Viêm dạ dày ruột: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm dạ dày ruột nguyên nhân gây bệnh là gì và cách chữa trị hiệu quả

Bệnh viêm dạ dày ruột rất phổ biến hiện nay, hay gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, người già và những người có sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ và bệnh và hay nhầm lẫn giữa viêm dạ dày ruột và ngộ độc thực phẩm. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh viêm dạ dày ruột qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh viêm dạ dày ruột là gì?

Viêm dạ dày ruột là tình trạng niêm mạc ruột bị viêm do nhiễm trùng bởi các loại virus, vi khuẩn có hại, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Những loại vi khuẩn, virus gây bệnh này chúng có thể lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hay ô nhiễm nguồn nước hay do thực phẩm.

2. Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột

Virus (đặc biệt là virus rota) và vi khuẩn Escherichia coli và các loài Campylobacter là nguyên nhân chính gây viêm dạ dày ruột. Tuy nhiên, có nhiều tác nhân truyền nhiễm khác có thể gây ra hội chứng này bao gồm ký sinh trùng và nấm. Đôi khi, người ta thấy các nguyên nhân khác không do nhiễm trùng, nhưng với tỉ lệ thấp hơn. Nguy cơ nhiễm trùng thường cao hơn ở trẻ em do chúng chưa có khả năng miễn dịch tốt. Trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do không thực hành tốt các thói quen vệ sinh.

2.1. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm dạ dày ruột

Rotavirus, norovirus, adenovirus, astrovirus và coronavirus được biết đến là nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột do virus. Một nghiên cứu cho thấy viêm dạ dày ruột do virus chiếm khoảng 21 – 40% các trưởng hợp tiêu chảy nhiễm trùng ở các nước phát triển.

Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm dạ dày ruột ở trẻ em, tỷ lệ tương tự nhau ở cả nước phát triển và đang phát triển. Nó gây ra khoảng 70% các đợt tiêu chảy nhiễm trùng ở nhóm tuổi trẻ em. Tuy nhiên ở người lớn thì rotavirus là một nguyên nhân ít phổ biến hơn do khả năng miễn dịch có được.

Norovirus là nguyên nhân gây ra khoảng 18% trường hợp viêm dạ dày ruột, và là nguyên nhân hàng đầu ở Mỹ khi chiếm khoảng 90% các đợt bùng phát bệnh lý này do virus. Những trận dịch này thường xảy ra ở một nhóm người có thời gian tiếp xúc nhau, chẳng hạn như trên tàu du lịch, bệnh viện hay trong nhà hàng. Virus này vẫn có thể lây nhiễm ngay cả khi đã hết triệu chứng tiêu chảy. Tuy nhiên norovirus chỉ chiếm khoảng 10% nguyên nhân mắc bệnh ở trẻ em.

2.2. Do vi khuẩn

Vi khuẩn Ecoli nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em
Vi khuẩn Ecoli nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em

Ở một số quốc gia, Campylobacter jejuni là nguyên nhân chính gây viêm dạ dày ruột do vi khuẩn, với gần một nửa số trường hợp này có liên quan đến việc tiếp xúc với gia cầm. Ở trẻ em, vi khuẩn chiếm khoảng 15% nguyên nhân, phổ biến với một số loại vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella, Shigella và các loài Campylobacter.

Nếu thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn và vẫn ở nhiệt độ phòng trong khoảng thời gian vài giờ, vi khuẩn sẽ sinh sôi nhanh và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở những người tiêu thụ những loại thực phẩm này. Một số thực phẩm có liên quan bao gồm thịt heo, thịt gia cầm, hải sản, trứng sống hoặc chưa chín, sữa chưa tiệt trùng, phô mai, nước ép trái cây, rau quả… Vi khuẩn thường được lây qua nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm.

Độc tố Clostridium difficile là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy xảy ra thường xuyên hơn ở người cao tuổi. Trẻ sơ sinh cũng có thể mang những vi khuẩn này nhưng không xuất hiện các triệu chứng. Đây là nguyên nhân phổ biến ở những bệnh nhân nhập viện và thường liên quan đến việc sử dụng kháng sinh. Tiêu chảy nhiễm trùng tụ do cầu vàng cũng có thể xuất hiện ở những người đã sử dụng kháng sinh.

Thuốc ức chế tiết axit làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đáng kể sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh kể trên, bao gồm cả các loài Clostridium difficile, Salmonella và Campylobacter. Nguy cơ cao hơn ở những người sử dụng thuốc ức chế bơm proton so với thuốc kháng H2.

2.3. Sự xâm nhập của ký sinh trùng

Một số ký sinh trùng có thể gây ra tình trạng viêm dạ dày ruột. Giardia lamblia là phổ biến nhất. Tuy nhiên, Entamoeba histolytica, Cryptosporidium spp. và một số loài khác cũng có liên quan. Theo một nghiên cứu, những tác nhân này chiếm khoảng 10% nguyên nhân xuất hiện ở trẻ em. Giardia xuất hiện phổ biến hơn ở các nước đang phát triển, tuy nhiên có thể xuất hiện ở tất cả mọi nơi. Nó xảy ra phổ biến hơn ở khi chúng ta đi đến các khu vực có tỷ lệ mắc cao, trẻ em được gửi đi nhà trẻ, nam giới quan hệ tình dục đồng giới hoặc sau các thảm họa.

2.4. Sự lây nhiễm do các tác nhân gây viêm dạ dày ruột

Sự lây nhiễm các tác nhân gây bệnh có thể xảy ra khi uống nước bị ô nhiễm, dùng chung dụng cụ cá nhân. Vào mùa mưa, nước dễ bị ô nhiễm và là thời điểm bùng phát dịch phổ biến. Ở những nơi có 4 mùa thì bệnh nhiễm trùng phổ biến hơn vào mùa đông. Trên thế giới, việc trẻ bú bình không được vệ sinh đúng cách là một nguyên nhân đáng kể của bệnh lý này. Tỷ lệ lây nhiễm cũng tăng cao ở những hộ gia đình đông con, ở những người có tình trạng dinh dưỡng kém.

Người lớn đã phát triển hệ miễn dịch có thể mang một số mầm bệnh nhưng lại không có triệu chứng. Do đó, người lớn có thể trở thành một ổ chứa tự nhiên của các tác nhân gây bệnh.

2.5. Nguyên nhân khác không do nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng

Có một số nguyên nhân không do nhiễm trùng gây viêm dạ dày ruột. Một số nguyên nhân phổ biến như sử dụng thuốc (thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs), một số loại thực phẩm như lactose (ở những bệnh nhân không dung nạp) và gluten (ở những bệnh nhân bị bệnh celiac). Bệnh Crohn cũng là một nguyên nhân gây nên viêm dạ dày ruột và thường diễn tiến rất nghiêm trọng. Bệnh thứ phát do độc tố khác cũng có thể là nguyên nhân.

Một số triệu chứng có thể xuất hiện như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy có thể do ngộ độc do tiêu thụ cá nhiễm độc, ngộ độc tetrodotoxin do ăn có nóc và ngộ độc thịt do bảo quản không đúng cách.

Xem thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng – Bệnh lý không thể xem thường

3. Viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không?

Các triệu chứng thông thường của viêm dạ dày ruột là tiêu chảy cấp kèm theo nôn mửa, đau bụng và thỉnh thoảng sốt. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng này trong một thời gian dài, tốt hơn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Các bác sĩ cho biết, nếu không được điều trị kịp thời, viêm dạ dày ruột có thể dẫn đến suy thận cấp tính, một số trường hợp thậm chí là nhồi máu cơ tim.

Một người khỏe mạnh có thể bị suy thận cấp khi mắc viêm dạ dày ruột. Tiêu chảy cấp khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng, từ đó giảm lưu thông máu trong cơ thể và gây hạ huyết áp. Và nên đặc biệt cẩn trọng ở những bệnh nhân đã mắc các bệnh lý tim mạch.

4. Bệnh viêm dạ dày ruột thường gặp ở những đối tượng nào?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ nhiễm bệnh
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ nhiễm bệnh
  • Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 3 tuổi: có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên rất dễ mắc bệnh.
  • Người già, người lớn tuổi cũng thuộc nhóm nguy cơ cao do hệ thống miễn dịch đã suy yếu.
  • Những người sống ở khu vực có nguồn nước ô nhiễm, mất vệ sinh rất dễ bị viêm dạ dày ruột.
  • Những người không chú ý vệ sinh cá nhân, không rửa tay thường xuyên rất dễ nhiễm bệnh.

5. Dấu hiệu, triệu chứng của viêm dạ dày ruột

Các biểu hiện và triệu chứng của bệnh ở các đối tượng khác nhau là rất khác nhau, cụ thể:

5.1. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nếu trẻ bị tiêu chảy, nôn mửa liên tục và sốt quá 2 ngày liên tục rất có thể trẻ đã bị nhiễm bệnh. Các bố mẹ cần lưu ý đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ có những dấu hiệu sau:

  • Đi tiểu ít và lượng nước tiểu ít (6h vẫn chưa cần thay tả).
  • Ngủ li bì và hay quấy khóc hơn.
  • Khát nước và khô môi.
  • Da nhăn nheo, mắt sâu trũng.
  • Khóc không có nước mắt.
  • Sốt lạnh cả người.

Khi trẻ bị nhiễm bệnh, nếu ở mức độ nhẹ có thể chăm sóc tại nhà và sẽ tự khỏi sau khoảng vài ngày, nhưng nếu bệnh trở nặng thì cần nhanh chóng đưa đến bác sĩ để được điều trị thích hợp.

5.2. Ở người già và người lớn tuổi

  • Tiêu chảy kèm nôn ói: Thường đi nhiều lần trong ngày, phân lỏng và nhiều nước. Một vài trường hợp phân có kèm cả máu.
  • Đau co thắt bụng.
  • Đau đầu, nhức mỏi cơ, ớn lạnh kèm cả sốt.

Nếu người bệnh thấy cơ thể mệt mỏi, khô môi, miệng, đau đầu chóng mặt và đi tiểu ít thì nên sớm đến gặp bác sĩ để thăm khám, lúc này do tiêu chảy và nôn ói kéo dài làm cơ thể bị mất nước, nếu  để lâu dẫn đến mất nước nặng thì rất nguy hiểm.

Xem thêm: Viêm dạ dày cấp [A-Z]: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

6. Cách điều trị bệnh viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột là một bệnh lý phổ biến. Việc điều trị viêm dạ dày ruột kịp thời rất quan trọng do những biến chứng nguy hiểm mà nó có thể gây ra. Các phương pháp điều trị viêm dạ dày ruột tùy thuộc vào nguyên nhân, có thể bao gồm:

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể, bổ sung các chất điện giải.
  • Truyền dịch qua đường tĩnh mạch (khi tình trạng trở nên nghiêm trọng).
  • Sử dụng kháng sinh, nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn.
  • Sử dụng thuốc kháng ký sinh trùng, nếu nguyên nhân gây bệnh là ký sinh trùng.
  • Tránh các loại thuốc chống nôn, ngừa tiêu chảy trừ khi bác sĩ đề nghị do nó sẽ giữ các tác nhân gây bệnh bên trong cơ thể của bạn.
Người bệnh viêm dạ dày nên cung cấp đủ nước
Người bệnh viêm dạ dày nên cung cấp đủ nước

7. Cách phòng ngừa viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột là một bệnh lý rất phổ biến ở các nước đang phát triển, việc phòng ngừa bệnh lý này là rất quan trọng.

7.1. Nguồn nước sạch và vệ sinh tay thường xuyên giúp tránh viêm dạ dày ruột

Nguồn cung cấp nước không bị ô nhiễm và thực hành tốt vệ sinh rất quan trọng để giảm thiểu tỷ lệ nhiễm trùng và viêm dạ dày ruột. Các biện pháp vệ sinh cá nhân, chẳng hạn như rửa tay với xà phòng, cho thấy làm giảm tỷ lệ mắc viêm dạ dày ruột lên tới 30%. Sử dụng gel chứa cồn cũng có hiệu quả tương tự.

Nên tránh sử dụng các thực phẩm hoặc đồ uống bị ô nhiễm. Việc vệ sinh bình sữa ở những trẻ em bú bình, cho con bú trực tiếp sẽ giúp phòng ngừa mắc viêm dạ dày ruột ở trẻ nhỏ, giảm tần suất nhiễm trùng và cả thời gian mắc bệnh.

7.2. Tiêm phòng để giảm tỷ lệ mắc bệnh

Do tính hiệu quả và an toàn của nó, vào năm 2009, tổ chức Y tế thế giới khuyến khích tiêm phòng vắc xin rotavirus cho trẻ em trên toàn cầu. Hiện tại có hai loại vắc xin rota đã được sử dụng và đang phát triển thêm nhiều loại khác. Ở châu Phi và châu Á, những loại vắc xin này đã giảm tỷ lệ mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh ở các nước áp dụng chương trình tiem chủng quốc gia. Vắc xin này cũng có thể ngăn ngừa bệnh tật ở những trẻ em không được tiêm chủng do giảm khả năng lây nhiễm của các tác nhân này.

Có một số loại vắc xin phòng ngừa bệnh viêm dạ dày ruột đang được phát triển, chống lại Shigella và Escherichia coli, hai trong số những vi khuẩn hàng đầu gây ra bệnh viêm dạ dày ruột trên thế giới.

7.3. Một số thói quen tốt

Rửa tay sạch sẽ góp phần quan trọng trong phòng ngừa bệnh viêm dạ dày ruột
Rửa tay sạch sẽ góp phần quan trọng trong phòng ngừa bệnh viêm dạ dày ruột
  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, sử dụng khăn tay, hoặc sau khi tiếp xúc với động vật.
  • Rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn hoặc ăn uống.
  • Sử dụng khăn giấy dùng một lần để hạn chế vi khuẩn tồn tại lâu trên đồ vật.
  • Không xử lý thực phẩm sống và chín bằng một dụng cụ, trừ khi chúng đã được rửa kỹ.
  • Giữ bề mặt và các thiết bị nhà bếp luôn sạch sẽ.
  • Giữ thức ăn lạnh dưới 5oC và thức ăn nóng trên 60oC để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
  • Đảm bảo thức ăn nấu chín kỹ.
  • Lau chùi nhà vệ sinh, phòng tắm thường xuyên.
  • Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi trẻ em sạch sẽ để hạn chế lây bệnh trong gia đình.
  • Vệ sinh, thay đồ cho bé thường xuyên.
  • Khi đi du lịch nước ngoài nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, sử dụng nước đóng chai. Hạn chế đồ ăn tự chọn, trái cây đã gọt vỏ và nước đá.

8. Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi cho người bị viêm dạ dày ruột

Khi mắc bệnh viêm dạ dày ruột, cần chú ý những nguyên tắc sau để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh:

  • Thức ăn phải vệ sinh, băm nhỏ và nấu chín kỹ, nước phải đun thật sôi và để nguội, không ăn nóng, uống nóng sẽ làm tổn thương đến bao tử.
  • Uống đủ nước nhưng không nên uống quá nhiều nước và ăn quá nhiều.
  • Các thức ăn lạnh, đồ sống, tái thì không nên ăn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Thay đổi món ăn liên tục sao cho phù hợp với cơ thể nhất.

Xem thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng gì?

9. Những món ăn nên có trong khẩu phần ăn của người bị viêm dạ dày ruột

Cháo yến mạch và chuối  rất tốt cho người bị viêm dạ dày ruột
Cháo yến mạch và chuối  rất tốt cho người bị viêm dạ dày ruột
  • Các món nấu dạng loãng như cháo, soup, canh – vừa bù nước cho cơ thể, vừa dễ ăn và dễ tiêu hóa. Chỉ cần nêm vào các gia vị cần thiết, tránh các gia vị cay nóng như tiêu, ớt.
  • Các món ăn nhiều tinh bột như cơm, xôi, bánh mì, bánh cuốn, bột yến mạch v.v. vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể vừa hỗ trợ giảm tiêu chảy và ổn định lại các chức năng của dạ dày.
  • Các món ăn làm từ thịt bò, cá hồi, thịt heo chứa nhiều protein và các dưỡng chất giúp cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, giúp nhanh khỏi bệnh. Lưu ý nên nấu chín kỹ, mềm để tiêu hóa dễ dàng, tránh áp lực cho dạ dày.
  • Các loại rau xanh như măng tây, cải bó xôi, khoai tây, bí đỏ, cà chua: có nhiều chất xơ giúp tiêu hóa tốt và không ảnh hưởng nhiều đến dạ dày và ruột.
  • Các loại trái cây như chuối chín, bơ, dưa gang, đu đủ chín đều rất tốt cho bệnh nhân viêm dạ dày ruột.
  • Sữa chua: vi khuẩn probiotics có trong sữa chua giúp bảo vệ đường ruột và hệ tiêu hóa. Nên ăn 1 hũ sữa chua mỗi ngày.

Sản phẩm Novacurmin kết hợp cùng chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng viêm dạ dày

Sản phẩm Novacurmin giúp kháng viêm giảm đau nhanh lành vết loét hiệu quả
Sản phẩm Novacurmin giúp kháng viêm giảm đau nhanh lành vết loét hiệu quả

Vì thế có thể dùng các sản phẩm với chiết xuất thiên nhiên nhưng lại đem hiệu quả nhanh chóng hơn như Novacurmin là sản phẩm của Công ty Dược Dân Khang với thành phần tự nhiên từ nghệ có hỗ trợ giúp giảm các triệu chứng viêm loét ở dạ dày. Áp dụng công nghệ hàng đầu nước Đức – Công nghệ Novasol giúp chia các hạt Curcumin thành kích thước nano siêu nhỏ và màng bao Micelle giúp hạt nano Curcumin khó bị thủy phân, hấp thu nhanh và phát huy công dụng.

Lời kết

Ai cũng có thể mắc phải bệnh viêm dạ dày ruột cho nên đừng chủ quan nghĩ mình là trường hợp ngoại lệ. Hãy chú ý chăm sóc đường tiêu hóa của mình bằng cách đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng trong ăn uống hằng ngày, rửa tay với xà phòng và nghỉ ngơi điều độ để phòng tránh bệnh cũng như nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về bệnh dạ dày, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết liên quan:

    Top 5 loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng tốt nhất

    Bệnh viêm niêm mạc dạ dày là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ