Đau thận có thể xảy ra vì nhiều lý do. Hầu hết các vấn đề có thể khỏi mà không cần điều trị hoặc chỉ cần điều trị ít, nhưng điều quan trọng là phải theo dõi các triệu chứng khác và biết khi nào nên đến bệnh viện.
1. Thận
Thận là một trong 4 cơ quan cấu thành nên hệ tiết niệu. Thận có kích thước bằng cỡ nắm tay, dạng hạt đậu.
Công việc chính yếu và quan trọng nhất của thận là lọc chất thải, chất dư thừa độc hại ra khỏi máu của bạn và loại bỏ các chất độc hại đó, các chất lỏng dư thừa khác qua nước tiểu, thải ra bên ngoài.
Khi thận của bạn bị đau, hay có các bất thường gây khó chịu cho bạn, có thể vấn đề nào đó đã xảy ra. Xung quanh thận cũng có cơ, xương cũng như nhiều cơ quan khác. Do đó, quan trọng nhất là phải xác định được cơn đau có thật sự xảy ra do thận hay là một cơ quan, vị trí nào khác để có thể khắc phục hiệu quả.
2. Thế nào là đau thận
Cảm giác đau thận cũng khá điển hình. Cảm giác đau âm ỉ liên tục sâu bên trong sườn phải hoặc trái hoặc đau cả 2 bên. Đau nhiều hơn khi chạm vào khu vực này, kể cả chạm nhẹ.
Phần lớn các trường hợp đau thận chỉ ảnh hưởng đến một quả thận gây đau thận trái hoặc đau thận phải, vì mọi người thường chỉ đau một bên lưng. Nếu đau xảy ra ở cả 2 quả thận, cơn đau sẽ xảy ra cả 2 bên.

Bên cạnh cơn đau thận, một số triệu chứng đi kèm có thể có như:
- Tiểu máu: Có sự xuất hiện của máu trong nước tiểu của bạn. Có thể là tiểu máu vi thể ( tình trạng tiểu máu không nhìn thấy bằng mắt thường) hoặc tiểu máu đại thể ( nhìn thấy bằng mắt thường).
- Sốt và ớn lạnh: Nhiệt độ cơ thể tăng cao, kèm theo cảm giác ớn lạnh
- Đi tiểu thường xuyên: Nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường. Cảm giác buồn tiểu có thể đến một cách bất ngờ, khiến bạn mất kiểm soát bàng quang. Khiến bạn cảm giác bàng quang của bạn đầy và cần giải quyết ngay.
- Buồn nôn và ói mửa
- Cơn đau lan tới háng: Đau từ thận lan tới háng thường gặp khi mắc tình trạng sỏi thận.
- Cảm giác đau, nóng rát sau khi đi tiểu: Một cảm giác khó chịu khi đi tiểu. Đau có thể bắt nguồn từ bàng quang, niệu đạo hoặc đáy chậu. Tình trạng này phổ biến trong một số bệnh lý đường tiết niệu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng do vi khuẩn, có thể do virus. Bệnh nhiễm trùng này phổ biến nhất ở người.
3. Nguyên nhân đau thận
3.1. Mất nước
Không bổ sung đủ nước cho cơ thể có khả năng là nguyên nhân gây đau 1 hoặc cả 2 quả thận. Mất nước là quá trình xảy ra thông qua việc đổ mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy hoặc tiểu quá nhiều. Các tình trạng bệnh lý như bệnh tiểu đường cũng có thể gây mất nước. Nước mất làm cô đặc, tích tụ chất thải trong cơ thể.
Triệu chứng có thể gặp là:
- Đau hoặc khó chịu một bên lưng
- Mệt mỏi
- Cảm giác thèm ăn
- Khó tập trung

Khắc phục tình trạng này bằng cách uống nhiều nước hay ăn các loại thực phẩm nhiều nước như trái cây tươi và rau củ. Uống nhiều nước hơn nếu bạn có sử dụng cafe hay các loại thức ăn nước uống có caffein khác.
Việc bổ sung lượng nước bao nhiêu phụ thuộc vào tuổi tác, khí hậu và chế độ ăn uống của bạn.
Có thể kiểm tra việc cơ thể bạn đủ nước hay không thông qua màu sắc nước tiểu. Nếu màu nước tiểu vàng đậm chứng tỏ cơ thể bạn đang thiếu nước.
3.2. Nhiễm trùng tiểu
Nhiễm trùng tiểu là một bệnh lý nhiễm trùng phổ biến, thường do vi khuẩn gây ra, đôi khi nguyên nhân có thể do vi nấm hay virus.
Nhiễm trùng tiểu thường liên quan đến các cơ quan của hệ tiết niệu dưới là bàng quang và niệu đạo, nhưng cũng có thể xảy ra với các cơ quan phía trên: thận và niệu quản.

Khi thận bị ảnh hưởng bởi viêm đường tiết niệu, các triệu chứng bệnh có thể gặp như:
- Sốt cao
- Đau bên và trên lưng
- Ớn lạnh kèm run rẩy
- Đi tiểu thường xuyên hơn
- cảm giác thôi thúc việc đi tiểu diễn ra thường xuyên
- Xuất hiện máu hay mủ trong nước tiểu
- Buồn nôn và nôn ói
Để hết đau thận phải trong trường hợp này cần điều trị nguyên nhân là viêm đường tiết niệu.
Thông thường, phương pháp điều trị được sử dụng đầu tiên là sử dụng kháng sinh đường uống. Nếu nhiễm trùng nặng, bạn cần nhập viện và sử dụng kháng sinh qua đường tiêm tĩnh mạch.
3.3. Sỏi thận
Sỏi thận hình thành khi nước tiểu cô đặc khiến nồng độ các chất lắng đọng tăng, chúng kết tinh và hình thành sỏi. Có nhiều loại sỏi thận, hay gặp nhất là sỏi thận canxi. Các trệu chứng có thể gặp khi sỏi thận bao gồm
- Đau bên hông và đau lưng
- Đi tiểu thường xuyên
- Đau khi tiểu
- Đi tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu ít
- Nước tiểu có máu hoặc đục
- Buồn nôn và ói mửa
Đối với sỏi thận nhỏ, chúng có thể tự theo nước tiểu đi ra bên ngoài. Do đó bạn cần uống nhiều nước, khoảng 2-3 lít mỗi ngày. Bạn cũng có thể được bác sĩ cho sử dụng một số thuốc giảm đau hay giãn cơ để làm giảm các cơn đau.
Nếu sỏi thận lớn hoặc thận có nguy cơ bị tổn thương, một số thủ thuật xâm lấn để tán sỏi sẽ được sử dụng.
3.4. Thận bị chấn thương
Chấn thương thận xảy ra do một tác động từ bên ngoài. Chấn thương này có thể là chấn thương cùn hoặc chấn thương sâu.
Chấn thương cùn tức là tác động không xuyên qua da, triệu chứng là tiểu máu và bầm tím ở vùng thận.
Chấn thương xuyên thấu hay còn gọi là chấn thương thâm nhập xảy ra khi vật gây chấn thương đâm qua da đi vào mô của cơ thể. Biểu hiện là để lại vết thương.
Chấn thương thận được chia thành 5 cấp độ từ 1 đến 5. Một là cấp độ chấn thương nhẹ còn cấp 5 là thận đã bị vỡ và tổn thương hay mất mạch máu thận.
Hầu hết các chấn thương thận được điều trị mà không cần phẫu thuật. Thường là điều trị tác dụng phụ có thể xảy ra như cảm giác khó chịu hay huyết áp cao.
3.5. Bệnh thận đa nang
Bệnh thận đa nang là một rối loạn di truyền đặc trưng bởi các cụm u nang phát triển trên thận. Bệnh thận đa nang là một bệnh lý mãn tính, làm giảm chức năng và có thể dẫn đến suy thận.

Các triệu chứng của bệnh thận đa nang bên cạnh đau thận gồm:
- Tiểu máu: sự xuất hiện của máu trong nước tiểu
- Sỏi thận kèm theo
- Bất thường van tim
- Huyết áp cao
- Nhiễm trùng thận thường xuyên
- Sưng bụng
Huyết áp cao là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh thận đa nang. Nếu không điều trị vấn đề này kịp thời, huyết áp tăng cao có thể làm tổn thương nặng hơn.
Bệnh lý mang tính chất di truyền và mãn tính nên không có cách nào chữa khỏi. Điều trị thông thường là điều trị các triệu chứng bệnh: sử dụng thuốc làm hạ huyết áp hay kháng sinh khi có nhiễm trùng.
3.6. Huyết khối tĩnh mạch thận
Là tình trạng máu đông xuất hiện ở mộ trong hai tĩnh mạch thận. Xảy ra khi nguồn cung cấp máu đến và đi từ thận bị gián đoạn. Tắc nghẽn lưu lượng máu đến thận thường xảy ra một bên. Tình trạng này khá hiếm xảy ra, các triệu chứng bao gồm:
- Đau lưng dưới
- Tiểu máu
- Lượng nước tiểu giảm
Huyết khối tĩnh mạch thận thường là tình trạng của một bệnh lý, hay gặp nhất là bệnh nhân hội chứng thận hư.
Hội chứng thận hư là rối loạn thận đặc trưng bởi việc bài tiết quá nhiều protein. Nếu huyết khối tĩnh mạch thận xảy ra do việc điều trị hội chứng thận hư, các thuốc mà bác sĩ có thể cho bạn sử dụng là:
- Thuốc huyết áp
- Thuốc hạ cholesterol
- Chất làm loãng máu
- Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch
3.7. Xuất huyết thận
Chảy máu hay xuất huyết là nguyên nhân gây đau thận. Nguyên nhân gây chảy máu có thể là bệnh lý, chấn thương, va đập vào vùng thận. Các dấu hiệu bao gồm:
- Đau hông và thắt lưng
- Đau và sưng bụng
- Máu trong nước tiểu
- Buồn nôn và ói mứa
Nếu chảy máu nhẹ, giảm đau và nằm nghỉ ngơi sẽ giúp khắc phục. Nếu nghiêm trọng, chảy máu có khả năng dẫn đến sốc, gây hạ huyết áp, ớn lạnh và tim đập nhanh.
Lúc này cần truyền dịch khẩn cấp để tăng huyết áp trở lại. Nếu chảy máu quá nhiều, xem xét phẫu thuật.
3.8. Ung thư thận
Bệnh ít phổ biến ở những người trên 64 tuổi, và năm giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ung thư biểu mô thường chỉ phát triển ở một quả thận.
Ung thư thận thường không có triệu chứng cho đến các giai đoạn cuối của bệnh. Các triệu chứng thường gặp ở các giai đoạn cuối là:
- Đau hông và lưng dai dẳng
- Tiểu máu
- Mệt mỏi
- Ăn không ngon
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Sốt liên tục
Để điều trị ung thư thận có thể phẫu thuật, các liệu pháp miễn dịch, liệu pháp nhắm trúng đích, xạ trị hay hóa trị.
3.9. Phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt là một tình trạng bệnh lý phổ biến ở nam giới trên 40 tuổi. Khi tuyến tiền liệt phì đại nó có thể chặn dòng nước tiểu, gây ra nhiễm trùng, sưng một hay cả hai quả thận, gây đau.

Triệu chứng bệnh bao gồm:
- Tiểu đêm ( nhu cầu đi tiểu lớn hơn 2 lần mỗi đêm)
- Dòng nước tiểu yếu
- Đột ngột buồn tiểu
- Đau khi đi tiểu
- Máu trong nước tiểu
- Tiểu không tự chủ
- Không thể làm rỗng bàng quang hoàn toàn
Bệnh thường được điều trị bằng cách dùng thuốc. Một số trường hợp khác có thể cần xạ trị, phẫu thuật nếu cần thiết.
3.10. Thận ứ nước
Thận ứ nước xảy ra khi có tình trạng tắc nghẽn khiến nước tiểu trào ngược lên lại thận và làm đầy, làm thận sưng lên. Thận ứ nước có thể xảy ra ở một hay cả hai quả thận. Đau có thể âm ỉ, dai dẳng hay đôi lúc xuất hiện những cơn đau dữ dội.
các triệu chứng khi thận ứ nước nhẹ là đi tiểu thường xuyên hơn, tăng nhu cầu đi tiểu. Nếu nghiêm trọng, các triệu chứng có thể gặp là:
- Đau bụng hoặc sườn
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Đau khi đi tiểu
- Không làm rỗng bằng quang hoàn toàn
- Sốt
Nhiễm trùng đường tiểu có thể xảy ra khi thận ứ nước lâu làm tích tụ vi khuẩn gây hại.
3.11. Phình động mạch thận
Tình trạng này hiếm gặp, ảnh hưởng lên một phần nhỏ thành động mạch ở một hoặc cả hai quả thận. Thông thường, tình trạng này không gây ra triệu chứng gì nhưng khi túi phình bị rách, cảm giác đau ở sườn có thể xuất hiện.
3.12. Xơ vữa động mạch thận
Nếu các mảng xơ vữa từ các động mạch lớn hơn đến thận có thể chặn các động mạch tại đây. Triệu chứng có thể gặp là đau bụng, tiêu chảy , sốt hay một vài triệu chứng khác nữa
4. Khi nào cần được chăm sóc y tế
Đến bệnh viện khi các cơn đau ngày càng nghiêm trọng và kéo dài khiến bạn nghi ngờ và lo lắng là vấn đề tại thận. Một số dấu hiệu liên quan tới các bệnh lý tại thận có thể gặp như:
- Đau và nóng rát khi đi tiểu
- Đi tiểu thường xuyên hơn
- Máu trong nước tiểu
- Buồn nôn và ói mửa
- Sốt
Khi đến bệnh viện, bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để bác sĩ có thể xác định rõ ràng nguyên nhân gây đau là gì như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm, chụp CT, chụp MRI,..
Nếu phát hiện các cơn đau nghi ngờ đau thận bạn nên điều trị sớm nhất có thể. Điều trị sớm giúp thận khỏe mạnh, không có tổn thương nào.
Bên cạnh việc thăm khám và điều trị bạn còn cần có những thay đổi trong lối sống như tập luyện thể dục, thói quen, chế độ ăn uống tích cực và khoa học hơn, phù hợp với sức khỏe.

- Uống nhiều nước
- Tập thể dục thường xuyên
- Không hút thuốc
- Hạn chế rượu bia, các chất kích thích
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây
- Chế độ ăn cân bằng, giảm ăn mặn
Lời kết:
Đau thận xảy ra là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp phải vấn đề nào đó. Hãy thăm khám sớm nhất để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.