Các dấu hiệu thận yếu không phải lúc nào cũng biểu hiện ra rõ ràng để bạn nhận thấy. Tuy nhiên, lưu ý các dấu hiệu này sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh một cách kịp thời nhất.
1. Thận yếu là gì?
Thận là cơ quan có hình dạng giống như hạt đậu nằm hai bên cột sống, phía dưới xương sườn và sau bụng. Kích thước mỗi quả thận khoảng bằng một nắm tay.
Một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của thận là lọc máu. Nó giúp cơ thể con người loại bỏ các chất độc, chất có hại, kiểm soát và giữ sự cân bằng chất lỏng cũng như các chất điện giải.
Sau khi lọc các loại chất mà cơ thể không còn cần đến, chúng đi ra ngoài thông qua nước tiểu.
Chức năng này của thận là thiết yếu đối với mỗi người, do đó bất kỳ một vấn đề nào tại thận khiến cơ quan này không thể hoạt động bình thường đều gây ảnh hưởng lớn đến cơ thể.
Tình trạng suy giảm chức năng này tại thận còn gọi là suy thận hay thận yếu.
Thận yếu diễn ra âm thầm và đôi khi có xuất hiện những triệu chứng nhưng chúng ta lại không để ý hay nghĩ nó là một biểu hiện của bệnh lý nào khác. Nhiều người mắc thận yếu cũng không biểu hiện ra triệu chứng nào cho đến khi bệnh trở nặng vào những giai đoạn cuối.
Với những biểu hiện không rõ ràng đó, chỉ có khoảng 10% người mắc thận yếu phát hiện ở những giai đoạn đầu tiên của bệnh. Vì vậy, đi khám ngay khi có bất kỳ một triệu chứng lạ thường hay thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn xác định rõ ràng tình trạng sức khỏe.
2. Các dấu hiệu thận yếu bạn nên biết
Để giúp bạn có cách nhận biết thận yếu, dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc bệnh.
2.1. Tiểu nhiều về đêm là dấu hiệu thận yếu
Khi mắc bệnh thận yếu, bạn có thể có biểu hiện đi tiểu nhiều về đêm.
Ở một người bình thường, giấc ngủ kéo dài 6 đến 8 tiếng mỗi đêm và không cần phải đi tiểu. Tiểu nhiều về đêm tức là bạn phải thức dậy hai lần hoặc nhiều hơn mỗi đêm để đi vệ sinh.
Bên cạnh đó, đi tiểu còn kèm theo cảm giác đau rát, cảm giác thường xuyên buồn tiểu kéo dài, bàng quang lúc nào cũng đầy nước tiểu làm bạn phải thức dậy trong đêm.
Đi tiểu nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống. Mọi hoạt động, việc làm trong ngày sẽ trì trệ và giảm hiệu suất khi thiếu đi một giấc ngủ sâu.
2.2. Có máu trong nước tiểu
Một cơ thể khỏe mạnh thì thận trong quá trình lọc máu sẽ không để máu đi vào nước tiểu. Khi xuất hiện máu, thận có thể đã bị hư hỏng, chức năng lọc của nó đã giảm sút đi phần nào khiến các tế bào máu rò rỉ ra bên ngoài.
Máu trong nước tiểu có hai loại là tiểu máu vi thể và tiểu máu đại thể. Máu vi thể khó có thể nhận biết bằng mắt thường, trường hợp nay cần đến sự hỗ trợ từ các xét nghiệm nước tiểu. Trái lại, tiểu máu đại thể là khi nước tiểu có màu đỏ thẫm và mắt thường có thể nhìn nhận được.
Máu xuất hiện trong nước tiểu không giúp khẳng định bạn bị thận yếu do biểu hiện này còn thấy trong bệnh khác như sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu hay khối u tại thận.
2.3. Nước tiểu có nhiều bọt là dấu hiệu thận yếu
Bọt nước tiểu cần phải xả nước nhiều lần mới biến mất thì có thể là vì nguyên nhân thận yếu. Sự xuất hiện bọt này là do có nhiều protein trong nước tiểu.
2.4. Cảm giác khó thở
Khi có dấu hiệu suy thận hay thận yếu, người bệnh dễ có các biểu hiện khó thở, thở bị hụt hơi, thở nông.
Nguyên nhân là do sự thiếu máu, không đủ hồng cầu để vận chuyển oxy cho cơ thể và do chất lỏng tích tụ bên trong phổi gây khó thở.
Bản chất của nguyên nhân này là do thận có tiết ra yếu tố kích thích sản xuất hồng cầu erythropoietin và giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa bên trong cơ thể.
Khi thận yếu, erythropoietin tạo ra ít nên lượng hầu cầu được sản sinh ít, giảm khả năng vận chuyển oxy. Đồng thời các chất lỏng dư thừa không được thải hết nên tích tụ lại bên trong.
2.5. Thường xuyên mệt mỏi
Biểu hiện thường xuyên mệt mỏi khi thận yếu cũng liên quan đến việc thận tạo ra erythropoietin kích thích sản sinh hồng cầu. Sự thiếu oxy đến các cơ quan trong cơ thể và đặc biệt là não bộ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, lừ đừ, không có năng lượng làm việc.
2.6. Hoa mắt chóng mặt
Thận là cơ quan quan trọng với cơ thể, có mối quan hệ mật thiết với nhiều cơ quan khác và liên quan đến nhiều bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh về mạch máu, thiếu máu,…
Ảnh hưởng của thận khi bị suy giảm chức năng lên các cơ quan, hoạt động trong cơ thể gây hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,..
2.7. Hơi thở có mùi amoniac
Hơi thở có mùi amoniac là một dấu hiệu thận yếu. Thận vốn có nhiệm vụ lọc và loại bỏ các chất thải cũng như độc tố ra bên ngoài. Khi thận yếu, khả năng này giảm thiểu nên các chất độc tích tụ lại bên trong các cơ quan, trong máu. Hơi thở có mùi amoniac, mùi khai như mùi nước tiểu có thể xảy ra khi bị thận yếu.
2.8. Đau lưng
Đau là là một dấu hiệu thận yếu và rất hay gặp. Đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân nhưng nó là một dấu hiệu thường gặp khi bị thận yếu.
Đau thường xuất hiện lan từ hai bên thận ra hai bên hông vùng lưng. ở nhiều người cơn đau có thể lan xuống hố chậu, háng hay vùng sinh dục rất khó chịu.
Nhiều người có thể lầm tưởng các cơn đau là do hoạt động hàng ngày, bưng vác vật nặng hay ngồi sai tư thế. Khi có cơn đau lưng bất thường, khiến bạn khó chịu, sinh hoạt khó khăn, bạn nên đi khám và điều trị kịp thời.
2.9. Phù bàn chân, mắt cá chân
Thận yếu có thể dẫn đến giữ lại natri, mất cân bằng các chất điện giải, ứ nước gây phù ở chân, đặc biệt là bàn chân và vùng mắt cá chân. Do đó phù chân, mắt cá chân là một dấu hiệu thận yếu thường gặp.
3. Có dấu hiệu thận yếu phải làm gì?
Điều đầu tiên và quan trọng nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ, các chuyên gia trong lĩnh vực thận niệu để được khám, chẩn đoán bệnh và có các liệu trình điều trị phù hợp.
Bên cạnh việc được chăm sóc y tế, bạn cần lưu ý thêm các điều sau để giúp điều trị bệnh của mình:
Chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh luôn cần thiết trong bất kỳ bệnh lý nào, nó giúp bạn cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ phát triển của các vấn đề khác.
Ăn nhiều trái cây và rau quả, bổ sung lượng protein vừa phải, tránh các chất béo gây hại, giảm lượng muối và đường, giảm thức ăn có nhiều kali và photpho.
Luyện tập thể dục đều đặn
Các hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng năng lượng, giúp bạn ngủ ngon, nâng cao sức khỏe tinh thần và giữ cơ thể bạn cân đối, tránh mắc các vấn đề khác.
Không hút thuốc lá
Nếu bạn là người sử dụng thuốc lá, bạn nên ngừng hút hay cố gắng giảm hút hết sức có thể. Giảm, ngừng hút thuốc lá có thể giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
Giảm sử dụng rượu, bia
Nếu có thể cắt giảm được rượu, bia thì đấy là một điều rất tốt. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn sử dụng rượu bia thì cần bảo đảm không vượt quá khuyến cáo 2 đơn vị ( 2 cốc 330ml) mỗi ngày.
Uống nhiều nước
Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp lượng nước giúp thận đào thải độc tố.
Tiêm phòng
Bệnh thận có thể làm bạn căng thẳng, mệt mỏi, giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó tiêm phòng cúm hay các phế cầu cũng rất cần thiết.
Lưu ý khám sức khỏe định kỳ
Dù có hay không có các dấu hiệu bệnh thận yếu, bạn cũng cần khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm để đảm bảo sức khỏe của bản thân vẫn tốt hay phát hiện kịp thời vấn đề nào đó để điều trị.
Lời kết
Trên đây là những dấu hiệu thận yếu có thể gặp để bạn hiểu rõ hơn và chăm sóc y tế kịp thời nếu có những biểu hiện đó. Đồng thời, chúng tôi cũng cung cấp cho bạn một số lưu ý cần quan tâm để bảo vệ thận tốt hơn.