Mách bạn 12 cách trị sỏi thận cực dễ 

Mách bạn 12 cách trị sỏi thận cực dễ

Sỏi thận là một tình trạng rất dễ gặp phải vậy thì có cách trị sỏi thận nào đơn giản mà tự bản thân bạn có thể thực hiện hay không? Dưới đây là một số cách đơn giản mà bạn có thể làm để bảo vệ sức khỏe của mình.

1. Sỏi thận là gì?

Mặc dù nước tiểu là chất thải của cơ thể nhưng bản thân nó lại chứa các khoáng chất và muối hòa tan. Khi nước tiểu chứa một hàm lượng cao các chất này hay nước tiểu bị cô đặc, các chất kết tinh và tạo sỏi. 

Sự hình thành của sỏi trong thận
Sự hình thành của sỏi trong thận

Sỏi thận ban đầu có thể có kích thước vô cùng nhỏ nhưng nó cũng có thể phát triển và đạt các kích thước lớn hơn. Thậm chí nó có thể đạt đến kích thước lắp đầy được các cấu trúc rỗng bên trong thận.

Một số sỏi nằm trong thận mà không gây ra bất kỳ một biểu hiện nào. Đôi lúc, sỏi di chuyển, nó có thể đi xuống niệu quản hay bàng quang. Nếu đến bàng quang sỏi thận có thể được đào thải ra ngoài theo nước tiểu hoặc là nguyên nhân tạo nên sỏi bàng quang. Nếu sỏi mắc kẹt tại niệu quản, sẽ làm chặn dòng nước tiểu và gây đau.

Có nhiều loại sỏi thận, trong đó sỏi canxi là phổ biến nhất (80%), sỏi struvite chiếm khoảng 10%, sỏi axit uric chiếm 5-10% và ít nhất là sỏi cystin ( khoảng 1%).

Các triệu chứng thường gặp khi bị sỏi thận bao gồm đau nhói, chuột rút ở lưng và hông. cảm giác đau này có thể di chuyển xuống háng hoặc bẹn. Cơn đau của sỏi thận thường theo từng đợt và rất đột ngột. Các dấu hiệu khác bao gồm:

  • Cảm giác cần đi tiểu gấp 
  • Đi tiểu nhiều lần hơn hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu sẫm màu hoặc tiểu ra máu. Đôi khi lượng hồng cầu trong nước tiểu rất thấp nhưng mắt thường vẫn có thể nhìn thấy được
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Ở nam giới có thể gặp tình trạng đau ở đầu dương vật

Có nhiều lý do là nguyên nhân sỏi thận, các lý do này đều là nhân tố khiến nước tiểu đậm đặc hay hàm lượng khoáng chất tăng cao trong nước tiểu.

2. Các cách trị sỏi thận đơn giản 

2.1. Uống nhiều nước hơn 

Uống nhiều nước hơn luôn là lời khuyên hàng đầu giúp hỗ trợ trong việc chữa sỏi thận. 

Nếu lượng nước cung cấp cho cơ thể không đủ, nước tiểu tạo ra cũng ít hơn. Lượng nước tiểu tạo ra ít hơn đồng nghĩa với việc nước tiểu bị cô đặc, hàm lượng các chất tăng cao, khả năng hòa tan các muối trong nước tiểu giảm và dễ dàng trạo thành sỏi.

Thông thường lượng nước khuyến cáo cho bạn mỗi ngày là 8 cốc, mỗi cốc khoảng 250ml. Tuy nhiên bạn nên đặt mục tiêu 10 cốc một ngày để trừ hao lượng nước mất qua mồ hôi và hơi thở. Nếu bạn thường xuyên tập thể dục và đổ mồ hôi nhiều hoặc bạn từng có tiền sử bị sỏi cystein, bạn có thể cần bổ sung một lượng nước nhiều hơn.

Bạn có thể nhận biết mình có uống đủ nước không thông qua màu của nước tiểu. Bình thường nước tiểu thường có màu vàng nhạt hoặc không màu. Nước tiểu màu vàng đậm hay nâu chứng tỏ bạn chưa bổ sung đủ nước.

Uống nhiều nước là cách trị sỏi thận đơn giản
Uống nhiều nước là cách trị sỏi thận đơn giản

2.2. Uống nước chanh trị sỏi thận

Uống nước chanh là một cách hỗ trợ trị sỏi thận hiệu quả.

Uống nước chanh hoặc vắt thêm chanh vào nước lọc và uống đều đặn tùy theo ý thích của bạn. 

Canh có chứa citrat, chất này giúp ngăn ngừa sự tạo thành sỏi canxi. Bên cạnh đó, citrat cũng có thể phá vỡ những viên sỏi nhỏ, giúp chúng dễ dàng đào thải ra bên ngoài cơ thể.

Bên cạnh cung cấp citrat, nước canh cũng chứa vitamin C giúp tăng đề kháng và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại.

Nước chanh giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận
Nước chanh giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận

2.3. Sử dụng nước húng quế

Húng quế không chỉ là một loại rau đơn thuần mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.  Húng quế thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc truyền thống cho chứng rối loạn tiêu hóa và viêm nhiễm. 

Trong nước húng quế có chứa các chất chống oxy hóa và chất chống viêm, vì vậy nó giúp duy trì sức khỏe thận. 

Không có nhiều bằng chứng về việc sử dụng nước húng quế trong thời gian dài sẽ cho kết quả như thế nào với việc trị sỏi thận, nhưng nó vẫn được tin dùng nhờ đặc tính chống oxy hóa và viêm nhiễm.

Húng quế thường được dùng tươi hay phơi khô để pha trà và uống vài cốc mỗi ngày. Bạn cũng có thể dùng máy ép trái cây để ép húng quế tươi hoặc thêm vào các loại sinh tố.

Nước ép từ húng quế tốt cho thận
Nước ép từ húng quế tốt cho thận

2.4. Sử dụng giấm táo để trị sỏi thận

Trong thành phần của giấm táo có axit axetic, axit này giúp hòa tan sỏi thận.

Ngoài khả năng hòa tan sỏi thận, giấm táo còn có thể giảm các cơn đau do sỏi thận gây ra.

Có thể sử dụng giấm táo bằng cách thêm hai thìa canh vào 250ml nước để uống hoặc dùng giấm táo trong các món salad để sử dụng.

Tuy nhiên không nên dùng lượng quá nhiều do giấm táo có thể làm hư men răng, trào ngược axit hay đau họng.

Cần lưu ý khi sử dụng giấm táo cho người mắc bệnh đái tháo đường, hay người đang sử dụng insulin, thuốc lợi tiểu như spironolactone.

Sử dụng giấm táo hợp lý về liều lượng và đối tượng thì đây là một phương pháp phòng ngừa và trị sỏi thận hiệu quả.

2.5. Uống nước ép cần tây trị sỏi thận

Một nghiên cứu năm 2019 trên chuột cho thấy chiết xuất cần tây giúp phá vỡ sỏi thận.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng trong những người nữ tham gia nghiên cứu, nhóm người mắc sỏi thận ít ăn cần tây hơn so với nhóm còn lại.

Sử dụng cần tây với nước hoặc ép chung với các loại trái cây khác để sử dụng dễ dàng hơn. 

Một điều cần lưu ý là cần tây có thể tương tác với các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác và gây ra tác dụng không mong muốn. Nên hỏi bác sĩ về việc sử dụng nước ép cần tây khi đang mắc các bệnh lý.

Trị sỏi thận với nước ép cần tây
Trị sỏi thận với nước ép cần tây

2.6. Trị sỏi thận bằng nước ép lựu

Nước ép lựu đã được sử dụng rất nhiều trong việc cải thiện chức năng thận tổng thể. Nó giúp loại bỏ sỏi và các chất độc khác ra khỏi cơ thể bạn. 

Nước ép lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe của thận và ngăn sỏi thận phát triển.

Nước ép lựu giảm tính axit của nước tiểu từ đó giảm nguy cơ hình thành sỏi.

Người sỏi thận nên uống nước ép lựu
Người sỏi thận nên uống nước ép lựu

2.7. Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi

Sỏi thận phổ biến nhất là sỏi canxi oxalat nên nhiều người nghĩ rằng ăn nhiều thực phẩm chứa canxi như sữa hay phô mai có thể là nguyên nhân sỏi thận. Tuy vậy, quan điểm này lại sai hoàn toàn.

Chế độ ăn ít canxi mới là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và loãng xương. 

Bổ sung một lượng canxi vừa phải và phù hợp với thức ăn sẽ giúp cho canxi kết hợp với oxalat tại ruột do đó không tạo thành sỏi. 

Có thể dùng thuốc bổ sung canxi, tuy nhiên các nguồn chứa canxi từ thực phẩm được khuyến khích hơn cả như sữa ít béo, phô mai, sữa chua…

2.9. Giảm ăn mặn

Chế độ ăn quá nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận canxi. Theo Tổ chức Chăm sóc Tiết niệu Hoa Kỳ, quá nhiều muối hay nói cách khác là ion natri sẽ ngăn cản sự tái hấp thu của canxi từ nước tiểu vào lại máu. Điều này làm cho nước tiểu chứa lượng canxi cao và có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận. 

Ăn ít muối giúp làm cho lượng canxi trong nước tiểu giảm đi. Càng ít canxi trong nước tiểu bao nhiêu thì càng hạn chế được nguy cơ phát triển sỏi thận bấy nhiêu. 

Giảm ăn mặn không chỉ là giảm nêm nếm gia vị trong các món ăn mà bạn còn phải chú ý đến lượng muối có trong các sản phẩm chế biến sẵn. Vì vậy để hạn chế lượng muối được bổ sung bạn nên đọc kỹ các bảng thành phần của sản phẩm mà bạn lựa chọn.

Một số loại thực phẩm nổi tiếng là chứa nhiều muối như:

  • Thực phẩm chế biến sẵn như các loại khoai tây chiên, bánh quy giòn
  • Các loại súp đóng hộp 
  • Thịt nguội
  • Cá muối
  • Mì ăn liền 
Mì gói chứa hàm lượng muối cao
Mì gói chứa hàm lượng muối cao

2.10. Giảm sử dụng thực phẩm giàu oxalat

Oxalat cũng là thành phần tạo nên sỏi thận, nó là một hợp chất tự nhiên có trong thức ăn, gắn kết chặt chẽ với ion canxi tại thận và tạo sỏi tại thận. Giảm bớt thức ăn chứa oxalat có thể giúp bạn ngăn chặn được việc hình thành và hỗ trợ việc trị sỏi thận.

Một số loại thực phẩm chứa nhiều oxalat như:

  • Rau chân vịt
  • Chocolate
  • Khoai tây ngọt
  • Cà phê
  • Thịt bò
  • Đậu phộng
  • Đại hoàng 
  • Các sản phẩm từ đậu nành

Oxalat và canxi sẽ kết hợp với nhau ở hệ tiêu hóa trước khi đi đến thận, và sỏi chỉ được tạo ra khi chúng kết hợp với nhau tại thận mà thôi. Do đó nếu bạn ăn một lượng lớn thức ăn chứa nhiều oxalat cùng với thức ăn chứa canxi thì không cần lo lắng về vấn đề này.

2.11. Giảm bớt nguồn protein từ động vật 

Ăn nhiều protein động vật có thể làm tăng bài tiết canxi và giảm citrat. Ngoài ra, Nguồn protein từ động vật vốn rất giàu purin. Các chất này phân hủy thành axit uric và làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. 

Nguồn protein động vật có tính axit và có thể làm tăng tính axit của nước tiểu. Nước tiểu có tính axit có thể gây ra cả sỏi acid uric và sỏi canxi oxalat.

Bạn nên giảm hoặc tránh sử dụng thịt bò, thịt heo, cá hay thịt gia cầm.

Hạn chế nguồn protein từ động vật
Hạn chế nguồn protein từ động vật

2.12. Không bổ sung vitamin C liều cao 

Bổ sung vitamin C cho cơ thể là tốt nhưng bổ sung quá nhiều có khả năng gây nguy cơ mắc sỏi thận. Hấp thụ quá nhiều vitamin C bổ sung có thể làm tăng bài tiết oxalat vào trong nước tiểu. Một nghiên cứu ở Thụy Điển chỉ ra rằng nam giới trung niên có bổ sung vitamin C có nguy cơ sỏi thận cao gấp đôi so với những người không bổ sung loại vitamin này.

Tuy nhiên nếu là vitamin C từ các nguồn thực phẩm, nguồn gốc tự nhiên như cam, chanh thì không gây ra nguy cơ này. 

 Lời kết

Trên đây là cách cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện để phòng ngừa và trị sỏi thận. Chia sẻ những tip nho nhỏ này đến người thân và bạn bè để cùng nhau nâng cao sức khỏe của mình nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ