Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tình trạng viêm khớp dạng thấp

Là một căn bệnh phổ biến, viêm khớp dạng thấp không còn quá xa lạ với chúng ta, nhưng không phải ai cũng hiểu chính xác về căn bệnh này. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

1. Viêm khớp dạng thấp là gì?

Một số vị trí thường xuất hiện viêm khớp dạng thấp
Một số vị trí thường xuất hiện viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý xương khớp tự miễn. Trong đó, các tế bào miễn dịch của cơ thể tự tấn công cơ thể của mình, mà trước hết là màng tế bào tại các khớp. Sự tấn công này có thể khởi phát các phản ứng viêm tại vị trí tổn thương.

Các phản ứng viêm do sự tấn công này có thể xuất hiện ở bất cứ khớp nào trong cơ thể mà thường xảy ra ở các vị trí như bàn tay, đầu gối, mắt cá và thường xảy ra đối xứng cả hai bên. Một số trường hợp thì sự viêm xảy ra ngoài hệ xương khớp và có thể diễn ra ở một số vị trí như mắt, tim, hệ hô hấp và phổi. 

Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới ở độ tuổi trung niên. Bệnh có liên quan đến các yếu tố di truyền, do đó người có bố mẹ mắc viêm khớp dạng thấp cũng có tỉ lệ mắc bệnh này cao hơn so với người bình thường. Bệnh thường kéo dài nhiều năm và để lại nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân hình thành viêm khớp dạng thấp

Ở cơ thể khoẻ mạnh bình thường, hệ miễn dịch đóng vai trò là một lực lượng bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố ngoại lai gây hại như vi khuẩn, virus, kháng nguyên lạ,…Ở các bệnh lý tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, các tế bào miễn dịch nhận diện sai tế bào cơ thể là các kháng nguyên lạ nên tiết ra các hoạt chất gây viêm nhằm tấn công các tế bào này. Các màng sụn khớp, bao hoạt dịch là vị trí bị tấn công đầu tiên trong bệnh viêm khớp dạng thấp gây nên các triệu chứng của bệnh.

Khi hệ thống miễn dịch bị xâm nhập bởi synovium, đây là lớp màng của màng bao quanh khớp làm cho synovium dày lên, sau cùng nó sẽ phá hủy sụn và xương ở khớp. Đồng thời, các dây chằng và gân giữa các khớp cũng sẽ bị giãn và suy yếu dần làm cho khớp biến dạng và thậm chí mất tính liên kết.

Hiện nay giới chuyên gia vẫn chưa tìm hiểu được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh lý viêm khớp dạng thấp. Hầu hết đều chỉ là giả thuyết liên quan đến các gen di truyền, bệnh lý hình thành khi người mang gen nguy cơ tiếp xúc với các yếu tố môi trường như vi khuẩn, virus, stress tâm lý và thể chất và các yếu tố ngoại sinh khác.

3. Các triệu chứng của bệnh viêm khớp

Triệu chứng của viêm đa khớp dạng thấp
Triệu chứng của viêm đa khớp dạng thấp

Bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp thường có các triệu chứng sau:

Đau khớp: Đây là triệu chứng thường khiến bệnh nhân phải đến gặp bác sĩ để thăm khám. Tình trạng viêm xảy ra kích thích các bao hoạt dịch dày lên, gây chèn ép các phần mềm và dây thần kinh xung quanh gây nên cảm giác đau. Các khớp đau thường xảy ra đối xứng hai bên cơ thể tại các vị trí như ngón tay, cổ tay, vai, hông, đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay. Thông thường, các khớp nhỏ như khớp ngón tay ngón chân thường bị ảnh hưởng đầu tiên và ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hoạt động của bệnh nhân.

Cứng khớp: Đi kèm với tình trạng đau khớp thì các khớp cũng trở nên căng cứng, khó vận động hơn bình thường. Cảm giác cứng khớp thường xảy ra nhiều sau một thời gian dài không vận động như sau một đêm dài ngủ dậy, khi ngồi làm việc lâu. Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể cảm thấy cứng khớp ở một vùng khớp nhất định, cũng có thể cảm thấy cứng khớp toàn thân. Tình trạng cứng khớp lâu dần có thể ảnh hưởng đến dây chằng và gân, làm giảm khả năng vận động các khớp.

Sưng khớp: Sự viêm và tích tụ dịch hoạt khớp khiến khớp sưng to, điều này khiến bệnh nhân mang giày, vớ, găng tay rất khó khăn, làm ảnh hưởng đến năng xuất sinh hoạt và làm việc của con người.

Tê, ngứa, nóng rát: Các dấu hiệu tê, ngứa, nóng rát cũng có thể xuất hiện xung quanh các khớp viêm là hậu quả của phản ứng viêm và sự đè nén các dây thần kinh xung quanh. Các khớp nóng rát thường kèm với dấu hiệu đỏ tấy, sưng lên và khi chạm vào có cảm giác đau nhức rất khó chịu.

Xuất hiện các nốt sần: Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng của viêm khớp dạng thấp mà hiếm khi gặp ở các dạng viêm khớp khác. Các nốt u dưới da xuất hiện tại các khớp bị ảnh hưởng, thông thường xảy ra ở bàn tay, khuỷu tay, đầu gối. Đôi khi các nốt sần còn xuất hiện tại các vị trí khác như phía sau gáy, đoạn cuối cột sống và gân Achilles. Các nốt sần thường không gây nhiều đau đớn và rất dễ nhận ra khi bị viêm khớp dạng thấp lâu ngày, thường để lại các di chứng khớp, làm khớp biến dạng, dị tật.

Nốt sần thường gặp của bệnh viêm khớp dạng thấp
Nốt sần thường gặp của bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp thường được chia thành 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn đầu: Hình thành viêm màng khớp làm sưng và đau khớp. Một số tế bào miễn dịch di chuyển tới vùng viêm khiến số lượng tế bào ở đó tăng cao.
  • Giai đoạn giữa: Giai đoạn này có sự gia tăng và làn truyền của viêm ở trong mô. Bắt đầu phát triển các mô xương làm tác động đến không gian ở khoang khớp và trên sụn, nó sẽ phá hủy sụn khớp và khớp, dần dần thu hẹp do mất sụn.
  • Giai đoạn nặng: Khi sụn khớp trong các khớp bị tổn thương, bị mất đi, sẽ làm lộ xương dưới sụn. Khi đó bệnh nhân thường sưng tấy, đau khớp, hạn chế sự chuyển động, cứng khớp buổi sáng sớm, teo cơ, bắt đầu hình thành các nốt sần dị dạng.
  • Giai đoạn cuối: Ở giai đoạn này, quá trình viêm sưng không còn nghiêm trọng, thay vào đó sẽ hình thành các mô xơ và xương chùng dẫn đến việc ngừng chức năng hoạt động của khớp.

4. Đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

Hình minh họa viêm khớp dạng ở tay
Hình minh họa viêm khớp dạng ở tay

Viêm khớp dạng thấp là bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và các tác nhân môi trường ngoài. Do đó, các đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn so với người bình thường:

Người cao tuổi: viêm khớp dạng thấp thường khởi phát ở tuổi 50 và nguy cơ tăng cao theo độ tuổi. 

Giới tính nữ: nữ giới có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp gấp 2-3 lần so với nam giới.

Di truyền: một số gen có liên quan đến sự tăng khả năng gây viêm khớp dạng thấp, đơn cử là gen HLA II. Do đó, người có bố mẹ mắc viêm khớp dạng thấp hoặc có mang gen HLA II sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với người bình thường.

Người có lối sống kém khoa học: người hút thuốc lá hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá, người béo phì, nghiện rượu bia, stress kéo dài có nguy cơ phát triển thành viêm khớp dạng thấp cao hơn người bình thường.

Phụ nữ chưa sinh con: theo thống kê cho thấy phụ nữ chưa sinh con có khả năng mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn so với người đã có con.

Chế độ ăn uống: ăn quá mặn, quá ngọt, ăn nhiều thịt đỏ, chất sắt làm tăng nguy cơ tiến triển thành viêm khớp dạng thấp ở bệnh nhân có nguy cơ.

5. Các biện pháp thường dùng chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Việc chẩn đoán viêm khớp dạng thấp đòi hỏi nhiều thời gian và trải qua nhiều test khác nhau để chắc chắn chẩn đoán. Các chẩn đoán thông thường bao gồm:

Hỏi bệnh: Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng bệnh cũng như bệnh sử của bạn và gia đình. Sau đó, họ có thể thực hiện các bài kiểm tra thể chất của các khớp, chẳng hạn như: quan sát mức độ sưng, đau, nóng, đỏ, chức năng và giới hạn vận động khớp, kiểm tra các nốt sần viêm khớp, kiểm tra phản xạ và sức mạnh cơ bắp. Sau khi khám bệnh, nếu nghi ngờ mắc viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ chỉ định các bài test tiếp theo để chắc chắn về mặt chuẩn đoán.

Chẩn đoán hình ảnh: Các phương pháp như siêu âm, MRI để đánh giá mức độ tổn thương xương khớp do viêm khớp dạng thấp, từ đó có hướng điều trị, xử lý kịp thời.

Xét nghiệm máu: Do đây là một bệnh lý tự miễn liên quan đến phản ứng viêm nên việc xét nghiệm máu là một trong những chẩn đoán chính xác nhất để khẳng định một người có bị viêm khớp dạng thấp hay không. Có nhiều xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, một vài xét nghiệm thường gặp là:

  • RF test: RF (rheumatoid factor) một protein liên quan đến các bệnh tự miễn đặc biệt là trong viêm khớp dạng thấp xuất hiện với nồng độ cao trong máu.
  • Anti-CCP: đây là chẩn đoán giúp phát hiện kháng thể liên quan đến viêm đa khớp dạng thấp. Test này đặc hiệu hơn so với RF test, tuy nhiên không phải bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nào cũng dương tính với anti-CCP test.
  • CRP test: C-reactive protein test xuất hiện nhiều trong máu khi cơ thể xảy ra phản ứng viêm. Test này không đặc hiệu cho bất cứ loại viêm nào.
  • ESR test: hay còn gọi là test đo tốc độ lắng hồng cầu. Trong các bệnh lý có xảy ra sự viêm nhiễm thì tốc độ lắng hồng cầu tăng lên cao.

Xem thêm: Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị [A-Z]

6. Cách điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Hiện nay chưa có biện pháp điều trị triệt để viêm khớp dạng thấp. Các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu nhằm cải thiện bệnh tình, giúp giảm đau, cải thiện hoạt động cho bệnh nhân và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Các cách điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp thường là:

Điều trị không dùng thuốc: Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện hoạt động, ngăn ngừa đau nhức các khớp, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu để có lộ trình luyện tập phù hợp.

Điều trị dùng thuốc: Các thuốc dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp chủ yếu giúp giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Các nhóm thuốc thường dùng bao gồm:

  • NSAID: nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid có khả năng ức chế tạo ra các prostaglandin gây viêm. Các hoạt chất thường gặp trong nhóm này là ibuprofen, naproxen, meloxicam,…Sử dụng lâu dài nhóm này nên lưu ý các tác dụng phụ như loét dạ dày, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch,…
  • Corticoid: thường dùng là prednisolon có tác dụng giảm nhanh cơ đau khớp mức độ nặng. Nhóm thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên cần sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ.
  • DMARDs: các loại thuốc này thường được khuyến cáo sử dụng sớm với công dung ức chế sự phát triển của viêm khớp dạng thấp, ngăn ngừa các biến chứng, dị tật khớp. DMARD thông thường sử dụng gồm các hoạt chất như Methotrexate, Hydroxychloroquine, leflunomide, sulfasalazine,…
  • Các thuốc sinh học: giống như DMARD nhưng mới hơn và khả năng điều trị mạnh mẽ hơn bao gồm các nhóm thuốc: Anti TNF, Thuốc ức chế B-cell, thuốc ức chế T-cell, Anti-IL6,…

Xem thêm: Top 5 thuốc trị viêm khớp hiệu quả nhất hiện nay

Phẫu thuật: Phương án cuối cùng khi các phương pháp điều trị trên không hiệu quả hoặc nhằm mục đích ngăn chặn, khắc phục các biến cố của viêm khớp dạng thấp là phẫu thuật. Tuỳ vào từng trường hợp, mức độ, vị trí bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp, an toàn cho bệnh nhân.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ xương khớp Dân Khang

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, một trong số đó chính là viên nang xương khớp Dân Khang. Đây là sản phẩm được rất nhiều bệnh nhân sử dụng và đem lại hiệu quả tích cực.

Viên nang xương khớp Dân Khang hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả
Viên nang xương khớp Dân Khang hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả

Xương khớp Dân Khang được bào chế từ 15 loại dược liệu tốt, như phòng phong, độc hoạt, tang ký sinh, thiên niên kiện,… với 100% thảo dược thiên nhiên có tác dụng: bổ gan thận, trừ phong thấp, kiện gân cốt, giảm đau, thông kinh hoạt lạc, bổ khí huyết. Sản xuất trên dây chuyền hiện đại, tiên tiến, thành phần an toàn, hoàn toàn từ thiên nhiên, nên xương khớp Dân Khang chính là bạn đồng hành hữu ích của mọi người trong việc điều trị viêm khớp dạng thấp.

7. Thay đổi chế độ ăn uống giúp phòng ngừa viêm khớp dạng thấp

7.1. Chế độ ăn uống có ý nghĩa thế nào với người bệnh viêm khớp dạng thấp?

Ngoài việc lựa chọn thuốc điều trị hợp lý thì một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng giúp nâng cao hiệu quả điều trị là chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Thông thường, người bệnh viêm khớp dạng thấp luôn trải qua các cơn đau đớn cực kỳ khó chịu khiến họ cảm thấy ăn không ngon miệng, do đó nên lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho xương khớp để giúp nâng cao thể trạng bệnh nhân, ngăn ngừa tình trạng suy kiệt do suy dinh dưỡng. Nhìn chung, một chế độ ăn phù hợp với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có các vai trò sau:

Giảm triệu chứng của bệnh: trong bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn khi vận động. Các loại thực phẩm có khả năng kháng viêm, giảm đau có thể giúp bệnh nhân cải thiện hoạt động, nâng cao chất lượng cuộc sống, khả năng làm việc cho bệnh nhân. Đây cũng là yêu cầu cơ bản nhất của một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Cung cấp đủ các dưỡng chất cho cơ thể: khi đau nhức liên tục bệnh nhân có thể cảm thấy ăn không ngon. Nếu lựa chọn các thực phẩm nghèo dinh dưỡng, bệnh nhân có thể thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu. Lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp cơ thể bệnh nhân được cân bằng, ngăn ngừa các biến chứng rối loạn chuyển hoá có thể xảy ra, tạo điều kiện cho người bệnh phục hồi lại sức khoẻ.

Bổ xương khớp: khi xương khớp bị hư tổn thì việc cung cấp các nguyên liệu cấu tạo nên hệ xương khớp giúp tái tạo lại các hư tổn đã có, giảm nhẹ các triệu chứng bệnh và giúp xương thêm chắc khoẻ.

Nâng cao tinh thần của bệnh nhân: các bệnh lý xương khớp không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động thể chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, người bệnh thường cảm thấy suy sụp khi đột nhiên không còn hoạt động được như bình thường. Các bữa ăn ngon, đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể sản sinh ra các hormon hạnh phúc, giúp người bệnh vui vẻ, thoải mái tạo điều kiện để sự tự chữa lành của cơ thể diễn ra.

7.2. Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?

7.2.1. Cá chứa nhiều Omega-3

Cá là nguồn thực phẩm rất giàu Omega-3. Đây là một loại chất béo rất hữu ích đối với sức khỏe nói chung và chứng viêm khớp dạng thấp nói riêng. Những loại cá giàu Omega-3 nhất thường là cá nước mặn như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Omega-3 có tác dụng ức chế tình trạng viêm khớp, giảm các triệu chứng bệnh, giảm nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp. Tốt nhất bạn nên ăn ít nhất là 3-4 lạng cá, hai lần một tuần.

7.2.2. Đậu nành

Cung cấp một nguồn đạm lành mạnh và chất xơ dồi dào cho cơ thể, bên cạnh đó lại chứa rất ít chất béo. Đậu nành không chỉ tốt cho hệ cơ xương khớp của bạn mà còn hỗ trợ nhiều cho hoạt động của hệ tim mạch.

7.2.3. Chế độ dinh dưỡng có nhiều rau xanh phù hợp cho người bị viêm khớp dạng thấp

Đối với người đang bị viêm khớp dạng thấp thì các loại rau tươi xanh là một trong những loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của họ. Bạn có thể chọn các loại rau xanh như: bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, súp lơ, bắp cải…

Bởi vì trong rau xanh có chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, C, và K,… cũng như nhiều loại khoáng chất để giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, cũng như làm chậm quá trình bào mòn xương khớp do bệnh gây ra.

Rau xanh chứa nhiều vitamin
Rau xanh chứa nhiều vitamin

7.2.4. Bổ sung thêm tỏi, gừng, nghệ và hành

Hành, tỏi, gừng và nghệ là một trong những nhóm gia vị hoặc thực phẩm có khả năng gây ức chế hoạt động của các tác nhân chính gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp.

7.2.5. Sử dụng thêm nhiều loại quả mọng

Những loại quả có chứa hàm lượng lớn vitamin, những chất chống oxy hóa lại có công dụng giảm sưng, giảm viêm là những loại quả bạn nên bổ sung thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh.

Bổ sung thêm nhiều loại quả mọng
Bổ sung thêm nhiều loại quả mọng

Theo các nghiên cứu khoa học thì các loại quả mọng cực kì tốt cho bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, có thể kể đến như: việt quất, dâu tây, nho, mâm xôi, mận, anh đào…

7.2.6. Bông cải xanh tốt cho người bị viêm khớp dạng thấp

Được xem là một trong những loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất nhất, bông cải xanh chứa rất nhiều vitamin K và C, ngoài ra còn có một hợp chất gọi là sulforaphane, có thể giúp ngăn ngừa hoặc kìm hãm sự tiến triển của chứng viêm xương khớp. Bông cải xanh cũng rất giàu canxi, có tác dụng phòng ngừa loãng xương.

7.2.7. Ngũ cốc nguyên hạt

Sử dụng những loại ngũ cốc nguyên hạt làm giảm protein phản ứng C (CRP) trong máu. CRP là một chỉ điểm của viêm liên quan đến bệnh tim, đái tháo đường và viêm khớp dạng thấp. Bạn nên ăn nhiều yến mạch và gạo nâu để cảm nhận được sức mạnh của các loại ngũ cốc nguyên hạt này.

Hạt không chỉ là nguồn cung cấp chất xơ tự nhiên mà còn rất giàu protein, canxi, magiê, kẽm, vitamin E và axit linolenic alpha (ALA) tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Các dưỡng chất này này không chỉ có lợi cho sức khỏe tim mạch mà còn rất tốt cho việc giảm cân. Bạn nên dùng nhiều quả óc chó, hạt thông, quả hồ trăn và quả hạnh.

7.3. Viêm khớp dạng thấp nên kiêng gì?

7.3.1. Những món ăn nhiều dầu mỡ

Một trong những món ăn được xem là cực kì kiêng kị đối với người bị viêm khớp nói chung và người viêm khớp dạng thấp nói riêng đó chính là những loại đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, hoặc đồ chiên xào có quá nhiều dầu, đường muối và chất bảo quản,…

Đồ ăn nhiều dầu mỡ làm cho tình trạng viêm nghiêm trọng hơn
Đồ ăn nhiều dầu mỡ làm cho tình trạng viêm nghiêm trọng hơn

7.3.2. Các loại thịt đỏ

Khi chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp thì bạn nên tránh cho người bệnh ăn những loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt trâu, thịt chó, thịt dê,…

Bởi vì, trong thịt đó có chứa hàm lượng chất béo bão hòa rất lớn. Điều này sẽ khiến cho trọng lượng cơ thể tăng nhanh hơn và còn tác động gây nên các phản ứng viêm cho cơ thể nữa. Vì thế, những loại thịt đỏ cần phải tránh trong khẩu phần ăn dành cho người viêm khớp dạng thấp.

7.3.3. Đồ ngọt – đồ quá nhiều muối người bị viêm khớp nên kiêng ăn

Ăn nhiều đồ ngọt cũng là nguyên nhân gây béo phì, và khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

Song song với điều đó thì những món ăn nhiều muối quá cũng không tốt cho cơ thể luôn bạn nhé. Tổ chức Y tế Toàn Cầu khuyến cáo bệnh nhân viêm khớp dạng thấp chỉ nên ăn nhiều nhất là 10g/ngày thôi.

Lời kết

Bài viết đã giới thiệu một số thông tin bổ ích về căn bệnh viêm khớp dạng thấp. Với những ai còn hoang mang về căn bệnh này hy vọng đây chính là những kiến thức bổ ích giúp bạn hiểu rõ hơn để có hướng điều trị phù hợp.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về xương khớp, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan

    Viêm khớp háng – Chỉ khi hiểu rõ mới có cách điều trị hiệu quả

    Viêm khớp vai và những biến chứng nguy hiểm của nó

    Viêm khớp cổ tay – Đâu là nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ