Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân và giải pháp cho chị em

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là một hiện tượng khá phổ biến ở chị em phụ nữ, nó gây ra những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như khả năng làm mẹ của chị em phụ nữ chúng ta. Để biết xem bạn đang gặp những dấu hiệu nào của bệnh này hay không – nếu có thì cách điều trị như thế nào? Hãy tham khảo qua bài viết này nhé!

1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ tử cung do bong lớp niêm mạc tử cung khi trứng không được thụ thai. Kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện ở các bé gái trong độ tuổi từ 12 – 18 tuổi với chu kì bình thường là khoảng 28 ngày, tùy theo cơ địa của mỗi người mà chu kỳ có thể ngắn hơn (25 ngày) hoặc dài hơn (30 – 35 ngày), thời gian hành kinh từ 3 – 5 ngày và lượng máu mất đi sau mỗi lần hành kinh từ 50 – 150 ml.

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ

Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh, số ngày hành kinh và số lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó. Rối loạn kinh nguyệt thường xuất hiện ở những bạn gái mới có kinh nguyệt và xuất hiện ở khoảng thời gian 2 – 3 năm đầu. Không chỉ vậy, còn có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau như giai đoạn sinh con hay thời kỳ mãn kinh… với mức độ và biểu hiện khác nhau. Đây cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó liên quan đến nội tiết tố hay bộ phận sinh dục nữ… gây ra những ảnh hướng lớn đến sức khỏe, khả năng sinh sản và cuộc sống của người phụ nữ.

2. Rối loạn kinh nguyệt có những biểu hiện gì?

Chu kỳ kinh nguyệt gặp phải những điều bất thường ở chị em phụ nữ là một điều không hiếm gặp, Nhưng chúng ta cần lưu ý đến những dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt để có biện pháp điều trị cho thích hợp, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Tình trạng của bệnh sẽ diễn ra nếu bạn có những biểu hiện sau:

Về chu kỳ kinh nguyệt: Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường là khoảng 28 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt bất thường là chu kỳ kinh dài trên 35 ngày hoặc ngắn dưới 22 ngày và thậm chí là không có kinh nguyệt trong vòng 6 tháng.

Về máu kinh: Máu kinh thường có màu đỏ thẫm, có mùi tanh, nếu máu kinh có màu đen hoặc hồng nhạt và vón cục là những biểu hiện bất thường.

Ngoài ra, sự bất thường về máu kinh là những biểu hiện bất thường về số lượng máu và số ngày có kinh. Tình trạng máu kinh ra nhiều (> 20ml/ 1 kỳ), ra ồ ạt và kéo dài nhiều ngày (cường kinh). Số ngày kinh ít hơn 2 ngày, lượng máu kinh chỉ khoảng 20ml hoặc ít hơn (thiểu kinh). Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày và mất đi lượng máu trên 80ml (rong kinh). Hiện tượng rong kinh kéo dài sẽ dẫn đến mất máu quá nhiều, gây ra những biểu hiện mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Ngoài ra, rong kinh còn là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung…

Những biểu hiện thường gặp của chị em phụ nữ khi bị rối loạn kinh nguyệt
Những biểu hiện thường gặp của chị em phụ nữ khi bị rối loạn kinh nguyệt

3. Rối loạn kinh nguyệt – nguyên nhân do đâu?

Rối loạn kinh nguyệt do rất nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể có thể chia làm hai khía cạnh như sau:

3.1. Nguyên nhân chủ quan (bắt nguồn từ bên trong cơ thể)

Với khía cạnh này, tác nhận gây ra rối loạn kinh nguyệt bắt nguồn từ các yếu tố bên trong cơ thể.

Sự mất cân bằng nội tiết tố ở các giai đoạn là nguyên nhân ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Ở tuổi dậy thì, phải mất một khoảng thời gian để estrogen và progesterone đạt được sự cân bằng nên giai đoạn này kinh nguyệt thường không đều. Giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng suy giảm, các nội tiết tố nữ thay đổi làm chu kỳ và lượng máu kinh thay đổi…

Ngoài ra các bệnh phụ khoa không chỉ gây rối loạn kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

3.2. Nguyên nhân khách quan (tác động của các yếu tố bên ngoài)

Thay đổi thói quen sinh hoạt hay môi trường sống: Kinh nguyệt do cơ chế nội tiết – thần kinh điều khiển nên khi có những thay đổi về môi trường sống (chuyển nơi sống, khí hậu, thời tiết) hay các quen xấu như thức khuya, sử dụng chất kích thích, lạm dụng các chất gây nghiện… sẽ ảnh hưởng xấu đến kinh nguyệt. Bên cạnh đó, những căng thẳng, áp lực về mặt tâm lý cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra nên tình trạng này.

Chế độ dinh dưỡng: Bữa ăn không đảm bảo chất dinh dưỡng, ăn không đủ bữa hay thường xuyên bỏ bữa cũng làm rối loạn kinh nguyệt.

Ảnh hưởng của thuốc: Dùng nhiều các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc điều trị tiểu đường, cao huyết áp.

Xem thêm: Có kinh sớm có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

4. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng không quá hiếm gặp ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên thông thường, đối với đa số trường hợp các rối loạn chỉ nằm ở mức độ nhẹ, tức là chỉ diễn ra trong 1-2 kỳ kinh nguyệt, diễn ra trễ, sớm hoặc kéo dài hơn bình thường vài ngày. Tuy nhiên, nếu rối loạn kinh nguyệt diễn ra kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm và có thể dẫn ra nhiều biến chứng như:

  • Thiếu máu: Thông thường lượng máu mất đi mỗi kỳ kinh nguyệt của phụ nữ vào khoảng 30-80 ml. Đối với trường hợp phụ nữ rối loạn kinh nguyệt thì con số này có thể nhiều hơn do số ngày “đến tháng” có thể kéo dài hơn bình thường. Nếu rối loạn kinh nguyệt ở mức độ vừa phải khiến việc mất máu không quá nghiêm trọng thì chỉ ảnh hưởng đến khả năng làm việc, tuy nhiên nếu thiếu máu trầm trọng hoặc kéo dài có thể làm suy giảm chức năng tim và ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.
  • Suy giảm khả năng sinh sản: rối loạn kinh nguyệt thường do rối loạn nội tiết tố nữ. Đây là các hormon đóng vai trò điều chỉnh hoạt động của các bộ phận sinh sản của nữ giới. Do đó, rối loạn các hormon này có thể dẫn đến rối loạn hoạt động của các cơ quan sinh sản. Lâu dầu có thể dẫn đến các bệnh lý phụ khoa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc thậm chí là gây vô sinh ở nữ giới.
  • Ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng: kinh nguyệt kéo dài ngoài việc khó quan hệ vợ chồng thì phụ nữ khi đối diện với tình trạng này thường đi kèm các triệu chứng khó chịu, hay cáu gắt, giảm ham muốn khiến đời sống vợ chồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Thay đổi tâm lý: phụ nữ rối loạn nội tiết tố thường xuyên chịu stress, căng thẳng tâm lý do sự thay đổi chất lượng cuộc sống một cách đột ngột đi kèm với sự thay đổi tâm lý, hay cáu gắt một cách tự nhiên khi thiếu hụt nội tiết tố.Rất nhiều trường hợp phụ nữ rối loạn nội tiết tố rơi vào các bệnh lý tâm lý như trầm cảm, lo âu, mất ngủ.
  • Ảnh hưởng đến nhan sắc: phụ nữ rối loạn kinh nguyệt kéo dài thường xanh xao, mệt mỏi, da dẻ bị ảnh hưởng thường là khô ráp, dễ nổi mụn trứng cá. Cân nặng cũng thay đổi thất thường ảnh hưởng đến vóc dáng của nữ giới.

5. Cách chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt

Các phương pháp chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt thường sử dụng:

  • Khai thác thông tin bệnh nhân về ngày bắt đầu, kết thúc kinh nguyệt, các triệu chứng rối loạn khác.
  • Xét nghiệm PAP.
  • Xét nghiệm máu đo nồng độ hormon sinh dục.
  • Siêu âm âm đạo, chụp MRI, soi ổ bụng.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung.

6. Các biện pháp để khắc phục rối loạn kinh nguyệt

Giữ tâm lý thoải mái, bổ sung chất dinh dưỡng và luyện tập thể thao
Giữ tâm lý thoải mái, bổ sung chất dinh dưỡng và luyện tập thể thao

Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề thường gặp ở nhiều phụ nữ, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Vậy nên chúng ta cần đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám. Bên cạnh đó, cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau để hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt:

6.1. Có chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Điều chỉnh chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn uống đúng bữa không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hạn chế được tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, thường xuyên tập thể dục thể thao cũng giúp đẩy lùi rối loạn kinh nguyệt.

6.2. Giữ tâm lý thoải mái

Suy nghĩ lạc quan và tích cực, cân bằng công việc và thường xuyên tạo niềm vui cho bản thân, tránh suy nghĩ nhiều và tạo áp lực lên cuộc sống.

6.3. Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai

Không nên quá lạm dụng thuốc tránh thai bởi vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài mong muốn. Các chị em nên sử dụng thuốc tránh thai theo tư vấn của bác sĩ và có các biện pháp tránh thai an toàn.

6.4. Hạn chế sử dụng các chất kinh thích

Sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và một số chất kích thích khác không chỉ gây tác động xấu đến kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, làn da và vóc dáng của bạn. Vậy nên hãy hạn chế các chất kích thích đến mức thấp nhất có thể.

7. Sản phẩm Hoàng Tố Nữ giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Thực phẩm chức năng Hoàng tố nữ - sự lựa chọn tốt cho người bị các bệnh phụ khoa
Thực phẩm chức năng Hoàng tố nữ – sự lựa chọn tốt cho người bị các bệnh phụ khoa

Ngoài ra việc bổ sung các thực phẩm chức năng dành cho phụ nữ cũng góp phần hạn chế rối loạn kinh nguyệt. Sản phẩm Hoàng Tố Nữ là một lựa chọn hữu hiệu cho chị em phụ nữ chúng ta. Hoàng Tố Nữ được chiết xuất từ các dược liệu khô như bạch truật, đang sâm, bán hạ chế, trần bì, khiêm thực, liên nhục, kim anh và một số thành phần khác. Với công dụng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, giúp bổ sung ích khí, sinh tân, chỉ khát. Làm giảm khí hư đới ở phụ nữ, tăng cường sức khỏe, kháng khuẩn, điều hòa khí huyết và hỗ trợ điều trị bệnh lý huyết trắng. Ngoài ra còn có tác dụng chống dị ứng, lợi mật và ức chế cơ trơn của tử cung.

Lời kết

Rối loạn kinh nguyệt kéo dài nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như gây thiếu máu, ảnh hưởng tâm lý, giảm khả năng sinh sản,…Chị em phụ nữ, đặc biệt những đối tượng trong giai đoạn sinh sản, cần phải xây dựng lối sống khoa học cùng chế độ ăn phù hợp để phòng tránh những bệnh lý liên quan đến sinh sản cũng như tăng cướng sức khỏe cho cơ thể. Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu rõ hơn về rối loạn kinh nguyệt cũng như biết cách xử lý khi bản thân gặp tình trạng này.

Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

Các biện pháp giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả nhất

Thuốc điều hòa kinh nguyệt tốt, an toàn cho chị em phụ nữ

8 cách làm kinh nguyệt đến sớm an toàn và hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ