Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên do đâu và cách điều trị

Một số bệnh gây viêm khớp thái dương hàm

Khi nhắc đến viêm khớp thái dương hàm, không ít người cảm thấy lo lắng, bởi các triệu chứng xấu mà nó để lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt. Làm thế nào để hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

1. Viêm khớp thái dương hàm là gì?

So sánh khớp thái dương bình thường và khi viêm
So sánh khớp thái dương bình thường và khi viêm

Viêm khớp thái dương hàm (hay rối loạn khớp thái dương hàm) là một trong các bệnh lý xương khớp khá phổ biến hiện nay. Khớp thái dương hàm là một khớp khá phức tạp trong cơ thể, nó có chức năng thực hiện cử động đưa hàm dưới đến các vị trí trước, sau, và hai bên.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm khớp như: viêm khớp hàm, chấn thương, răng mất lâu ngày, sự ăn khớp của các răng không tốt,… Bệnh có hai nhóm biểu hiện triệu chứng chính là đau và loạn năng.

2. Các biểu hiện của viêm khớp thái dương hàm

2.1. Biểu hiện bên trong

Khi viêm khớp thái dương hàm, biểu hiện bệnh được chia ra làm 2 nhóm, bao gồm bên trong và bên ngoài. Đối với biểu hiện bên trong:

  • Xuất hiện hiện tượng đau khớp thái dương hàm một bên, hay cũng có thể xuất hiện ở cả hai bên trái và phải. Bắt đầu bằng việc xuất hiện những cơn đau với cường độ nhẹ, sau một thời gian ngắn thì tự khỏi.
  • Bệnh sẽ tiến triển nặng theo thời gian, sẽ gây ra các cơn đau liên tục, mức độ nặng hơn, đặc biệt khi nhai sẽ khiến hàm dưới khó cử động. Thời gian lâu sẽ gây ra tình trạng viêm khớp mãn tính.
  • Xuất hiện các cơn đau chủ yếu ở trước tai, mỗi khi há ngậm miệng sẽ phát ra tiếng kêu ở khớp, không há miệng lớn được hoặc há to sẽ đau, thường xuyên ngậm lệch sang một bên, thường cảm thấy mỏi hàm.
  • Cũng có trường hợp, bệnh làm nổi hạch, loạn năng khớp thái dương hàm hay trật khớp thái dương hàm.
  • Bệnh gây khó chịu khớp hàm và cơ nhai, phát ra tiếng động khi nhai, lúc xuất hiện tiếng động lụp cụp này chính là lúc bệnh đã tác động đến khớp.

2.2. Biểu hiện bên ngoài

Một số triệu chứng chính của bệnh viêm khớp thái dương hàm
Một số triệu chứng chính của bệnh

Ngoài sự xuất hiện các biểu hiện cụ thể ở bên trong hàm, thì bệnh viêm khớp thái dương hàm còn có nhiều biểu hiện khác bên ngoài như sau:

  • Bệnh sẽ gây ra tình trạng cơ nhai bị phì đại, có thể gây biến dạng khuôn mặt, do gây sưng một bên hoặc sưng đều cả hai bên hàm gây mất cân đối.
  • Một số trường hợp có thể kèm theo các triệu chứng như đau răng, đau tai, đau đầu, ù tai, chóng mặt và thậm chí gây ra vấn đề ở thính giác.

3. Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm

3.1. Do chấn thương

Khi nhắc đến các nguyên nhân gây bệnh thì phải kể đến nguyên nhân chính gây bệnh chính là chấn thương. Những chấn thương có thể là do va đập sau lao động, tai nạn giao thông, chơi thể thao,… hay đơn giản chỉ là do đột ngột há miệng quá rộng gây trật khớp thái dương hàm.

Xem thêm: Viêm khớp vai và những biến chứng nguy hiểm của nó

3.2. Một số bệnh lý khác gây ra

Một số bệnh gây viêm khớp thái dương hàm
Một số bệnh gây viêm khớp thái dương hàm

Các bệnh trong cơ thể cũng là một nguyên nhân gây bệnh, điển hình là do nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp, viêm thoái hóa thứ phát, hay viêm khớp dạng thấp, thái dương hàm. Trong đó viêm khớp dạng thấp chiếm tới 50% nguyên nhân gây bệnh . Ngoài ra, thống kê cho thấy rằng viêm khớp thái dương hàm là khớp sau cùng tổn thương do thoái hóa khớp gây ra.

3.3. Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân gây bệnh là do bị trật đĩa khớp nằm giữa lồi cầu và ổ khớp, hay bệnh xảy ra sau khi nhổ răng, đặc biệt là khi nhổ các răng quan trọng như răng số 7, số 8. Hay việc răng mọc lệch, mọc chen chúc không đều cũng làm sai khớp cắn.

4. Rối loạn chức năng Thái hương hàm có hậu quả nghiêm trọng gì

Viêm khớp thái dương không phải là một tình trạng quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu chủ quan, không tích cực điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng trầm trọng đến người bệnh như:

Suy dinh dưỡng: sự viêm tại vị trí hàm khiến việc ăn uống trở nên khó khăn, người bệnh thường ăn không ngon, ngủ không yên dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, gây suy nhược cơ thể…

Hàm đau nhức dữ dội khiến người bệnh ăn không ngon
Hàm đau nhức dữ dội khiến người bệnh ăn không ngon

Mất ngủ: Vùng thái dương nằm gần vị trí các huyệt đạo giúp ổn định lưu lượng máu não, các tổn thương gần vùng này có thể gây các cơn đau đầu, chóng mặt, ù tai dữ dội. Đau do viêm khớp thường trở nặng từ nữa đêm đến sáng khi trời trở lạnh có thể khiến người bệnh không tài nào ngủ được.

Biến dạng khuôn mặt: viêm khớp lâu ngày có thể dẫn đến phì đại, sưng to vị trí hàm khiến khuôn mặt bị sưng phù, nhiều trường hợp xương bị biến dạng gây dị dạng cho khuôn mặt cần phải can thiệp phẫu thuật.

5. Viêm khớp thái dương hàm được điều trị như thế nào?

Hiệu quả điều trị viêm khớp thái dương hàm phụ thuộc vào thời diểm điều trị và phương pháp điều trị. Việc điều trị sớm và kịp thời có thể giúp chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu chủ quan và để bệnh tình trở nặng có thể gây ra viêm mạn tính, biến đổi cấu trúc xương và người bệnh có thể phải dùng thuốc suốt đời. Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm khớp thái dương hàm phổ biến hiện nay:

5.1. Điều trị không dùng thuốc

Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau tại nhà để kiểm soát tình trạng viêm khớp thái dương hàm nhẹ hoặc phối hợp cùng với các phương pháp điều trị khác để đạt hiệu quả điều trị cao hơn:

Chườm nóng lạnh: việc chườm nóng giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau, giảm sưng nhanh chóng. Chườm lạnh sẽ giúp gây tê các đầu dây thần kinh nên giúp giảm đau tạm thời. Tuy nhiên đây đều là các phương pháp điều trị triệu chứng, không giúp trị tận gốc nguồn cơn của bệnh. Lưu ý khi chườm nên cách ly nhiệt độ với da bằng một chiếc khăn hoặc túi chườm chuyên dụng, tránh hiện tượng kích ứng da. Không áp dụng phương pháp chườm nếu vị trí chườm có vết thương hở để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Chườm nóng lạnh giúp giảm đau thái dương hàm
Chườm nóng lạnh giúp giảm đau thái dương hàm

Châm cứu: đây là các phương pháp giảm đau, giúp thư giãn phần khớp hàm thái dương bằng việc sử dụng kim châm cứu để chích vào các huyệt đạo. Phương pháp này được nhiều người tin dùng bởi tính hiệu quả và độ an toàn cao.

Vật lý trị liệu: các bài tập vận động hàm thích hợp giúp nâng cao sức khoẻ của khớp hàm thái dương, thư giãn các cơ đem lại cảm giác dễ chịu, tăng cường tuần hoàn máu đến vị trí viêm, tăng cường khả năng phục hồi lại các phần khớp hư tổn. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để có lộ trình luyện tập phù hợp.

5.2. Điều trị viêm khớp thái dương hàm bằng thuốc

Một số loại thuốc Tây dược thường được sử dụng trong trường hợp viêm khớp thái dương hàm là:

  • Thuốc giảm đau nhẹ: các loại thuốc như Paracetamol giúp giảm đau, nhóm NSAID với các hoạt chất như Ibuprofen, meloxicam,…có thêm tác dụng kháng viêm giúp làm giảm các cơn đau cấp tính ở mức độ vừa và nhẹ. Nên thận trọng sử dụng các loại thuốc này đối với bệnh nhân có tiền sử tim mạch và loét dạ dày.
  • Thuốc giảm đau mạnh: các thuốc giảm đau như Codein, Tramadol có thể phối hợp với nhóm thuốc giảm đau nhẹ để tăng hiệu quả điều trị trong các cơn đau mức độ từ trung bình đến nặng.
  • Kháng sinh: được bác sĩ chuyên khoa chỉ định khi có tình trạng nhiễm khuẩn, cần dùng đúng liều đúng ngày để tránh tình trạng đề kháng kháng sinh.
  • Thuốc giãn cơ: giảm đau trong trường hợp các cơ hàm co cứng.

Xem thêm: Top 5 thuốc trị viêm khớp hiệu quả nhất hiện nay

5.3. Điều trị bằng các thủ thuật y tế khác

Thủ thuật nha khoa: Một số trường hợp thì can thiệp nha khoa giúp làm giảm vận động, điều chỉnh lại các khớp lệch giúp tình trạng viêm nhiễm giảm nhẹ, một số thủ thuật thường gặp là:

Niềng răng: giúp điều chịnh vị trí khớp và các răng bị lệch. Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh mà nha sĩ sẽ lựa chọn phương pháp niềng răng thích hợp.

Phương pháp niềng răng
Phương pháp niềng răng

Đặt đĩa cắn: đeo đĩa cắn giúp ngăn nghiễn răng khi ngủ vào ban đêm, hạn chế tổn thương răng, hàm khi ngủ.

Phẫu thuật: khi không đáp ứng với các phương pháp khác hoặc nguy cơ để lại biến chứng nguy hiểm cao thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để thay thế, sửa chữa lại các khớp hư hại.

5. Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp thái dương hàm

Tùy thuộc nhiều vào nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau mà có cách phòng ngừa hiệu quả.

5.1. Sai lệch trong cấu tạo khớp răng, khớp hàm

Những trường hợp răng mọc chen chúc, mọc không đều, hoặc lệch lạc sẽ làm sai các khớp cắn, do đó cần phải có biện pháp để chỉnh răng nhằm tái tạo lại khớp cắn.  Còn khi bị mất răng thì tốt nhất nên phục hình răng để giữ khớp cắn được ổn định hơn.

5.2. Thói quen xấu

Một số thói quen tưởng vô hại nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớp đến khớp thái dương hàm như mút ngón tay, cắn móng tay, cắn môi,… Hạn chế ăn các loại thức ăn cứng, nên ăn những loại thức ăn mềm, nhuyễn để khớp không bị làm việc quá tải.

Định kỳ kiểm tra để phòng ngừa bệnh viêm khớp thái dương hàm
Định kỳ kiểm tra để phòng ngừa bệnh viêm khớp thái dương hàm

Một số cách phòng ngừa đơn giản bằng việc thay đổi thói quen trong sinh hoạt hằng ngày như:

  • Nếu cơ hàm yếu, nên ưu tiên ăn những thức ăn đã được cắt nhỏ.
  • Tránh ăn các thực phẩm có tính dai, dính.
  • Tránh nhai kẹo cao su thường xuyên, trong thời gian dài.
  • Không mở miệng đột ngột quá rộng, nhất là khi ngáp.
  • Thư giãn các cơ bắp, khớp trên khuôn mặt với một số cách như chườm nước nóng, ấm hay nước đá.

Lời kết

Bài viết củng cố thêm một số kiến thức về viêm khớp thái dương hàm. Để có thể thưởng thức được các món ăn ngon mà không bị những cơn đau “hành hạ” thì hãy giữ cho mình những thói quen tốt. Nên đi khám thường xuyên để có thể phát hiện bệnh sớm, bảo vệ cho sức khỏe của mỗi chúng ta.

Xem thêm nội dung liên quan

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả

Viêm khớp háng – Chỉ khi hiểu rõ mới có cách điều trị hiệu quả

Viêm đa khớp là gì? nguyên nhân, cách hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về xương khớp, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ