Tình trạng trẻ bị táo bón nguyên do đâu và hướng giải quyết

Trẻ bị táo bón có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe

Táo bón rất dễ xảy ở các em bé, có thể từ chính thói quen ăn uống hàng ngày hoặc trẻ mắc bệnh lý nào đó. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của trẻ không ổn định, thiếu nước và thiếu chất xơ. Tình trạng trẻ bị táo bón nguyên nhân do đâu và hướng giải quyết như thế nào sẽ được chia sẻ với ba mẹ trong bài viết hôm nay. 

1. Táo bón ở trẻ là gì?

Trẻ bị táo bón có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
Trẻ bị táo bón có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe

Táo bón ở trẻ là trường hợp trẻ gặp khó khăn trong việc đi đại tiện. Trẻ có thể đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần hoặc đi tiêu kèm theo các triệu chứng như khó đi, đau nhiều, khó chịu, phân quá khô, cứng và to. Thống kê cho thấy, hàng năm có 30% trẻ bị táo bón phải được quan tâm chăm sóc đặc biệt. 

Nếu trẻ bị táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa bên trong cơ thể, từ đó khiến sức khỏe toàn bộ cơ thể bị giảm sút. Đồng thời, trẻ sẽ còn bị cảm giác khó chịu và hạn chế vận động trong các hoạt động hàng ngày. Điều này, cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các bé nói riêng và gia đình nói chung. 

2 .Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị táo bón

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị táo bón. Vì thế, người ta chia các nguyên nhân trẻ bị táo bón thành 2 loại, một là nguyên nhân thực thể và hai là nguyên nhân chức năng. 

2.1. Nguyên nhân thực thể

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ

Nhóm nguyên nhân thực thể xuất phát từ những bệnh lý ở trẻ, từ đó gây nên tình trạng táo bón ở bé. 

  • Trẻ bị bệnh cường giáp: Cường giáp là loại bệnh sẽ làm giảm các hoạt động của cơ ruột, cản trở quá trình loại bỏ chất thải từ ruột đến bộ phận bài tiết. 
  • Bệnh bệnh phì đại tràng bẩm sinh: Đây là bệnh lý rất nguy hiểm ở trẻ nên ba mẹ cần chú ý kỹ lưỡng, tránh để em bé nhà mình mắc phải tình trạng này. Thông thường, trẻ mắc bệnh này sẽ nhẹ hơn so với bình thường. Đồng thời, còn dễ nôn hoặc phân ra rất ít. Trẻ sẽ phải mổ nếu mắc bệnh này và nếu không được chữa trị sớm sẽ có thể bị phình đại tràng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng hay thủng ruột. 
  • Bệnh đái tháo đường: Trẻ em bị đái tháo đường hoặc bị béo phì cũng có nguy cơ bị táo bón nhiều hơn trẻ không bị đái tháo đường.

2.2. Nguyên nhân chức năng

Trẻ ít dùng rau xanh sẽ có nguy cơ bị táo bón nhiều hơn
Trẻ ít dùng rau xanh sẽ có nguy cơ bị táo bón nhiều hơn

Các em bé bị táo bón có nguyên nhân chức năng sẽ thường đến từ các thói quen được hình thành mỗi ngày, từ đó dẫn đến tình trạng táo bón nguy hiểm. 

  • Nhịn đi vệ sinh là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ dần bị táo bón. Khi bé nhịn đi vệ sinh sẽ khiến chất thải trong ruột càng để lâu hơn và tăng dần kích thước vì thế nếu đi đại tiện sẽ rất khó khăn. Trẻ có thể bị táo bón nặng nếu nhịn đi vệ sinh trong thời gian dài. 
  • Trẻ sơ sinh có hệ bài tiết chưa hoàn thiện vì thế nên dùng các món ăn loãng, dễ tiêu hóa hơn là các món ăn có tính chất đặc. Khi trẻ sơ sinh dùng nhiều món ăn đặc sẽ vô tình khiến bé dễ bị táo bón nhiều hơn. 
  • Táo bón cũng có thể xảy ra khi bé cai sữa mẹ. Nguyên nhân đến từ việc bé cai sữa nên bị thiếu nước. 
  • Khi trẻ uống nhiều sữa hoặc dùng nhiều thực phẩm chứa protein cũng sẽ dễ bị táo bón hơn bình thường. 
  • Những em bé ít uống nước hoặc uống không đủ liều lượng cần thiết mỗi ngày cũng sẽ có nguy cơ bị táo bón mạn tính. 
  • Trong các bữa ăn hàng ngày nhiều bé không dùng nhiều rau xanh hay trái cây, rau củ cũng sẽ không đủ chất xơ cho cơ thể. Dẫn đến dễ bị tình trạng táo bón khi chất thải bị khô và cứng và khó đào thải ra ngoài. 

3. Triệu chứng của tình trạng này là gì?

Táo bón có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào và với trẻ em thì sẽ có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn. Các triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ có thể kể đến là: 

3.1. Số lần đi đại tiện sẽ ít hơn so với thông thường

Với người bị táo bón, phân trong trực tràng sẽ khó thoát ra bên ngoài nhiều hơn vì thế, thời gian phân nằm trong cơ thể lâu hơn bình thường vì thế số lần đi ngoài cũng ít hơn. Khi mẹ phát hiện bé đi đại tiện dưới 3-4 lần trong tuần thì đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé bị táo bón. 

Ở giai đoạn sơ sinh, các em bé sẽ có số lần đi đại tiện là khá cao, có thể đến 4 lần/ngày bởi vì đây là thời gian chủ yếu em bé bú sữa mẹ nên nhận lượng nước trong cơ thể rất nhiều. Tuy nhiên, nếu như bé đi ngoài ít hẳn hoặc từ 1-2 ngày mới đi thì rất có thể trẻ đang bị táo bón. 

3.2. Phân khô, cứng và to

Theo dõi tình trạng của phân sẽ biết được bé có bị tình trạng táo bón hay không. Thông thường với các em bé bị táo bón thường phân sẽ có các đặc điểm như vón cục, màu sẫm hơn, cứng, khô, theo từng viên nhỏ,… Đây là những điều mà ba mẹ rất dễ dàng kiểm tra. Chỉ cần trẻ em vào 1-2 ngày đi phân như thế, phụ huynh có thể đoán được con mình đã bị tình trạng táo bón. 

3.3. Bé phải dùng sức rặn khi đi ngoài

Các em bé khi bị tình trạng táo bón sẽ luôn cảm thấy khó chịu đi khi vệ sinh, quấy khóc hay có cảm giác rất đau đớn. Ngoài ra, bé sẽ còn phải dùng sức để rặn chất thải ra ngoài nên mặt sẽ đỏ cũng như cơ thể phải gồng lên. Nhiều em bé sẽ phải siết chặt mông hơn khi đi ngoài vì tình trạng táo bón nặng. Táo bón sẽ khiến cho phân cứng, khô hơn nên bé sẽ phải dùng để bài tiết ra ngoài. Lúc này, mẹ sẽ phải bắt bé rặn mạnh hơn. 

3.4. Trẻ bị mắc chứng đầy bụng và khó tiêu

Trẻ sẽ gặp tình trạng khó tiêu khi bị táo bón
Trẻ sẽ gặp tình trạng khó tiêu khi bị táo bón

Trẻ bị táo bón thường sẽ đi kèm luôn các triệu chứng đầy bụng và khó tiêu. Đây là 2 triệu chứng mà mẹ nên chú ý. Nếu thức ăn chưa thể tiêu hóa được hết trong dạ dày của bé sẽ làm cho bụng bé bị chướng và đầy hơi. Bạn có thể dùng tay để ấn nhẹ vào bụng nhé sẽ cảm nhận bụng cứng hơn so với bình thường. Điều này chứng tỏ, dạ dày của bé đang hoạt động kém hơn khiến cho phần thức ăn nạp vào bị ứ đọng, không thể chuyển đổi thành chất dinh dưỡng. 

3.5. Trẻ lười ăn và chậm lớn

Khi em bé bị tình trạng táo bón, không thể tiêu thụ thêm thức ăn hay cơ thể mệt mỏi do tiêu hóa kém thì sẽ dễ bị lười ăn gây nên chậm lớn ở trẻ. Đây là điều dễ hiểu cho các em bé, nên khi bé bị táo bón mẹ nên cho bé dùng các món ăn có tính chất loãng, dễ dùng để các bé không có cảm giác chán ăn. 

3.6. Một số triệu chứng không kiểm soát khác

Nhiều em bé khi bị táo bón ngoài các dấu hiệu như phải dùng nhiều sức khi đi ngoài hay chán ăn, lười ăn thì vẫn có một triệu chứng đi kèm khác mà không thể kiểm soát được, đó là: Sốt, nôn mửa, máu trong phân, đau bụng nhiều và có nguy cơ bị trĩ. 

Ngoài ra, nếu như trẻ có nhiều dấu hiệu khác ngoài các dấu hiệu kể trên, táo bón kéo dài nhiều ngày, các biểu hiện tái phát thường xuyên, thậm chí dù cho ba mẹ sử dụng nhiều phương pháp cũng không hiệu quả thì ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời. 

4. Biến chứng nguy hiểm của tình trạng táo bón ở trẻ

Nhiều phụ huynh cho rằng chỉ cần con đi ngoài hết là sẽ êm đường ruột hay nhẹ bụng mà không có vấn đề gì xảy ra. Tuy nhiên, nhiều biến chứng nguy hiểm sẽ xảy ra nếu tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài. 

4.1. Tắc ruột ở trẻ em

Tình trạng đọng phân sẽ dẫn đến tình trạng tắc ở trẻ. Trẻ bị chứng bệnh này sẽ bị đau bụng liên tục, không thể đi vệ sinh như bình thường và ba mẹ có thể sờ được khối rắn rắn ở phần đại tràng trái của trẻ. 

Với các em bé bị trường hợp tắc ruột sẽ phải đi cấp cứu ngay nếu không để lâu sẽ nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Để tránh tình trạng này diễn ra thì ba mẹ nên thường xuyên theo dõi và kiểm tra bụng của bé. 

4.2. Cơ thể bị suy nhược

Dù trẻ em luôn có nhiều năng lượng để hoạt động vui chơi và học tập mỗi ngày. Nhưng với trẻ bị táo bón sẽ thường ít muốn hoạt động hơn, ít vui vẻ vui chơi hơn vì sẽ bị suy kiệt và suy dinh dưỡng. Táo bón lâu ngày còn khiến cho sức khỏe của trẻ bị giảm sút trầm trọng, cộng với tình trạng biếng ăn sẽ làm sẽ thiếu chất nhiều hơn. Các em bé bị táo bón cũng sẽ bị suy giảm về tinh thần, ít vui chơi và tươi cười như bình thường. 

4.3. Mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Trẻ sẽ mắc các bệnh về đường tiêu hóa nếu như bị táo bón kéo dài
Trẻ sẽ mắc các bệnh về đường tiêu hóa nếu như bị táo bón kéo dài

Trẻ bị táo bón đã có các triệu chứng bất thường của hệ tiêu hóa, điều này vì thế kéo theo nhiều mầm mống về bệnh đường tiêu hóa cho trẻ. Các em bé sẽ dễ bị viêm đường ruột, nhiễm trùng đường ruột, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa,.. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ gây nên sự rối loạn trao đổi chất bên trong cơ thể ảnh hướng đến phần ruột hay hệ bài tiết của bé. 

4.4. Sa trực tràng

Sa trực tràng là bệnh lý rất nguy hiểm ở trẻ em vì bộ phận này nằm ở cuối ruột già và có nhiệm vụ chứa phân. Khi trẻ bị táo bón và phải rặn để đẩy chất thải ra ngoài sẽ vô tình khiến cho phần trực tràng dễ bị di chuyển, trượt khỏi vị trí thông thường và nguy hiểm hơn là có thể ra khỏi cơ thể. 

Triệu chứng này rất giống với tình trạng bị trĩ khi gây nên phình lớn ở khu vực hậu môn, bé cũng sẽ dễ bị ngứa và đau ở bộ phận này. Vì thế, đây được xem là biến chứng nguy hiểm của bé khi bị táo bón. 

4.5. Trẻ bị táo bón sẽ gây ảnh hưởng về tâm lý ở trẻ

Với các em bé còn nhỏ, tình trạng phải dùng sức nhiều để đi vệ sinh khi bị táo bón sẽ dần hình thành nên nỗi sợ đi vệ sinh của các bé. Từ đó, khi bé càng nhịn đi vệ sinh thì sẽ càng có nguy cơ bị táo bón trầm trọng hơn. 

5. Cách điều trị tình trạng táo bón cho trẻ

Để điều trị tình trạng táo bón ở trẻ, cần phải có sự phối hợp từ phía ba mẹ và trẻ em, ba mẹ không nên để cho em bé một mình mà phải ở bên và chăm sóc con tốt nhất. Gia đình nên tập thói quen đi vệ sinh cho bé, nói với bé về thời gian trong nhà vệ sinh chỉ nên từ 3-5 phút mà thôi và nếu như thời gian đi vệ sinh của bé lâu hơn ba mẹ nên kiểm tra về tình trạng sức khỏe của bé. Trong lúc bé đi vệ sinh, ba mẹ không nên la mắng, quát tháo con sẽ gây nên nỗi sợ cho con và việc đi đại tiện sẽ khó khăn hơn. 

Trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ nên kết hợp nhiều thực phẩm với nhau cho bé ăn như việc bổ sung nhiều vitamin và chất xơ từ rau củ quả. Hãy điều chỉnh liều lượng dùng sữa bò hàng ngày của trẻ cũng như nên cho bé uống nhiều nước mỗi ngày để tránh tình trạng táo bón cho bé. Đồng thời, mẹ cũng có thể cho bé dùng thêm sữa chua để kích thích sản sinh thêm lợi khuẩn cho đường ruột. Tuy nhiên, không phải em bé nào cũng có thể dùng sữa chua, nên mẹ hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi cho bé dùng nhé! 

Với các em bé sơ sinh phải bú mẹ hoàn toàn mà gặp tình trạng chậm tiêu vài ngày thì sẽ là ba mẹ nên theo dõi vì nếu xảy ra thường xuyên thì có thể nguy hiểm cho bé. Với các em bé đi đại tiện nhưng phân thường xuyên cứng và khô và phải cần có sự hỗ trợ từ thuốc thì mẹ nên tập cho bé đi vệ sinh đúng cách hơn, tuyệt đối không được nhịn đi. Nếu trẻ có dấu hiệu ứ phân phải tiến hành tháo xổ phân ngay.

Xem thêm: Bị táo bón nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện tốt?

6. Cách phòng ngừa tình trạng táo bón cho trẻ hiệu quả

Bên cạnh các cách điều trị tình trạng táo bón cho bé, ba mẹ cần lưu ý những cách phòng tránh tình trạng táo bón cho trẻ nên được thực hiện mỗi ngày, như là: 

6.1. Bổ sung thêm chất xơ tự nhiên cho bé

Mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả có nhiều chất xơ và vitamin trong bữa ăn hàng ngày của bé. Không nên quá nuông chiều con mà con dùng nhiều thực phẩm chứa đạm mỗi ngày. Mẹ cũng nên thường xuyên cho con dùng nước ép trái cây để bổ sung thêm nước và chất khoáng. 

6.2. Cho bé uống nước nhiều hơn

Ba mẹ nên cho bé uống nhiều nước mỗi ngày
Ba mẹ nên cho bé uống nhiều nước mỗi ngày

Các em bé luôn có nhiều năng lượng để vui chơi, chạy nhảy mà không biết mệt mỏi. Vì thế nên lượng nước trong cơ thể cũng sẽ mất đi nên mẹ phải cho bé uống nước nhiều hơn. Mỗi ngày các em bé từ độ tuổi sơ sinh sẽ phải uống 300ml, với các em bé lớn hơn thì cần phải uống từ 500ml-1L mới đủ lượng nước cần thiết. 

6.3. Rèn luyện thói quen đi vệ sinh cho bé

Không nên để bé nhịn đi vệ sinh hoặc có cảm giác sợ đi vệ sinh. Ba mẹ cũng nên khuyến khích bé nên đi vệ sinh sau khi ăn từ 10-15 phút. Điều này sẽ hình thành thói quen đi vệ sinh đúng lúc mà bé muốn. 

6.4. Tăng cường vận động

Bé cần phải được vận động thường xuyên để hỗ trợ hoạt động của ruột tốt hơn, trơn tru hơn. Đối với các em bé sơ sinh cần tập những bài tập nhẹ nhàng, với các em bé lớn hơn thì mẹ nên cho bé tập luyện một bộ môn thể thao nào đó để vận động. 

6.5. Sản phẩm cốm chất xơ Bobbaby hỗ trợ cải thiện táo bón ở trẻ

Sản phẩm cốm chất xơ BobBaby hỗ trợ cung cấp chất xơ cho trẻ bị táo bón
Sản phẩm cốm chất xơ BobBaby hỗ trợ cung cấp chất xơ cho trẻ bị táo bón

Sử dụng sản phẩm giúp hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện táo bón cho trẻ cũng được xem là cách phòng ngừa tình trạng táo bón cho bé. Nhiều sản phẩm cốm vi sinh hay cốm chất xơ hiện nay rất được các gia đình ưa chuộng vì hiệu quả giúp các bé cải thiện tiêu hóa, sản sinh thêm nhiều lợi khuẩn cho đường ruột. Từ đó, giúp các bé giảm đi tình trạng táo bón nguy hiểm. Với những em bé nào lười ăn rau củ và thiếu chất xơ trầm trọng, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng cốm chất xơ cho bé. Một trong các sản phẩm cốm chất xơ làm hài lòng ba mẹ hiện nay, chính là Cốm chất xơ BobBaby.

Cốm chất xơ BobBaby mang đến hiệu quả khi bổ sung chất xơ cần thiết cho bé, giúp bé nhuận tràng, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu thường gặp. sản phẩm sẽ là người bạn đồng hành giúp bé giảm nguy cơ táo bón để bé ăn ngon hơn và khỏe mạnh hơn. Litesse (chất xơ hòa tan) là thành phần quan trọng nhất trong cốm chất xơ BobBaby vì giúp sản sinh thêm nhiều lợi khuẩn cho bé cũng như hỗ trợ đẩy nhanh quá trình đào thải chất thải ra khỏi cơ thể, từ đó giúp bé đánh bay táo bón an toàn và hiệu quả. 

Lời kết

Cốm chất xơ BobBaby là người bạn đáng tin cậy của ba mẹ. Khi trẻ bị táo bón đã có cốm chất xơ BobBaby hỗ trợ bé ngay. Hy vọng qua bài viết này, ba mẹ đã có cho mình một giải pháp giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chứng táo bón cho bé rồi nhé! 

Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

Top 6 loại thuốc nhuận tràng an toàn và hiệu quả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ