Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sự khác nhau giữa khớp gối khỏe mạnh và khớp gối viêm

Bạn thường cảm thấy cứng khớp, nhức mỏi ở vùng khớp gối? Cảm giác đau mỗi lần vận động vùng gối? Đó là những biểu hiện của bệnh viêm khớp gối.Vậy thế nào là viêm khớp gối, căn bệnh có gây nguy hiểm không và hướng điều trị như thế nào?

1. Viêm khớp gối là gì?

Viêm khớp gối là hiện tượng phổ biến, đó là khi phần xương sụn trơn ở gối bị bào mòn đi, dần dần trở nên xù xì, thô ráp. Khi đó, giữa các khớp xương sẽ cọ xát mạnh vào nhau hơn, ma sát càng nhiều, làm việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp giảm sút, khiến chúng ta đau đớn và hạn chế tầm vận động. Cho dù ở độ tuổi nào thì đều có nguy cơ mắc viêm khớp gối nhưng đa số là những người trong độ tuổi sau 45.

2. Nguyên nhân viêm khớp gối

Tình trạng viêm khớp gối có thể do nhiều yếu tố gây nên, dưới đây là các nguyên nhân điển hình thường gặp nhất:

Thoái hoá khớp: thoái hoá khớp là sự suy giảm chức năng của xương khớp, thường gắn liền với tình trạng tổn thương. Thoái hoá khớp thường xảy ra ở người lớn tuổi, phụ nữ tiền mãn kinh,…Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm khớp gối.

Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh lý tự miễn rất phức tạp, thường liên quan đến di truyền và mang lại nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Bệnh có thể lan rộng khắp các khớp của cơ thể bao gồm cả khớp gối.

Tuổi tác: Người lớn tuổi là một trong những đối tượng người có nguy cơ hàng đầu mắc viêm khớp gối. Nguyên nhân là do trải qua một thời gian dài hoạt động thì sụn khớp gối có xu hướng bị mài mòn làm lộ ra các đầu xương, khi vận động các đầu xương va chạm tạo nên các tổn thương và lâu dần sẽ gây nên các phản ứng viêm.

Phụ nữ có thai dễ mắc viêm khớp gối
Phụ nữ có thai dễ mắc viêm khớp gối

Phụ nữ có thai: Sự tăng cân và hạn chế vận động diễn ra trong thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp đặc biệt là đối với các khớp chịu nhiều thể trọng của cơ thể như khớp gối. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu thường gặp ở phụ nữ mang thai làm giảm lượng máu đến khớp gối, giảm khả năng tái tạo lại hư tổn khiến cho khả năng mắc viêm khớp gối cao hơn so với bình thường.

Có chấn thương đầu gối trước đó: phần lớn các trường hợp có chấn thương khớp gối từ trung bình đến nặng sẽ để lại các biến chứng lâu dài cho khớp gối. Nhiều trường hợp được khi nhận khởi phát tình trạng viêm mặc dù chấn thương trước đó đã lành một thời gian dài.

Tính chất công việc: những người lao động nặng như công nhân, bốc vác,… thường xuyên khiến cho khớp gối phải chịu sự đè nén khiến cho bộ phận này tích tụ các tổn thương và làm tăng nguy cơ viêm khớp gối.

Tiền sử gia đình viêm khớp gối: theo thống kê thì người có bố mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh viêm khớp gối sẽ có khả năng cao cũng mắc bệnh này hơn người bình thường.

Thừa cân: cân nặng gia tăng khiến cho khớp gối bị đè nén nặng hơn và dễ tổn thương. Bên cạnh đó, người béo phì thường có lượng mỡ máu cao, đặc biệt là các LDL-cholesterol, đây là một trong những yếu tố được chứng minh là có liên quan đến nhiều bệnh lý phức tạp như xơ vữa mạch máu, đột quỵ, các bệnh lý xương khớp,…

Phụ nữ mãn kinh: tình trạng suy giảm nội tiết tố nữ Estrogen ở phụ nữ mãn kinh là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý xương khớp ở nhóm đối tượng này. Nguyên nhân là do Estrogen ức chế hoạt động của tế bào Osteoclast (huỷ xương bào) nên ức chế quá trình huỷ xương, khi hàm lượng Estrogen giảm xuống, Osteoclast sẽ hoạt động mạnh làm cho mật độ xương giảm, xương dễ gãy, tổn thương và viêm nhiễm.

Thiếu hụt nội tiết tố ở phụ nữ mãn kinh gây ra các bệnh lý xương khớp
Thiếu hụt nội tiết tố ở phụ nữ mãn kinh gây ra các bệnh lý xương khớp

Lối sống: ăn uống thiếu chất, ăn quá nhiều dầu mỡ động vật, nghiện rượu bia, thuốc lá, thiếu ngủ, stress kéo dài là các yếu tố nguy cơ liên quan đến hoạt động sinh hoạt, lối sống và chế độ dinh dưỡng hằng ngày có thể dẫn đến viêm khớp gối.

3. Viêm khớp gối thường gây ra các triệu chứng gì?

  • Vào buổi sáng khi thức dậy thường có cảm giác đau.
  • Sưng viêm, tấy đỏ, nhấn vào có cảm giác hơi nóng ở vùng gối.
  • Khó khăn khi di chuyển, cứng khớp gối, trong khoảng 10 – 30 phút, phải dùng tay massage, xoay bóp thì tình trạng mới cải thiện được.
  • Thường phát ra tiếng kêu khi gấp duỗi, luôn cảm giác như khớp gối bị khô, ít dịch hơn bình thường.
Đau sưng gối là biểu hiện của bệnh viêm khớp gối
Đau sưng gối là biểu hiện của bệnh viêm khớp gối

4. Viêm khớp gối có những biến chứng nào?

Giảm khả năng vận động: Tình trạng viêm nhiễm lâu dần làm biến đổi cấu trúc của khớp có thể gây tình trạng cứng khớp tạm thời (ví dụ vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy). Tuy nhiên, về lâu dài các biến đổi này trở nên mạnh mẽ và có thể gây giảm phạm vi xoay chuyển của khớp gối, làm giảm khả năng vận động của khớp vĩnh viễn.

Mất ngủ: Các cơn đau nhức, sốt cao do viêm nhiễm diễn ra trong cơ thể hằng đêm khiến không ít bệnh nhân mắc phải căn bệnh này rơi vào tình trạng mất ngủ. Ngủ là một quá trình sinh lý quan trọng đối với cơ thể giúp cơ thể cân bằng và ổn định. Hậu quả là khi mất ngủ thì bệnh tình ngày càng nghiêm trọng hơn.

Viêm khớp gối tràn dịch: Viêm khớp gối có thể lan rộng làm vỡ các túi hoạt dịch làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn.

Biến dạng khớp ở đầu gối: Sự hình thành nên các gai xương phụ, to khớp, lệch khớp gây nên sự biến dạng khớp gối gây ra các dị tật và cản trở hoạt động của bệnh nhân. Hoạt động không đúng tư thế trong những tình huống này có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng.

Hình ảnh khớp gối biến dạng
Hình ảnh khớp gối biến dạng

Bại liệt chân: Khi khớp bị tổn thương có thể ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh như các phần mềm, cơ, gân và các dây thần kinh. Ảnh hưởng nặng đến các bộ phận này có thể khiến bệnh nhân mất khả năng đi lại hoàn toàn và phải sống tàn tật cả đời.

5. Các giai đoạn viêm khớp gối

Giai đoạn sớm: Khi chụp X-quang cho kết quả xuất hiện những đốt gai nhỏ ở vùng gối, sụn gây tổn thương nhẹ.

Giai đoạn nhẹ: Khớp gối dần xuất hiện nhiều gai hơn, lớp sụn ở giữa xương mỏng dần. Triệu chứng bệnh nhẹ  nên người bệnh thường chủ quan.

Giai đoạn giữa: Khoảng cách giữa hai đầu xương hẹp lại, tổn hại nặng ở sụn. Người bệnh bắt đầu cảm thấy đau, khó khăn khi di chuyển, vận động hàng ngày.

Giai đoạn nặng: Khi khoảng cách khớp giữa các xương quá hẹp, hiện tượng xương chồng lên xương, vỡ nhiều sụn hay mất đi hoàn toàn. Thậm chí, xương còn có thể bị biến dạng.

6. Đối tượng dễ mắc viêm khớp gối?

  • Thường xuất hiện ở người cao tuổi từ 55- 60 tuổi trở lên.
  • Người làm trong môi trường nặng nhọc, công việc chân tay, thường xuyên bê vác nặng, gấp gối nhiều.
  • Thống kê cho rằng, tỉ lệ phụ nữ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới, nam giới 10% và nữ giới 13% ở trong độ tuổi từ 55- 60 trở lên.
  • Người thừa cân, béo phì, có lối sống ít vận động là yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối. Các khớp đầu gối và mắt cá chân phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể càng tăng, dần dần bị mòn và rách.
  • Nếu bố hay mẹ từng có tiền sử bị viêm khớp gối, thì bạn nên phòng ngừa các bệnh viêm khớp ngay từ bây giờ, bởi tiền sử gia đình, gen di truyền cũng là nguyên nhân khiến người trẻ có nguy cơ mắc bệnh.
  • Người thường xuyên bị căng thẳng, stress, cơ thể liên tục sản xuất hóa chất gây căng thẳng thần kinh (như cortisol), gây ra tình trạng phân hủy hệ thống miễn dịch, tác động đến cơ xương, khiến gia tăng nguy cơ đau khớp, viêm khớp.
  • Vận động viên thể thao, người từng trải qua các chấn thương ở đầu gối: rách hay đứt dây chằng chéo trước, vở xương, rách sụn chêm, vỡ sụn khớp, trật khớp xương bánh chè,…

7. Phương pháp điều trị viêm khớp gối

7.1. Điều trị không dùng thuốc

Thay đổi lối sống, sinh hoạt: ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, hạn chế rượu bia, thuốc lá là những lời khuyên tốt và hiệu quả nhất để giảm thiểu bệnh tình trong bệnh viêm khớp gối. Đây là một trong những biện pháp đơn giản nhưng nếu không điều chỉnh lại lối sống thì bệnh rất dễ tái đi tái lại sau khi khỏi bệnh. Việc điều chỉnh phải từ từ, không quá nhanh sẽ dễ gây chán nãn và phải được kiểm soát nghiêm ngặt bởi người thân, chuyên gia sức khoẻ.

Tập thể dục: đối với bệnh nhân viêm khớp gối, việc vận động trở nên rất khó khăn. Tuy nhiên, việc tập các bài tập nhẹ nhàng giúp hỗ trợ hoạt động khớp gối có thể dần dần cải thiện các triệu chứng bệnh, nâng cao sức khoẻ khớp gối, tạo điều kiện để khớp hồi phục nhanh chóng.

Vật lý trị liệu: các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức khoẻ của các cơ quan bị suy yếu. Tham khảo ý kiến chuyên gia để có lộ trình tập luyện phù hợp với mức độ bệnh.

Chườm nóng: việc gia tăng nhiệt độ xung quanh khớp gối giúp giãn các mạch máu xung quanh, tăng cường tuần hoàn đến khớp gối để sửa chửa các tổn thương. Bên cạnh đó, độ ấm toả ra còn giúp khớp gối giảm căng thẳng, bớt đi cảm giác đau và cải thiện các triệu chứng ở bệnh nhân viêm khớp gối. Sử dụng một chiếc khăn cho vào nước ấm, vắt khô rồi chườm lên vùng gối bị đau hoặc có thể chọn mua các túi chườm nóng chuyên dụng để tăng hiệu quả.

Chườm lạnh: nhiệt độ lạnh giúp gây tê tạm thời khớp gối, giảm triệu chứng đau nhức. Khi chườm lạnh, ta sử dụng các viên đá cho vào khăn, túi bọc hoặc túi chườm chuyên dụng chườm lên vùng gối bị viêm sẽ giảm nhanh các triệu chứng sau 5-10 phút chườm.

Chườm lạnh giúp giảm cơn đau trong viêm khớp gối
Chườm lạnh giúp giảm cơn đau trong viêm khớp gối

Bảo vệ sụn gối: nhiều người có thói quen chơi các môn thể thao vận động khớp gối nhiều như bóng đá, cầu lông, bóng rổ,…Tuy nhiên, trong tình trạng viêm khớp gối, nên hạn chế chơi các môn này và thay vào đó có thể chơi các môn nhẹ nhàng cho gối như đi bộ, bơi lội,…Khi chơi nên mang các băng bảo vệ vùng gối, nên khởi động kỹ đặc biệt là khớp gối trước khi chơi thể thao và có thể áp dụng chườm nóng, lạnh sau khi vận động xong để giảm tình trạng đau nhức khớp gối do viêm.

7.2. Điều trị dùng thuốc

Glucosamin: đây là hoạt chất được chiết xuất từ vỏ của các loài giáp xác, có công dụng tăng cường việc tạo sụn, tạo chất bôi trơn cho khớp, giúp giảm ma sát giữa các khớp và giúp tái tạo lại các hư tổn.

Diacerein: ức chế sản xuất ra cytokine IL-1b trong cơ thể, đây là một trong những chất thường gây ra tình trạng viêm.

NSAID: nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm được sử dụng đường ngoài da (bôi, dán) và cả đường uống. Đây là nhóm thuốc thường được sử dụng nhất cho bệnh viêm khớp gối. Nhiều hoạt chất thường được sử dụng như: Meloxicam, Ibuprofen, Naproxen,…Tuy nhiên, nhóm thuốc này thường gây các tác dụng phụ trên tiêu hoá, tim mạch nên hỏi kỹ hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Corticoid tiêm vào khớp gối: giúp giảm đau nhanh chóng theo cơ chế giảm viêm trong các trường hợp viêm khớp gối nặng, đau dữ dội. Tuy nhiên, đây là một trong những nhóm thuốc có nhiều tác dụng phụ nên chỉ được chỉ định và tiêm bởi bác sĩ chuyên khoa, không tự ý sử dụng.

Acid hyaluronic: bổ sung dịch hoạt cho khớp gối, giúp cải thiện hoạt động khớp gối.

Xem thêm: Top 5 thuốc trị viêm khớp hiệu quả nhất hiện nay

7.3. Phẩu thuật

Phẫu thuật chỉ được chỉ định trong các trường hợp viêm khớp nặng đến mức bệnh nhân không thể hoạt động được khớp hoặc không đáp ứng với các thuốc điều trị. Việc phẫu thuật do bác sĩ chuyên khoa chỉ định phụ thuộc vào mức độ bệnh.

7.4. Các phương pháp hỗ trợ điều trị khớp gối

Chữa đau khớp gối bằng thuốc Nam: Các bài thuốc dân gian giúp điều trị đau khớp đầu gối bằng các nguyên liệu đơn giản như: đắp lá lốt, ngải cứu, gừng, muối trắng…

Vật lý trị liệu như: Bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp, giác hơi, tắm bùn… cũng giúp giảm đau, thông kinh mạch, hỗ trợ điều trị đau đầu gối hiệu quả.

Tập luyện thể dục: Một số bài tập hay các tư thế yoga như: con mèo, chiến binh, cây cầu… hay các động tác đơn giản như: leo cầu thang, nâng chân, căng bắp chân… giúp tăng cường sức mạnh khớp gối.

Sử dụng viên nang xương khớp Dân Khang

Viên nang xương khớp Dân Khang hỗ trợ điều trị viêm khớp gối
Viên nang xương khớp Dân Khang hỗ trợ điều trị viêm khớp gối

Với chiết xuất từ 100% các thảo dược từ thiên nhiên, với 15 loại dược liệu tốt, như phòng phong, độc hoạt, tang kí sinh, thiên niên kiện,… với 100% thảo dược thiên nhiên có tác dụng: bổ gan thận, trừ phong thấp, kiện gân cốt, giảm đau, thông kinh hoạt lạc, bổ khí huyết.

Khớp gối là cơ quan trọng trong cơ thể, nó vừa hỗ trợ quá trình di chuyển, vừa nâng đỡ trọng lượng toàn bộ cơ thể. Do đó, hãy bảo vệ sức khỏe để tránh những hiệu quả tiêu cực có thể xảy ra.

8. Cách phòng ngừa viêm khớp gối

Biểu hiện của khớp gối qua các giai đoạn
Biểu hiện của khớp gối qua các giai đoạn

Viêm khớp gối là căn bệnh thường thấy, không chừa một ai. Do đó mỗi chúng ta nên chủ động phòng ngừa nó bằng cách thay đổi lối sống, ngăn chặn, hạn chế  các yếu tố nguy cơ gây bệnh như:

  • Kiểm soát cân nặng ở mức ổn định, tránh tăng cân quá nhiều với tốc độ nhanh.
  • Không mang vác vật nặng thường xuyên.
  • Bổ sung các vitamin, dưỡng chất có lợi cho sức khỏe khớp gối.
  • Duy trì tư thế đúng trong thói quen sinh hoạt và lao động.
  • Tập thể dục điều độ, thường xuyên, phù hợp, tránh tập luyện với cường độ quá mạnh.
  • Bổ sung các loại thực phẩm chức năng giúp bảo vệ xương khớp.

9. Dinh dưỡng cho người bệnh viêm khớp gối

Bênh cạnh việc sử dụng các biện pháp điều trị thì chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò hết sức quan trọng giúp hỗ điều trị viêm khớp gối. Bệnh nhân viêm khớp gối nên sử dụng các loại thực phẩm sau:

  • Cá béo: có nhiều hoạt chất omega-3 giúp giảm đau, giảm viêm, cải thiện tình trạng viêm khớp gối.
  • Hạt óc chó: giống như cá béo thì hạt óc chó cũng chứa nhiều omega-3 giúp khớp gối nhanh phục hồi.
  • Bông cải xanh: hợp chất chứa sulfua trong cải xanh giúp kháng viêm tự nhiên, an toàn, hiệu quả.
  • Quả mọng: trong quả mọng cung cấp đủ các dưỡng chất giúp cho sự phục hồi hư tổn của vùng khớp gối diễn ra tốt hơn, bên cạnh đó theo nghiên cứu thì dịch chiết của các loại quả mọng còn cho khả năng kháng viêm, giảm đau khá tốt. Một số quả mọng thường gặp như: dâu, nho, việt quất,…
  • Xương ống: cung cấp các chất cần thiết cho hoạt động tái tạo sụn, khớp bị hư tổn.

Bên cạnh đó, việc tránh sử dụng các thực phẩm không tốt cho hệ thống xương khớp góp phần giúp cho khả năng phục hồi của cơ thể tốt hơn sau điều trị. Bệnh nhân viêm khớp gối không nên sử dụng quá nhiều:

  • Đồ uống có cồn, nước ngọt có gas.
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ động vật, thịt đỏ. 
  • Thức ăn quá ngọt (quá nhiều đường).
  • Thức ăn quá mặn (quá nhiều muối).

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về xương khớp, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Xem thêm nội dung liên quan

    Viêm khớp háng – Chỉ khi hiểu rõ mới có cách điều trị hiệu quả

    Viêm đa khớp là gì? nguyên nhân, cách hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

    Viêm khớp vai và những biến chứng nguy hiểm của nó

    Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị [A-Z]

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ