Viêm đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, thường gặp ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng tránh và chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu qua bài viết dưới đây!
1. Viêm đường tiết niệu là gì?
Đường tiết niệu bao gồm thận có nhiệm vụ tạo ra nước tiểu, bàng quang giúp lưu giữ nước tiểu và hệ thống ống dẫn giúp vận chuyển nước tiểu ra ngoài. Viêm là phản ứng của cơ thể chống lại các tác nhân lạ bên ngoài môi trường, phản ứng này đôi khi quá mạnh gây ra những ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Tác nhân gây viêm đường tiết niệu thường là các loại vi khuẩn. Do đó, đa số các trường hợp viêm đường tiết niệu được hiểu là nhiễm khuẩn hay nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào của đường tiết niệu.
Viêm đường tiết niệu có thể diễn ra ở bất kỳ đối tượng nào kể cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trên thực tế ghi nhận tỉ lệ mắc viêm tiết niệu ở nữ giới thường cao hơn nam giới do nhiều nguyên nhân về cấu trúc giải phẫu đường tiểu và pH tại niệu đạo nữ giới. Tỉ lệ viêm đường tiết niệu cũng gia tăng ở đối tượng người lớn tuổi do ở độ tuổi này thì hoạt động miễn dịch kém nên các vi khuẩn dễ tấn công gây hại.
2. Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là tình trạng đường tiết niệu bị viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập thông qua niệu đạo và sau đó lan rộng tới bàng quang, thận… cũng như tất cả các cơ quan của hệ tiết niệu. Có nhiều nguyên nhân dẫn gây bệnh, cụ thể:
- Do nhiễm khuẩn E coli: đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. Vi khuẩn Ecoli có ở trên da hay trong phân có thể xâm nhập vào bộ phận sinh dục, đường tiết niệu sau đó lan rộng sang các bộ phận khác.
- Quan hệ tình dục cũng có thể gây viêm bàng quang, nên cần chú ý để phòng tránh bệnh.
- Do niệu đạo bị nhiễm trùng, viêm nhiễm: nguyên nhân là do vi khuẩn Gl lây lan từ hậu môn tới niệu đạo.
- Do không chú ý vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, thay băng vệ sinh thường xuyên tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh.
- Ngoài ra, ở nữ giới âm đạo và niệu đạo gần nhau, nên những bệnh lây qua đường tình dục như lậu, chlamydia… cũng có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
3. Viêm đường tiết niệu thường có những dấu hiệu, triệu chứng như thế nào?
Bệnh viêm đường tiết niệu đôi khi không có những triệu chứng rõ ràng để người bệnh có thể dễ dàng phát hiện bệnh, tuy nhiên khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau thì nên đi khám bác sĩ vì rất có thể bạn đã bị viêm nhiễm đường tiết niệu:
- Thường hay mắc tiểu nhưng lượng nước tiểu đi rất ít: người bệnh có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục, vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu và muốn quay lại nhà vệ sinh nhưng lượng nước tiểu ra rất ít.
- Có cảm giác đau, và nóng rát khi tiểu tiện: người bệnh có cảm giác đau rát khó chịu khi tiểu tiện, càng cố đi tiểu cảm giác đau buốt càng rõ rệt.
- Nước tiểu có màu khác thường, thường có màu đục, màu đen hay màu hơi hồng ( nước tiểu có lẫn máu).
- Nước tiểu có mùi nặng và nhiều bọt.
- Vùng bụng dưới xuất hiện những cơn đau.
- Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy đau lưng, ớn lạnh và buồn nôn.
4. Những đối tượng dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường niệu xảy ra do một tác nhân bên ngoài đó là vi khuẩn, do đó các đối tượng có thời gian tiếp xúc đủ lâu với vi khuẩn hoặc có điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển mạnh trong đường niệu sẽ có nguy cơ bị viêm đường niệu. Dưới đây là các đối tượng có nguy cơ cao bị viêm đường tiết niệu:
Người cao tuổi: Các cơ quan tiết niệu bị suy giảm chức năng do tuổi tác đi kèm với sự suy giảm miễn dịch diễn ra tự nhiên ở người cao tuổi khiến cho các vi khuẩn có cơ hội tốt để xâm nhập và gây hại.
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt: Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt nhất là trong trường hợp kinh nguyệt kéo dài, sự bong tróc niêm mạc kèm với máu kinh xuất hiện tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập và gây viêm đường tiết niệu. Sự viêm này có thể làm cho tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài hơn và cứ thế làm cho việc điều trị trở nên khó khăn.
Người có thói quen vệ sinh kém: Không quá dễ hiểu khi việc vệ sinh không sạch sẽ khiến bạn dễ bị viêm đường tiết niệu. Đặc biệt là đối với phụ nữ sau khi quan hệ tình dục không vệ sinh một cách hợp lý sẽ dễ dàng bị viêm đường tiết niệu hơn hết. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là nguyên nhân có thể khắc phục được nếu có ý thức thay đổi thói quen vệ sinh.
Người bị sỏi thận: Sỏi thận hình thành do các tinh thể kết tinh trong nước tiểu, bên trong viên sỏi có rất nhiều khe nứt nhỏ là nơi phù hợp cho sự bám víu, phát triển của các vi khuẩn. Khi sỏi tồn tại lâu trong cơ thể, các vi khuẩn cũng ngày một sinh sôi và chờ thời cơ. Khi có điều kiện thích hợp chẳng hạn như một vết thương tại niêm mạc đường tiết niệu do sỏi gây ra, các vi khuẩn này có thể xâm nhập vào các tế bào tại đây và gây viêm đường tiết niệu.
Phụ nữ mãn kinh: Sự thiếu hụt hormon estrogen ở giai đoạn mãn kinh khiến pH niệu đạo thay đổi, giảm sự ức chế các vi sinh vật. Do đó, giai đoạn này nếu không vệ sinh hợp lý thì các vi khuẩn có khả năng xâm nhập và gây viêm đường tiết niệu.
Người suy dinh dưỡng: Thiếu dinh dưỡng, ăn uống không đầy đủ, người mắc các bệnh lý làm cho việc ăn uống, tiêu hoá trở nên khó khăn khiến cơ thể thiếu năng lượng và mất ổn định. Hậu quả là dẫn tới hoạt động của hệ tiết niệu và hệ miễn dịch cũng bị suy giảm, khi này cơ thể dễ bị tấn công bởi các yếu tố ngoại lai hơn, sinh ra nhiều chất độc hại trong cơ thể hơn, đường tiết niệu dễ tổn thương và viêm nhiễm hơn.
Đặt ống Sonde tiểu: Ở một số đối tượng như người bị hôn mê hay các rối loạn thần kinh khiến việc tiểu tiện không thể tự kiểm soát. Khi này, người bệnh sẽ được đặt một dụng cụ y tế gọi là ống sonde tiểu để kiểm soát khả năng tiểu tiện và lưu lượng nước tiểu. Bất cứ vật dụng nào được đặt vào cơ thể một cách không tự nhiên, nếu không được xử lý phù hợp hoàn toàn có thể gây viêm nhiễm tại vị trí đặt hoặc nặng hơn là lan rộng sang các vùng xung quanh.
Người bị mất nước: Những đối tượng mà lượng nước trong cơ thể thiếu hụt thì cuối cùng dẫn đến lượng nước tiểu thải ra cũng ít, lượng vi khuẩn được đào thải ra khỏi đường tiết niệu cũng giảm làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu. Những người này thường là người có thói quen ít uống nước, bị tiêu chảy, xuất huyết tiêu hoá, mất máu, người làm việc dưới trời nắng nóng.
Người có đời sống tình dục không khoa học: Người quan hệ tình dục không lành mạnh, thô bạo, lạm dục hoặc bị bạo hành tình dục rất dễ gây ra các tổn thương tại đường sinh dục và niệu đạo. Các vết thương là điều kiện thích hợp để vi khuẩn xâm nhập gây viêm đường tiết niệu.
Xem thêm: TOP 9 dung dịch vệ sinh nam giới tốt nhất hiện nay
Dùng thuốc gây tổn thương đường tiết niệu: Hiện nay có rất nhiều thuốc tây dược có độc tính trên thận khi sử dụng quá liều hoặc sử dụng không hợp lý. Các tổn thương trên thận có thể lan rộng làm rối loạn cả hệ tiết niệu tạo điều kiện cho viêm nhiễm đường tiết niệu xảy ra. Một số nhóm thuốc hay gây độc tính lên thận như: thuốc giảm đau NSAID (ibuprofen, meloxicam,…), thuốc trị tăng huyết áp nhóm ACEI, nhóm chẹn thụ thể Angiostensin II, thuốc kháng sinh nhóm Aminoglycoside.
5. Các phương pháp dùng để chẩn đoán viêm đường tiết niệu
Để thực hiện chẩn đoán viêm đường niệu có nhiều cách. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán thường hay gặp:
Xét nghiệm nước tiểu: Nước tiểu được thu thập từ bệnh nhân dùng để tìm vi khuẩn, xét nghiệm xem nước tiểu có dương tính với nitrit hay không, pH nước tiểu cũng là một trong các dấu chỉ quan trọng giúp phán đoán nhóm vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu và từ đó đưa ra phương hướng điều trị hợp lý hơn.
Chẩn đoán hình ảnh: Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh dùng để đánh giá trình trạng tổn thương đường tiết niệu do viêm, xác định mức độ xem có cần can thiệp đến ngoại khoa hay chưa, xem xét các biến chứng của tình trạng viêm đường tiết niệu. Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như X-quang, CT-scan, siêu âm, MRI,…
6. Các cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu
6.1. Cách chữa viêm đường tiết niệu bằng phương pháp y khoa
Việc điều trị viêm nhiễm đường niệu chủ yếu bằng các nhóm thuốc kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập gây hại. Tuỳ vào kết quả các xét nghiệm chẩn đoán xem loại vi khuẩn xâm nhập là loại nào ta có thể biết được trường hợp viêm đường tiết niệu uống thuốc gì và sử dụng những nhóm kháng sinh phù hợp. Bên cạnh đó, cần phối hợp các thuốc điều trị triệu chứng chẳng hạn như giảm đau, hạ sốt, kháng viêm để cải thiện chất lượng sinh hoạt cho bệnh nhân.
6.2. Các cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà
Bên cạnh các phương pháp điều trị chăm sóc y tế, một số cách trị viêm đường tiết niệu, trị viêm bàng quang tại nhà thường được người bệnh sử dụng bởi tính hiệu quả, tiện lợi và dơn giản.
6.2.1. Lá chè xanh
vừa có tác dụng lợi tiểu vừa có tính kháng khuẩn cao. Có thể uống nước chè xanh hàng ngày hay dùng nước của lá chè xanh để vệ sinh âm đạo hàng ngày, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, nấm ngứa.
6.2.2. Lá ngải cứu
Có thể bổ sung bằng cách chế biến cùng các món ăn hàng ngày hoặc sử dụng bài thuốc chữa trị viêm đường tiết niệu hiệu quả từ ngải cứu như sau:
Chuẩn bị lá ngải cứu, rễ cỏ tranh và cỏ seo gà đem rửa sạch, giã nát lọc lấy nước sau đó hòa với chút mật ong và uống lúc nóng.Sử dụng liên tiếp trong khoảng 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng bệnh giảm rõ rệt.
6.2.3. Lá trầu không
Có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm cực tốt được sử dụng nhiều trong các san phẩm phụ khoa. Lấy lá trầu không rửa sạch, giã nát sau đó lọc lấy nước. Dùng nước này để vệ sinh niệu đạo, lưu ý không nên chà xát mạnh có thể gây bỏng rát, tổn thương vùng kín.
6.2.4. Rau mùi tây
Chứa nhiều hợp chất apiozit, omega 3-6 cũng như các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Đun sôi một vài lá rau mùi tây với nước, sau đó chắt lấy phần nước và sử dụng hàng ngày.
Trong quá trình điều trị bệnh viêm đường tiết niệu, người bệnh cần lưu ý tuân theo chỉ định của bác sĩ và kiên nhẫn trong quá trình điều trị. Nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường cần đến ngay trung tâm y tế để được thăm khám và có phương pháp can thiệp phù hợp. Hi vọng với những kiến thức ở trên có thể giúp ích cho mọi người trong việc phòng tránh cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.
7. Các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả
Để phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu, chúng ta cần:
- Uống thật nhiều nước: uống nước nhiều làm loãng nước tiểu và tăng số lần muốn đi tiểu, qua đó giúp đẩy các loại vi khuẩn ở đường tiết niệu đi ra ngoài, hạn chế khả năng mắc bệnh. Có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây vừa bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể vừa bổ sung đủ nước.
- Nên uống nhiều nước trước khi quan hệ và đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để làm trống bàng quang và đẩy các loại vi khuẩn ra ngoài.
- Chú ý vệ sinh sau khi tiểu tiện hay đại tiện theo chiều từ trước ra sau để tránh vi khuẩn lây ngược từ hậu môn sang bộ phận sinh dục và lan san niệu đạo.
- Không nên lựa chọn các sản phẩm vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh, ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên như trà xanh, trầu không…
Lời kết:
Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý hệ tiết niệu thường xuyên xảy ra, nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn. Tình trạng viêm điển hình của viêm đường tiết niệu thường gặp là viêm bàng quang. Bệnh có thể được điều trị khỏi bằng cách dùng thuốc hay bên cạnh đó có các liệu pháp điều trị tại nhà đơn giản.
Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về viêm đường tiết niệu, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.