Suy thận cấp xảy ra như thế nào?

Suy thận cấp xảy ra như thế nào?

Suy thận cấp là sự suy giảm đột ngột chức năng thận, giảm khả năng hoạt động bình thường. vậy suy thận cấp diễn ra như thế nào và do đâu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến bệnh lý suy thận cấp.

1. Suy thận cấp là gì, nó xảy ra như thế nào? 

Suy thận cấp tính là tình trạng thận đột ngột suy giảm chức năng loại bỏ chất thải dư thừa, chất độc ra khỏi máu. Hay nói cách khác tình trạng này là khi thận giảm nhanh độ lọc cầu thận trong vòng vài giờ đến vài ngày.

Khả năng lọc máu, loại bỏ chất thải là vai trò chính của thận và là quá trình vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Do đó khi xảy ra suy thận cấp, sự tích tụ chất lỏng, điện gảii cũng như các chất độc tăng cao có thể đe dọa đến tính mạng.

Bệnh có thể diễn ra ở những người có chức năng thận suy giảm mãn tính, còn gọi là suy thận mạn và ở cả những người mà trước đó chức năng thận được xem là bình thường. 

Suy thận cấp tính xảy ra đột ngột
Suy thận cấp tính xảy ra đột ngột

Bệnh suy thận cấp có nguy hiểm không? Tình trạng này đe dọa đến tính mạng nên cần được điều trị kịp thời và tích cực. 

Suy thận cấp có chữa được không? Nếu được can thiệp và điều trị kịp thời, bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được và chức năng thận có thể phục hồi trở lại như bình thường.

2. Nguyên nhân suy thận cấp tính 

Có nhiều nguyên nhân gây suy thận cấp. Trong đó phổ biến nhất là các nguyên do sau:

  • Hoại tử ống thận cấp tính: Quả thận có những cấu trúc hình ống nhỏ giúp dẫn các chất lỏng, muối, chất thải ra khỏi máu. Khi ống này bị hư hỏng hay bị phá hủy hoại tử ống thận cấp tính diễn ra
  • Mất nước nghiêm trọng hoặc đột ngột: Lượng nước giảm đột ngột là lưu lượng máu đến thận giảm theo gây suy thận đột ngột.
  • Nhiễm độc các chất hay do thuốc: Sử dụng thuốc hoặc bị nhiễm độc từ các chất gây suy thận
  • Bệnh thận tự miễn: Hội chứng viêm thận cấp tính hay viêm thận kẽ.
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu: Khi tắc nghẽn, nước tiểu không đi từ thận qua niệu quản xuống bàng quang và ra bên ngoài thông qua niệu đạo mà chạy ngược trở lại hay trào ngược lên lại thận có thể gây suy thận cấp.

Khi lưu lượng máu giảm có thể gây tổn thương lên thận và có khả năng thận sẽ bị suy. Một số nguyên nhân làm giảm lưu lượng máu có thể xảy ra là: 

  • Huyết áp thấp
  • Mất nước
  • Xuất huyết
  • Chấn thương
  • Sốc nhiễm trùng 
  • Ốm nặng
  • Bỏng
  • Phẫu thuật
Quá trình phẫu thuật có thể làm giảm lưu lượng máu
Quá trình phẫu thuật có thể làm giảm lưu lượng máu

Bên cạnh đó những rối loạn gây đông máu làm tắc nghẽn trong mạch máu thận có thể là nguyên nhân khác như:

  • Hội chứng tan máu tăng ure máu: Là tình trạng rối loạn cấp tính nghiêm trọng, đặc trưng là sự giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết và tổn thương thận cấp 
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn: Rối loạn đông máu do lượng tiểu cầu thấp. 
  • Tăng huyết áp ác tính: Tình trạng tăng huyết áp cấp cứu – huyết áp cực kì cao và có tổn thương cơ quan đích
  • Phản ứng truyền máu: Diễn ra khi nhận nhóm máu không phù hợp hay máu có chứa vi khuẩn truyền nhiễm hay vấn đề nào khác.
  • Xơ cứng bì: Sự rối loạn miễn dịch gây ra sợ phát triển không điển hình của các mô liên kết.

3. Các loại suy thận cấp

  • Trước thận: Nguyên nhân suy thận cấp trước thận là do lưu lượng máu đến thận không đủ. Thận không thể loại bỏ các chất thải, chất độc hoàn toàn nếu lượng máu giảm. Tình trạng này có thể được điều trị khỏi nếu khắc phục được nguyên nhân gây giảm lưu lượng máu.
  • Tại thận: Nguyên nhân gây suy thận cấp tại thận là do tổn thương trực tiếp tại thận như do tác động vật lý hay chấn thương do tai nạn. Sự quá tải các chất độc đi qua thận, thiếu oxy đến thận cũng có thể gây suy thận tại thận. 
  • Sau thận: Nguyên nhân gây suy thận cấp sau thận là những nguyên nhân gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu như do sỏi.

4. Triệu chứng suy thận cấp 

Các triệu chứng có thể gặp của suy thận cấp bao gồm:

  • Phân có máu
  • Hơi thở có mùi
  • Chuyển động chậm chạp
  • Giữ nước, phù
  • Mệt mỏi
  • Đau giữa xương sườn và hông
  • Run tay 
  • Dễ bị bầm tím 
  • Thay đổi trạng thái tinh thần, tâm trạng ( đặc biệt ở người lớn tuổi)
  • Chán ăn 
  • Giảm cảm giác ở tay, chân 
  • Chảy máu kéo dài
  • Co giật 
  • Buồn nôn 
  • Nôn mửa
  • Huyết áp cao
  • Miệng có vị kim loại

5. Yếu tố nguy cơ mắc suy thận cấp

Đối tượng dễ gặp phải tình trạng suy thận cấp tính là những người lớn tuổi hoặc có vấn đề nào liên quan đến các bệnh kể dưới đây:

  • Bệnh thận 
  • Bệnh gan 
  • Bệnh tiểu đường, tiểu đường kiểm soát kém 
  • Huyết áp cao
  • Suy tim 
  • Béo phì
Những người đang nằm ICU tại bệnh việnNgười có các bệnh lý tại gan có nguy cơ mắc thêm suy thận cấp
Những người đang nằm ICU tại bệnh viện
Người có các bệnh lý tại gan có nguy cơ mắc thêm suy thận cấp

6. Chẩn đoán và điều trị 

6.1. Chẩn đoán suy thận cấp

Khi bị suy thận cấp tính, toàn cơ thể bạn sẽ phù lên. Phù xảy ra do nước được dữ lại bên trong cơ thể. Bác sĩ có thể dựa vào biểu hiện này để chẩn đoán việc bạn có bị suy thận hay không. 

Ngoài ra, bác sĩ còn sử dụng tai nghe để nghe tiếng ran trong phổi của bạn, những âm thanh nghe được báo hiệu tình trạng cơ thể đang giữ nước. 

Các kết quả xét nghiệm sẽ khẳng định hơn chẩn đoán của bác sĩ, các xét nghiệm bạn có thể phải thực hiện như:

  • Xét nghiệm nito ure máu (BUN)
  • Xét nghiệm kali huyết thanh 
  • Xét nghiệm natri huyết thanh 
  • Ước tính độ lọc cầu thận ( eGFR)
  • Phân tích nước tiểu
  • Độ thanh thải creatinin 
  • Creatinin huyết thanh

Bên cạnh các xét nghiệm, siêu âm cũng được sử dụng trong chẩn đoán suy thận cấp tính. 

Chụp X -quang, chụp CT hay MRI bụng có thể cho biết có tắc nghẽn đường tiết niệu hay không.

Một số xét nghiệm máu cũng có thể được sử dụng trong chẩn đoán suy thận cấp tính.

6.2. Điều trị suy thận cấp 

Mục tiêu chính của việc điều trị suy thận cấp là khôi phục lại chức năng bình thường của thận. Do đó việc quan trọng là ngăn chặn sự tích tụ của các chất thải cũng như chất độc bên trong thận. 

  • Ngừng sử dụng thuốc và loại bỏ tất cả các yếu tố là nguyên nhân gây suy thận cấp 
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu để hồi phục lại lượng nước tiểu
  • Điều trị bảo tồn bằng cách cân bằng nước, các chất điện giải, chất đạm ra vào, dinh dưỡng hợp lý. Các chuyên gia về tiết niệu sẽ đưa ra các chế độ ăn, uống cần thiết để phù hợp với tình trạng bệnh nhằm hạn chế sự tích lũy các chất độc thường được loại bỏ quả thận để giảm áp lực tại thận. Trong trường hợp này, chế độ ăn khuyến cáo là chế độ ăn ít protein, nhiều carbohydrate, ít muối và ít kali. Theo dõi chặt chẽ người bệnh trong quá trình điều trị. 
  • Lọc máu loại bỏ chất thải ra bên ngoài. Chạy thận thường được sử dụng, nó cần thiết nếu người bệnh có những thay đổi về tinh thần hay bí tiểu. Lọc máu cũng cần thiết khi bệnh nhân bị viêm màng ngoài tim hay viêm tim.
Điều trị suy thận cấp bằng cách chạy thận
Điều trị suy thận cấp bằng cách chạy thận

7. Biến chứng suy thận cấp 

Một số biến chứng của suy thận cấp người bệnh có thể gặp phải như:

  • Suy thận mạn: Sự mất chức năng thận diễn ra một cách từ từ, qua nhiều tháng hoặc nhiều năm
  • Tổn thương tim 
  • Tổn thương hệ thần kinh
  • Suy thận giai đoạn cuối: Sự suy giảm chức năng thận chỉ còn lại dưới 10% mức hoạt động bình thường
  • Huyết áp cao

8. Làm cách nào để phòng ngừa 

Suy thận cấp nguy hiểm như vậy thì có cách nào phòng ngừa nó hay không? 

Cách phòng ngừa suy thận cấp đơn giản và dễ thực hiện nhất là tạo cho bản thân một lối sống lành mạnh, mọi thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học, hợp lý.

  • Tập thể dục thể thao thường xuyên 
  • Chế độ ăn uống phù hợp
  • Kiểm soát các bệnh lý đang mắc phải như bệnh tiểu đường hay tăng huyết áp 
  • Kiểm soát cân nặng 
  • Đảm bảo uống đủ nước
  • Hạn chế hay ngưng sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá
  • Giảm tình trạng stress

Lời kết:

Suy thận cấp là tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng nhưng cũng có thể hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời. Do đó, đến bệnh viện ngay lập tức trong trường hợp phát bị suy thận cấp. Lưu ý cải thiện chất lượng sống cũng như khám sức khỏe định kỳ đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao mắc suy thận cấp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ