Suy thận ở trẻ em do đâu?

Suy thận ở trẻ em do đâu

Suy thận không chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi mà bệnh còn xuất hiện trên trẻ em. Cũng như ở người lớn, suy thận ở trẻ em có thể gây ra những hậu quả nặng nề và tác động mạnh lên sự phát triển ở trẻ.

1. Suy thận ở trẻ em

Mỗi cơ thể người có 2 quả thận, có hình dạng như hạt đậu nằm hai bên cột sống, phía dưới xương sườn, phía sau bụng. Chức năng quan trọng của thận là lọc máu. Quá trình này giúp loại bỏ các chất thải, chất độc ra bên ngoài cơ thể thông qua việc tạo thành nước tiểu. bên cạnh đó, haotj động của thận còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác của cơ thể như việc tạo máu, điều hòa huyết áp

Thận được tạo thành từ hàng triệu đơn vị thận, gọi là nephron. Những vấn đề xảy ra tại thận nếu ở mức độ nhẹ, thận vẫn hoạt động và không có triệu chứng nào nhưng nếu nguy hiểm hơn, thận hoạt động tệ đi thì các bất thường trong cơ thể sẽ xảy ra và ảnh hưởng đến cả các cơ quan khác.

Suy thận là tình trạng thận bị tổn thương và không thể thực hiện các chức năng như bình thường. Sự bất thường hoạt động này của thận khiến các chất thải, chất độc và chất lỏng tích tụ lại bên trong cơ thể trẻ như natri, creatinin, kali, ure,… hay thiếu máu, cao huyết áp và các bệnh lý nguy hiểm khác sẽ xảy ra. 

Suy thận có 2 dạng là suy thận cấp và suy thận mạn:

  • Suy thận cấp: Đây là tình trạng mà thận của trẻ suy giảm chức năng một cách đột ngột, xảy ra trong một thời gian ngắn. Tuy không kéo dài quá lâu như suy thận mạn nhưng sự đột ngột và bất ngờ mà nó gây ra, suy thận cấp gây ảnh hưởng lâu dài sau đó và nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể tử vong. Tình trạng này có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân chủ yếu là dị tật bẩm sinh.
  • Suy thận mạn: Suy thận mạn là khi sự suy giảm chức năng thận ở trẻ em diễn ra từ từ, một quá trình dài, có thể lên đến vài tháng hay vài năm. Trẻ mắc tình trạng mãn tính thường trong độ tuổi 8 đến 10 tuổi. Thường là do các hội chứng thận hư kháng thuốc, viêm cầu thận cấp tính, viêm thận lupus, bệnh cầu thận ở trẻ không được điều trị kịp thời.
Suy thận có hai dạng cấp tính và mãn tính
Suy thận có hai dạng cấp tính và mãn tính
  • Triệu chứng suy thận ở trẻ em

Suy thận ở trẻ em trong những giai đoạn đầu ít hoặc không có các triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh nặng hơn trẻ có thể có các tình trạng như:

  • Phù nề: Sưng ở bàn chân, tay hoặc ở mặt
  • Tăng hoặc giảm lượng nước tiểu. Nhiều trẻ có tần suất đi tiểu tăng lên, biểu hiện rõ ràng hơn là trẻ dễ có tình trạng tè dầm vào ban đêm.
  • Nước tiểu xuất hiện nhiều bọt, nguyên do là trong nước tiểu có nhiều protein, còn gọi là protein niệu
  • Nước tiểu có màu khác lạ, hồng, cam, hay màu cola bởi sự xuất hiện của máu.

Ngoài ra, trẻ còn có thể có các triệu chứng khác không quá đặc trưng như:

  • Biếng ăn
  • Mệt mỏi. yếu
  • Sốt
  • Ngứa da
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Hụt hơi
  • Khó tập trung
  • Giảm cân 
  • Tăng cân chậm, còi cọc
Suy thận có thể làm trẻ bị sốt
Suy thận có thể làm trẻ bị sốt

Các bố mẹ cần chú ý để nhận ra các dấu hiệu khác lạ của con vì các triệu chứng suy thận ở trẻ em khác nhau ở mỗi trẻ, tùy thuộc vào nguyên nhân mà trẻ gặp phải. 

3. Nguyên nhân suy thận ở trẻ em

Bệnh thận ở trẻ có thể xảy ra do:

3.1. Dị tật bẩm sinh:

Dị tật bẩm sinh là nguyên nhân của khoảng 60% tình trạng suy thận mạn ở trẻ em. Dị tật bẩm sinh khiến cho sự phát triển của đường tiết niệu không được bình thường, xảy ra từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Một số dị tật bẩm sinh trẻ có thể gặp như:

  • Bất sản thận: Có thể gặp bất sản thận một bên hoặc bất sản cả 2 bên, tức là trẻ sinh ra bị thiếu một hoặc cả hai quả thận.
  • Loạn sản thận: Thận không phát triển bình thường từ khi ở trong bụng mẹ dẫn đến kích thước và hình dạng khác với thận bình thường.
  • Thiểu sản thận: Trẻ sinh ra có kích thước thận nhỏ hơn và số đơn vị thận nephron ít hơn trẻ bình thường.

3.2. Bệnh di truyền 

Suy thận ở trẻ em có thể xảy ra do sự di truyền của một số vấn đề từ ba mẹ như:

  • Bệnh thận đa nang: Tình trạng có các rối loạn xảy ra khiến u nang phát triển trong thận, làm hư hỏng thận theo thời gian.
  • Hội chứng Alport: Đây là bệnh lý di truyền theo nhiễm sắc thể giới tính X, ảnh hưởng đến lớp lót bên ngoài các tế bào trong thận.

3.3. Nhiễm trùng 

Suy thận ở trẻ em có thể diễn ra sau khi trẻ mắc phải các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng như:

  • Hội chứng ure tán huyết: Xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy và ảnh hưởng lên hệ thống lọc của thận, thường do vi khuẩn Escherichia coli ( E.coli) gây ra.
E.coli gây ra các vấn đề dẫn đến suy thận ở trẻ em
E.coli gây ra các vấn đề dẫn đến suy thận ở trẻ em
  • Viêm cầu thận sau liên cầu hoặc sau nhiễm trùng: Xảy ra sau khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể có thể lắng đọng trong thận gây tổn thương. Bệnh thường xảy ra sau một đợt viêm họng hoặc bị nhiễm trùng da.

3.4. Hội chứng thận hư

Khi các bộ lọc của thận, các cầu thận bị hư hỏng làm cho protein từ máu đi ra được nước tiểu thì hội chứng thận hư có thể diễn ra.

Theo một thống kê, suy thận ở trẻ em từ độ tuổi 12 thì có đến 45% là do các nguyên nhân đến từ cầu thận. 

Nguyên nhân gây hội chứng thận hư ở trẻ thường do:

  • Bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu: Tiểu cầu thận bị tổn thương, tổn thương ở cấp độ tế bào và chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi.
  • Xơ hóa cầu thận từng đoạn khu trú: Bệnh khiến một số cầu thận có sẹo.
  • Viêm cầu thận màng tăng sinh: Là một nhóm các rối loạn ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch làm kháng thể tích tụ màng trong thận gây hỏng cầu thận.

3.5. Bệnh toàn thân 

Bệnh toàn thân là những bệnh gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể. Một bệnh toàn thân gây ảnh hưởng đến thận và có khả năng gây suy thận ở trẻ em như viêm thận lupus.

3.6. Chấn thương 

Suy thận ở trẻ em có thể xảy ra khi trẻ gặp phải các vấn đề như bỏng, mất nước, chảy máu, chấn thương hoặc phẫu thuật khiến huyết áp thấp và giảm lưu lượng máu đến thận. Lưu lượng máu đến thận giảm đột ngột có thể gây suy thận cấp tính.

3.7. Tắc nghẽn hoặc trào ngược nước tiểu

Khi có sự tắc nghẽn xảy ra giữa thận và niệu đạo, nước tiểu có thể chảy ngược vào thận và gây tổn thương, nước tiểu chứa vi khuẩn đi ngược lên có thể dẫn đến nhiễm trùng thận.

4. Biến chứng của suy thận ở trẻ em 

Suy thận ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ theo nhiều cách, và mức độ cũng khác nhau ở các trẻ. Trẻ bị suy thận bị ảnh hưởng về cuộc sống sinh hoạt, các hoạt động vui chơi học tập và có thể mắc các bệnh khác như:

  • Thiếu máu
  • Bệnh lý tim mạch
  • Mất cân bằng điện giải
  • Tăng trưởng kém
  • Tăng huyết áp
  • Nhiễm trùng
  • Toan chuyển hóa
  • Các vấn đề về xương 
  • Vấn đề về nhận thức 
  • Tiểu không tự chủ
  • Chân tay phù nề
  • Tử vong

5. Chẩn đoán suy thận mạn ở trẻ em 

Khi nghi ngờ và để chẩn đoán chính xác tình trạng của trẻ, có thể thực hiện 1 hoặc nhiều xét nghiệm dưới đây:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp đo nồng độ creatinin, kiểm tra tốc độ lọc cầu thận, tìm kiếm các bệnh tiềm ẩn khác.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra lượng protein trong nước tiểu và xem thử thận của trẻ lọc máu tốt ở mức độ nào
  • Siêu âm thận: Siêu âm giúp đo kích thước, vị trí của thận, xác định khối u hay các tổn thương khác tại thận
Siêu âm thận để chẩn đoán suy thận ở trẻ em
Siêu âm thận để chẩn đoán suy thận ở trẻ em
  • Sinh thiết thận: Kiểm tra các tổn thương của thận và giúp xác định nguyên nhân gây bệnh thận
  • Xét nghiệm di truyền: Xém xét các đột biến gen, các vấn đề liên quan đến di truyền cụ thể

6. Điều trị suy thận ở trẻ em

6.1. Điều trị bằng thuốc: 

  • Thuốc lợi tiểu: Giảm sưng tấy, phù nề và hạ huyết áp bằng cách loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể
  • Thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensin: Giúp hạ huyết áp, giảm mất protein qua nước tiểu
  • Sắt: Khắc phục tình trạng thiếu máu
  • Corticosteroid: Giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch và giảm sưng tấy
  • Kháng sinh khắc phục nhiễm trùng 
  • Thuốc điều chỉnh pH như natri bicarbonat
  • Chất kết dính photpho để giảm chất này trong móng, cải thiện sự phát triển của xương

6.2. Ghép thận

Suy thận ở trẻ em có thể khắc phục bằng cách ghép thận. Thận được ghép là từ những người hiến tặng hoặc từ cha mẹ tương thích và phù hợp với trẻ. Cấy ghép thận thông thường là được thực hiện sau khi quá trình chạy thận lọc máu xảy ra. 

6.3. Lọc máu

Lọc máu cho trẻ bị suy thận mạn có 2 phương pháp

  • Thẩm phân máu: Trẻ cần được lọc máu 3 lần/ tuần. Máu được đưa ra ngoài qua một máy lọc xử lý, sau đó máu sạch sẽ được đưa trở lại vào cơ thể. 
  • Thẩm phân phúc mạc: Lọc máu thông qua vùng bụng của trẻ và các thiết bị cần thiết khác. Với cách này, trẻ có thể thực hiện lọc máu ngay tại nhà. Lọc máu bằng phương pháp này có thể xuất hiện tình trạng viêm phúc mạc, do đó phụ huynh sẽ được đào tạo kỹ và báo cáo ngay cho bác sĩ nếu có các dấu hiệu của nhiễm trùng.

7. Chế độ ăn khi suy thận ở trẻ em xảy ra

Khi trẻ có tình trạng suy thận, bố mẹ cần chú ý thay đổi chế độ ăn cho trẻ, cần hạn chế các thực phẩm sau:

  • Chất đạm: Mặc dù chất đạm cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhưng khi suy thận, khả năng loại bỏ chất thải của thận kém đi khi ăn quá nhiều protein, do đó cần giảm lượng đạm mà trẻ ăn vào. Các loại thực phẩm chứa nhiều đạm như trứng, sữa, các loại đậu,..
  • Kali: Kali tích tụ nhiều trong máu khi thận suy. Giảm cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều kali như chuối, rau dền… Một số loại thực phẩm chứa ít kali thích hợp cho trẻ hơn như táo, dâu, việt quất, mâm xôi, khoai tây, súp lơ, bắp cải,..
  • Photpho: Thận là cơ quan giúp loại bỏ photpho dư thừa nên khi thận suy photpho sẽ bị tích tụ trong cơ thể. Photpho là nguyên nhân khiến sự thiếu hụt canxi trong xương xảy ra, do đó ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy bố mẹ chỉ nên cho bé sử dụng các loại thực phẩm chứa ít photpho như đậu xanh, lòng trắng trứng,..
  • Natri: Chế độ ăn ít natri sẽ giúp giảm lượng nước tích trong cơ thể trẻ và giảm phù nề.

Lời kết:

Suy thận có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ em. Phát hiện sớm các dấu hiệu khác biệt ở trẻ để điều trị kịp thời sẽ giúp cho sự phát triển, cuộc sống của trẻ được tốt hơn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ