Đa nang buồng trứng có nguy hiểm không và cách phòng ngừa

Đa nang buồng trứng là gì

Đa nang buồng trứng là bệnh thường gặp trong độ tuổi sinh đẻ liên quan đến hormone ở phụ nữ, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người phụ nữ và các bệnh nguy hiểm khác. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Đa nang buồng trứng là gì?

Đa nang buồng trứng là một bệnh phụ khoa, xảy ra ở những phụ nữ có lượng hormone sinh dục nữ ít hơn bình thường nhưng lượng hormone sinh dục nam trong cơ thể lại quá nhiều làm ngăn cản sự rụng trứng, khiến trứng chứa đầy trong các nang trứng, làm nang trứng phát triển không bình thường dẫn đến sự mất cân bằng các hormone sinh duc trong cơ thể.

Khi người phụ nữ mắc bệnh sẽ khiến cơ thể phản ứng với đề kháng insulin ngăn cản sự chuyển hóa glucose. Khi lượng insulin trong cơ thể quá nhiều, dễ gây thèm ăn, dẫn tới tăng cân và sản sinh thêm nhiều hormone sinh dục nam so với bình thường.

2. Triệu chứng của đa nang buồng trứng

Tăng cân, nổi mụn, rụng tóc – biểu hiện của bệnh
Tăng cân, nổi mụn, rụng tóc – biểu hiện của bệnh

Các dấu hiệu của bệnh thường rất khác nhau do liên quan đến sự thay đổi hóc môn. Nhiều phụ nữ mắc bệnh này thường béo phì, cũng có những trường hợp lông phát triển nhiều ở mặt, bụng hay bắp đùi… Một số dấu hiệu thường gặp khi mắc bệnh đa nang buồng trứng, cụ thể:

  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: thường không đều và kéo dài một cách bất thường kèm theo tình trạng kinh nguyệt có ít hoặc có rất nhiều, đôi khi kinh nguyệt xuất hiện một cách đột ngột.
  • Da trở nên xấu hơn, nổi mụn, da tối và sẫm màu hơn, thường tập trung ở vùng da quanh cổ và ở nách.
  • Lông mọc nhiều bất thường ở mặt, ngực, bụng và cả bắp đùi.
  • Tóc rụng nhiều hơn và thưa mỏng hơn so với bình thường.
  • Thèm ăn, kèm theo tình trạng tăng cân không kiểm soát, béo phì.
  • Việc mang thai gặp nhiều khó khăn.
  • Tính tình thay đổi bất thường, có dấu hiệu trầm cảm.
  • Xuất hiện tình trạng ngừng thở khi ngủ.

3. Nguyên nhân nào gây bệnh đa nang buồng trứng

Hình minh họa giữa buồng trứng đa nang bà buồng trứng bình thường
Hình minh họa giữa buồng trứng đa nang bà buồng trứng bình thường

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng đa nang buồng trứng, cụ thể:

Đa nang buồn trứng do yếu tố di truyền: Theo các nhà nghiên cứu, trường hợp mẹ, chị hoặc em gái của bạn mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang, thì bạn có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này hoặc bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Do tình trạng kháng insulin: Insulin có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường của cơ thể, giúp chuyển hóa đường vào máu. Trường hợp cơ thể có khả năng kháng insulin, ảnh hưởng đến việc sử dụng insulin, dẫn đến dư thừa insulin, làm tăng lượng androgen cản trở sự phát triển của các nang trứng, ngăn cản sự rụng trứng. Ngoài ra, việc không kiểm soát được lượng insulin, khiến lượng đường trong cơ thể chuyển hóa thành chất béo, dẫn tới tình trạng tăng cân mất kiểm soát, béo phì.

Do thói quen ăn uống: Việc ăn quá nhiều tinh bột, đường trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng là nguyên nhân mắc bệnh.

Xem thêm: U nang buồng trứng có phải mổ không? Kích thước bao nhiêu thì mổ?

4. Các biến chứng của bệnh

Đa nang buồng trứng có thể gây vô sinh ở nữ giới
Đa nang buồng trứng có thể gây vô sinh ở nữ giới

Một số biến chứng nguy hiểm của đa nang buồng trứng ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể:

Nguy cơ vô sinh: Bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của nang trứng, và ngăn cản sự rụng trứng ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ của phụ nữ. Đa phần các trường hợp đa nang nếu không kịp thời phát hiện đều có nguy cơ cao bị hiếm muộn hay vô sinh.

Bị béo phì: theo thống kê có khoảng hơn 80% chị em phụ nữ mắc bệnh đa nang buồng trứng bị béo phì.

Bệnh tiểu đường: sự rối loạn các hóc môn estrogen và insulin trong cơ thể khiến rất nhiều chị em bị buồng trứng đa nang mắc bệnh tiểu đường.

Hàm lượng cholesterol cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ

Ung thư nội mạc tử cung: Bệnh đa nang dẫn đến kinh nguyệt không đều, lượng estrogen cao khiến các lớp niêm mạc dày lên và không chịu bong tách làm tăng nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung so với những người có sức khỏe bình thường không mắc bệnh.

5. Chẩn đoán buồng trứng đa nang như thế nào?

Chẩn đoán buồng trứng đa nang
Chẩn đoán buồng trứng đa nang

Để chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh, và các câu hỏi liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi cân nặng. 

Ngoài ra, bác sĩ cũng tìm kiếm các dấu hiệu khác như mụn trứng cá, mọc lông, kháng insulin và một số triệu chứng khác mà người bệnh gặp phải. Căn cứ vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm máu: Đo lường và phân tích nồng độ hormone, từ đó bác sĩ sẽ loại trừ tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc tăng Androgen. Ngoài ra, khả năng dung nạp glucose, nồng độ cholesterol và triglycerid lúc đói cũng được phát hiện khi xét nghiệm máu.
  • Siêu âm: Từ những hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng hiện tại của buồng trứng và độ dày của niêm mạc tử cung.

6. Những cách điều trị buồng trứng đa nang

Tùy theo tình trạng bệnh, sức khỏe tổng thể và khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị mà người bệnh được hướng dẫn phác đồ điều trị cụ thể. Việc điều trị thường bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống, thay đổi lối sống, bao gồm giảm cân, ăn kiêng và tập thể dục.

Biện pháp điều trị tình trạng buồng trứng đa nang
Biện pháp điều trị tình trạng buồng trứng đa nang

6.1. Giảm cân

Nghiên cứu cho thấy giảm 5-10% trọng lượng cơ thể có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và cải thiện các triệu chứng đa nang buồng trứng. Ngoài ra, giảm cân còn giúp cải thiện cholesterol, giảm insulin, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường.

6.2. Chế độ ăn

Một chế độ ăn uống ít carbohydrate có hiệu quả cho cả việc giảm cân và lượng insulin ở những người bị đa nang buồng trứng. Chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp cũng tốt hơn trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt so với chế độ ăn thông thường.

6.3. Tập thể dục

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng 30 phút tập thể dục cường độ vừa phải mỗi ngày, ít nhất 3 ngày một tuần sẽ giúp phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang giảm cân. Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp cải thiện quá trình rụng trứng và lượng insulin ở phụ nữ.

6.4. Sử dụng thuốc

Hội chứng buồng trứng đa nang có thể được điều trị bằng các loại thuốc sau:

  • Thuốc tránh thai: Uống thuốc tránh thai kết hợp estrogen và progestin hàng ngày giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, điều chỉnh quá trình rụng trứng, giảm các triệu chứng đa nang buồng trứng và ngăn ngừa ung thư nội mạc tử cung. Người bệnh có thể sử dụng miếng dán tránh thai hoặc vòng đặt âm đạo thay cho thuốc đặt.
  • Metformin (Glucophage, Fortamet): Giúp điều trị đa nang buồng trứng bằng cách cải thiện nồng độ insulin trong máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi dùng Metformin kết hợp với tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống sẽ giúp người bệnh giảm cân, hạ đường huyết, điều hòa kinh nguyệt hơn so với không dùng thuốc.
  • Clomiphene (Clomid): Đây là một loại thuốc hỗ trợ sinh sản được sử dụng để kích thích rụng trứng ở những phụ nữ bị đa nang buồng trứng để có thể mang thai.
  • Tẩy lông: Một số phương pháp điều trị có thể giúp mọi người ngừng mọc lông hoặc loại bỏ lông mọc quá nhiều do đa nang buồng trứng gây ra gây ra. Kem Eflornithine (Vaniqa) là một loại thuốc kê đơn có tác dụng làm chậm sự phát triển của lông tóc. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo phương pháp triệt lông bằng laser hoặc điện phân, giúp loại bỏ những sợi lông không mong muốn trên mặt và cơ thể.

Khuyến cáo người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, tránh những biến chứng nguy hiểm do tác dụng phụ của thuốc.

6.5. Phẫu thuật nội soi buồng trứng

Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện khả năng sinh sản khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi, cắt góc buồng trứng để bề mặt vòi trứng thông thoáng tạo điều kiện cho quá trình rụng trứng hoặc tạo những lỗ nhỏ trên vòi trứng (phẫu thuật đốt buồng trứng) để giảm lượng nồng độ androgen, kích thích rụng trứng.

Mặc dù phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời nhưng hơn 50% phụ nữ có khả năng mang thai trong vòng 1 năm kể từ khi phẫu thuật.

6.6. Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Một phương pháp điều trị khác giúp những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thai là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Bác sĩ sẽ thu thập trứng và tinh trùng của cặp vợ chồng và cho họ thụ tinh trong phòng thí nghiệm để tạo phôi. Sau đó phôi được đặt vào tử cung của người vợ để phát triển thêm.

7. Phòng ngừa bệnh đa nang buồng trứng thế nào?

Để phòng tránh hội chứng buồng trứng đa nang, chị em cần lưu ý:

  • Giảm cân, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Điều chỉnh và xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, khoa học cũng như một lối sống lành mạnh: bổ sung rau xanh, các loại thực phẩm giàu protein, vitamin vào khẩu phần ăn, hạn chế đồ ăn ngọt, nhiều đường kết hợp với việc tập thể dục, ngủ sớm để đảm bảo sức khỏe và đầu óc luôn thư thái.
  • Có thể sử dụng thuốc tránh thai để hạn chế các triệu chứng của bệnh, tuy nhiên cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên như An nữ đan với chiết xuất từ cây trinh nữ hoàng cung và xạ đen – hai dược liệu quý trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u nang, u xơ, đa nang buồng trứng. An nữ đan mang lại hiệu quả sau hơn năm tuần sử dụng, mang lại bình an cho Phụ nữ Việt Nam.

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về tính năng của An Nữ Đan, hãy điền thông tin vào Form bên dưới hoặc gọi đến số Hotline 1900 7061 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ đội ngũ Dược sĩ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Có thể bạn quan tâm:

    U nang buồng trứng xoắn là gì, có nguy hiểm không?

    U nang buồng trứng có mang thai được không?

    [NEW] U nang buồng trứng trái: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ