Do đâu mà viêm đường tiết niệu ở trẻ em có thể xảy ra?

Do đâu mà viêm đường tiết niệu ở trẻ em có thể xảy ra?

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em khá phổ biến, đặc biệt là ở những bé gái. Tuy nhiên bệnh không quá nghiêm trọng và được điều trị hiệu quả khi sử dụng kháng sinh.

1. Đường tiết niệu ở trẻ nhỏ

Đường tiết niệu hay hệ tiết niệu là cơ quan quan trọng của cơ thể trong việc tạo và loại bỏ nước tiểu.

Nước tiểu được thận tạo ra, theo ống niệu quản đi đến lưu trữ tại bàng quang. Ở trẻ, dung tích bàng quang khác biệt theo độ tuổi, cụ thể là:

  • trẻ sơ sinh 30 đến 60 ml 
  • Trẻ bú mẹ: 60 đến 100 ml
  • Trẻ từ 5 tuổi: 100 đến 200 ml
  • Trẻ từ 10 tuổi: 150 đến 350 ml
  • trẻ 15 tuổi: 200 đến 400 ml

Bàng quang lưu giữ nước tiểu cho đến khi có tín hiệu để nó đưa nước tiểu ra ngoài theo đường niệu đạo. Niệu đạo mở ra ở cuối dương vật của bé trai và phía trước âm đạo bé nữ để cho nước tiểu đi ra dễ dàng.

nước tiểu bình thường không có vi khuẩn và dòng chảy một chiều giúp ngăn ngừa sự nhiễm trùng. Dù vậy, vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo và đi lên trên

2. Viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em khá phổ biến và thường không quá nghiêm trọng. 

Trẻ em có sức đề kháng hơn rất nhiều sơ với người lớn, đó là lý do vì sao trẻ càng nhỏ cũng dễ mắc cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến. Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng thường xảy ra với 8% ở các bé gái và 2% bé trai mắc bệnh khi 5 tuổi. 

Viêm đường tiết niệu phổ biến hơn ở các bé gái
Viêm đường tiết niệu phổ biến hơn ở các bé gái

3. Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở trẻ em 

Nước tiểu thường không có vi khuẩn nhưng vi khuẩn có thể xâm nhập thông qua da, trực tràng. Loại vi khuẩn gây bệnh này được tìm thấy phổ biến trên bề mặt da, khu vực trực tràng và trong phân. Do đó đôi khi vi khuẩn có thể đi từ các vị trí này đến niệu đạo.

Loại nhiễm trùng đường tiết niệu đầu tiên là nhiễm trùng bàng quang hay còn gọi là viêm bàng quang. Khi xảy ra tại đây có thể gây đau và sưng bàng quang. 

Loại nhiễm trùng thứ hai là nhiễm trùng thận, còn gọi là viêm bể thận. Vi khuẩn từ bàng quang, đi qua niệu quản và tiếp xúc với thận. Nhiễm trùng tại thận nguy hiểm hơn nhiễm trùng bàng quang và có thể gây tổn hại đến thận, đặc biệt là ở trẻ nhỏ khi chức năng miễn dịch còn chưa hoàn thiện hoàn toàn. 

Hầu hết nguyên nhân là do vi khuẩn từ hệ tiêu hóa, tức là từ trực tràng di chuyển vào niệu đạo.Điều này xảy ra do:

  • Khi các bé lau mông, giấy vệ sinh bẩn tiếp xúc với vùng sinh dục, vi khuẩn từ đây đi vào niệu đạo. Và vì niệu đạo của bé gái ngắn hơn bé trai nên viêm đường tiết niệu hay gặp hơn ở các bé gái. 
  • Trẻ nhỏ mặc tã cũng dễ tiếp xúc với vi khuẩn từ các hạt phân nhỏ, đặc biệt alf khi trẻ ngọ nguậy lúc thay tã.
Vệ sinh không đúng cách gây viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Vệ sinh không đúng cách gây viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Một số trẻ có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu cao hơn các trẻ khác do khả năng làm trống bàng quang không tốt bởi các vấn đề:

  • Táo bón: táo bón gây áp lực lên bàng quang và ngăn sự làm rỗng bàng quang một cách bình thường
  • Hội chứng rối loạn chức năng bài tiết: tình trạng này tương đối phổ biến lúc trẻ nhỏ do nhịn tiểu

Nếu trẻ có biểu hiện bất thường của các vấn đề dưới đây cũng có khả năng gây viêm đường tiết niệu ở trẻ em. Khi đó, phát hiện sớm bất thường để điều trị rất quan trọng.

  • Trào ngược bàng quang niệu quản: Theo nguyên tắc, nước tiểu từ thận qua niệu quản đến bàng quang. Sự duy trì một chiều này được xem là nhờ sự đóng mở “ nắp” giữa niệu quản và bàng quang. Nhưng khi có tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản, nước tiểu chảy ngược từ bàng quang về lại thận dẫn đến nhiễm trùng thận. 
  • Tắc nghẽn đường nước tiểu: Khi trẻ bị tắc dòng nước tiểu sẽ ngăn chặn sự di chuyển bình thường của nước tiểu, bên cạnh đó nước tiểu ở lại lâu ekfm với các tác nhận gây hại sẽ khiến viêm đường tiết niệu ở trẻ em dễ xảy ra.

4. Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Các triệu chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ em đôi khi diễn ra không rõ nét và trẻ nhỏ có thể khó thể hiện được việc cơ thể đang khó chịu. Vì vậy các bố mẹ cần để ý biểu cảm, tình trạng của bé cho thấy bé đang không được khỏe như:

  • Sốt
  • Nôn mửa
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Cáu gắt
  • Bú kém đi 
  • Chán ăn

Các dấu hiệu cụ thể hơn cho thấy viêm đường tiết niệu ở trẻ đang diễn ra, bao gồm:

  • Đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Nhu cầu đi tiểu tăng 
  • Thói quen vệ sinh thay đổi, trẻ hay tè dầm hơn 
  • Đau bụng, hông hoặc lưng dưới
  • Nước tiểu có mùi khó chịu
  • Có máu trong nước tiểu của trẻ
  • Nước tiểu có nhiều bọt

5. Chẩn đoán viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Để chẩn đoán viêm đường tiết niệu ở trẻ em, bác sĩ sẽ hỏi qua bố mẹ những triệu chứng xuất hiện ở bé. Bên cạnh đó, lấy nước tiểu để xét nghiệm cũng ói thể được thực hiện. Vì có sự khác biệt về độ tuổi cũng như thói quen của trẻ, việc lấy mẫu nước tiểu có thể thực hiện theo nhiều cách:

  • Trẻ lớn hơn có thể tiểu vào cốc
  • Những trẻ nhỏ chưa được chỉ dạy cách đi tiểu sẽ lấy nước tiểu bằng cách đặt túi nhựa trên bộ phận sinh dục. 
  • Trẻ nhỏ còn mặc tã có thể dùng ống thông vào niệu đạo và bàng quang để lấy mẫu.
  • Đối với trẻ sơ sinh, bác sĩ đâm thẳng kim vào bàng quang để lấy mẫu

Nếu trẻ đã từng bị viêm đường tiết niệu hay các bệnh lý tiết niệu nào trước đó, một số xét nghiệm hình ảnh được thực hiện để xem xét, tìm kiếm các vấn đề tại đây.

  • Siêu âm: Phát hiện tắc nghẽn hoặc các vấn đề khác tại thận
  • Chụp bàng quang niệu đạo
  • Ct scan tạo ra hình ảnh chi tiết bàng quang và thận 
  • Chụp MRI- cộng hưởng từ

6. Điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em hầu hết là sử kháng sinh. Tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm trong vòng 24 đến 48 giờ sau sử dụng. Trẻ thường được cho sử dụng kháng sinh từ 3 đến 10 ngày, thông thường là 7 đến 10 ngày.

Kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Sau đợt sử dụng, bác sĩ có thể kiểm tra xem viêm đường tiết niệu ở trẻ em đã hết chưa bằng cách kiểm tra nước tiểu một lần nữa.

Đảm bảo cho trẻ sử dụng hết liệu trình thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không dừng thuốc khi thấy trẻ có dấu hiệu tiến triển tốt hơn. 

Hầu hết tình trạng viêm đường tiết niệu ở trẻ em sẽ khỏi trong 1 tuần, một số trẻ có các triệu chứng nặng hơn cần đến vài tuần.

Nếu sau 3 ngày sử dụng mà trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm nào, bố mẹ nên nói chuyện lại với bác sĩ để kiểm tra lại.

7. Chăm sóc và phòng ngừa viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Để bệnh tình của trẻ nhanh chóng cải thiện và trẻ khỏe mạnh trở lại, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Cho trẻ uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin để nâng cao đề kháng cho trẻ. Ngoài ra, hướng dẫn cho trẻ đi vệ sinh đúng cách cũng không thể thiếu. 

Các tình trạng viêm nhiễm xảy ra là không thể ngăn cản nhưng bố mẹ có thể làm giảm nguy cơ trẻ mắc các bệnh này. Bố mẹ nên lưu ý các điều dưới đây:

  • Mẹ nên cho bé bú 6 tháng đầu, sữa mẹ tốt cho việc nâng cao sức đề kháng của trẻ và giảm nguy cơ táo bón.
  • Hướng dẫn các bé gái vệ sinh đúng cách: lau từ trước ra sau để giảm thiểu khả năng vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu
  • Đảm bảo trẻ uống đủ nước và đi vệ sinh thường xuyên, tránh để trẻ nhịn tiểu
Cho trẻ uống đủ nước để ngăn các bệnh lý
Cho trẻ uống đủ nước để ngăn các bệnh lý
  • Tránh cho trẻ sử dụng các loại đồ lót có chất liệu nylon gây bí, nó khiến cho sự phát triển của vi khuẩn dễ dàng hơn. Hãy chọn cho bé đồ lót cotton rộng rãi thoáng mát.
  • lau khô và thay tã cho trẻ ngay sau khi trẻ đi vệ sinh
  • Khắc phục tình trạng táo bón của trẻ, ăn nhiều rau củ, trái cây và uống nhiều nước
  • Quan sát xem trẻ có các bất thường trong việc đi tiểu hay không để đưa trẻ đi khám bệnh

Lời kết:

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em có thể tái phát bất cứ khi nào nên bố mẹ cần chú ý quan sát và chăm sóc trẻ tốt nhất. Hướng dẫn cho trẻ các cách để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và khám bệnh ngay khi trẻ có triệu chứng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ