khi tuyến tiền liệt phát triển quá mức, chèn ép vào các cơ quan xung quanh, chặn đường ra của nước tiểu làm việc đi tiểu trở nên khó khăn hơn. Đối với nam giới từ 80 tuổi trở lên, có đến khoảng 90% bị phì đại tuyến tiền liệt. Ngoài ra, có những nguyên nhân khác sau:

  • Ung thư tuyến tiền liệt.
  • Hẹp bao quy đầu.
  • Paraphimosis – một tình trạng khẩn cấp xảy ra khi bao quy đầu bị mắc kẹt dưới đầu dương vật.
  • Một số tình trạng viêm, nhiễm trùng: viêm đường tiết niệu, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm bao quy đầu.
  • Chấn thương tại dương vật có thể gây sưng tấy, làm tắc nghẽn niệu đạo hoặc các bộ phận bên trong khác của đường tiết niệu dưới, cản trở nước tiểu thoát ra ngoài.

3.6. Những nguyên nhân gây tiểu không hết ở nữ giới

  • Một khối u lành tình hoặc ung thư trong tử cung có thể làm co thắt bàng quang hoặc niệu đạo, cản trở nước tiểu thoát ra ngoài.
  • Sa bàng quang (Cystocele) xảy ra khi bàng quang hạ thấp và đẩy vào âm đạo do các cơ hỗ trợ giữa bàng quang và âm đạo bị yếu đi. Khi đó, bàng quang đè lên niệu đạo, gây tắc nghẽn đường tiểu.
  • Sa trực tràng (Rectocele): tương tự như sa bàng quang, trực tràng mở rộng đẩy vào âm đạo, chèn ép vào niệu đạo.
  • Viêm âm đạo, nhiễm trùng bàng quang hay nhiễm trùng đường tiết niệu đều có thể gây ra tiểu không hết.

Các nguyên nhân cũng như tỷ lệ bị đi tiểu không hết ở nữ giới thấp hơn so với nam giới.

4. Tiểu không hết là biểu hiện của bệnh gì?

Tình trạng tiểu không hết có thể là biểu hiện của một số bệnh như:

5. Cách chữa trị tiểu không hết

Tiểu không hết cấp tính: Nếu bạn bị tiểu không hết cấp tính, bệnh nhân cần điều trị ngay lập tức. Bác sĩ có thể đặt một ống thông tiểu giúp nước tiểu nhanh chóng thoát ra ngoài.

Tiểu không hết mãn tính: Khi gặp phải tình trạng mãn tính, việc điều trị cần thời gian dài hơn và có một phác đồ điều trị hoặc các thuốc sử dụng cụ thể hơn. Một số phương pháp điều trị tiểu không hết mãn tính gồm:

  • Thông tiểu: Một ống thông tiểu sẽ được sử dụng để nước tiểu có thể thoát ra ngoài trong trường hợp không điều trị được nguyên nhân gây bệnh. Ống thông tiểu thường không phải một giải pháp lâu dài, sử dụng ống thông thường xuyên có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng do vi khuẩn xâp nhập vào cơ thể qua ống thông. Nếu bắt buộc phải sử dụng ống thông tại nhà, bệnh nhân cần tham khảo kĩ bác sĩ về cách thay ống thông để tránh biến chứng.
  • Ống nong niệu đạo hoặc đặt stent: Niệu đạo có thể được nới rộng ra một cách an toàn bằng cách đưa ống nhỏ vào niệu đạo và tăng dần kích thước của ống để nong rộng niệu đạo. Có một cách khác để cải thiện kích thước niệu đạo đó là đặt stent để nước tiểu chảy ra. Stent có để được đặt lâu dài trong niệu đạo để hạn chế tình trạng khó tiểu tiếp tục xảy ra trong tương lai.
  • Thuốc: Việc sử dụng thuốc tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu không hết. Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng những thuốc điều trị u xơ tuyến tiền liệt, thuốc giãn cơ giúp nước tiểu dễ dàng thoát ra ngoài, hay thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm trùng liên quan.
  • Phẫu thuật: Khi sử dụng thuốc hay các biện pháp nong niệu đạo không có hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc cho bệnh nhân phẫu thuật, như sử dụng tia laser hoặc nội soi để loại bỏ các vật cản đường tiết niệu.

Kết luận

Trong trường hợp xuất hiện các vấn đề liên quan đến việc đi tiểu, bạn cần đến gặp bác sĩ để có thể xác định sớm bệnh tiểu không hết. Các phương pháp điều trị thích hợp sẽ được áp dụng để giảm triệu chứng của tiểu không hết cũng như hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về tiểu không hết, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ