Đau dạ dày nên làm gì? 13 điều bạn nên biết để khắc phục

Chườm ấm giúp giảm đau dạ dày

Cơn đau dạ dày khiến bạn khó chịu và mệt mỏi, làm ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe mà còn đến các vấn đề cuộc sống khác. Vậy khi đau dạ dày nên làm gì? Một số điều đơn giản nhưng có thể giúp bạn giảm đau hiệu quả, Tham khảo bài viết dưới đây để bỏ túi những thông tin hữu ích cho bản thân cũng như gia đình mình nhé. 

1. Nguyên nhân nào gây đau dạ dày

Đau dạ dày xảy ra khi dạ dày bị tổn thương gây ra bởi nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như: 

  • Do vi sinh vật gây bệnh: Nhiều loại vi sinh vật gây ra tình trạng viêm loét dạ dày gây đau, xuất huyết tại đây. Tác nhân điển hình phổ biến nhất gây ra các vấn đề tại dạ dày là vi khuẩn Helicobacter pylori, còn gọi là vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP gây ra nhiều vấn đề tại dạ dày và nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây đau dạ dày
Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây đau dạ dày
  • Do thói quen sinh hoạt, ăn uống: Nhiều người có tình trạng đau dạ dày là do các vấn đề liên quan đến thói quen ăn uống. Ăn không đúng bữa, không đúng giờ, ăn tối quá khuya. Ăn có nhiều đồ cay nóng, đồ chua, đồ chiên rán. Ăn quá nó hay để bụng quá đói… đều là có khả năng dẫn đến đau dạ dày. 
  • Vấn đề tâm lý: Khi gặp áp lực, căng thẳng kéo dài thì người đó có khả năng bị đau dạ dày nhiều hơn so với những người khác. Bởi khi căng thẳng và lo lắng, dạ dày co bóp, tiết dịch vị tác động lên niêm mạc gây viêm loét.
  • Một số bệnh lý: Một số bệnh lý xảy ra tại hệ tiêu hóa như viêm tuyến tụy, túi mật, ung thư, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích,.. có thể dẫn đến đau dạ dày. 
  • Do thuốc: Nhiều loại thuốc trị bệnh có khả năng ảnh hưởng đến dạ dày và gây viêm loét từ đó khiến bạn bị đau dạ dày. Ví dụ như các thuốc nhóm corticosteroid.

Hiện nay, đau dạ dày rất phổ biến bởi những nguyên nhân như tỉ lệ mắc HP, việc sinh hoạt ăn uống không điều độ diễn ra thường xuyên và áp lực công việc, đặc biệt là những người trẻ tuổi. 

Khi đau dạ dày. bán sẽ gặp một số triệu chứng sau đây: 

  • Cảm giác đầy bụng trong hoặc sau bữa ăn
  • Nóng rát vùng bụng trên
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Đầu hơi, chứng bụng
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Đau vùng thượng vị

2. Một số điều bạn nên biết để giảm đau dạ dày

2.1. Uống nhiều nước 

Nếu không biết đau dạ dày nên làm gì thì điều đơn giản nhất là uống nước. Khi thiếu nước, quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn và kém hiệu quả hơn, việc tiêu hóa chậm chạp làm tăng nguy cơ đau dạ dày. Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng giúp giảm tình trạng ợ nóng xảy ra. 

Theo khuyến cáo, mỗi ngày một người nên bổ sung vào cơ thể từ 1,5 đến 2 lít nước. Tuy vậy, ước không chỉ đưa vào cơ thể thông qua nước uống thông thường mà còn được đưa vào dưới dạng thức ăn. Vì vậy, lượng chất lỏng đưa vào cơ thể còn tùy thuộc vào mỗi người do nhu cầu khác nhau, phụ thuộc vào mức độ hoạt động và nhiều lý do khác. 

2.2. Làm ấm bụng 

Để giảm đau dạ dày, bạn có thể sử dụng miếng dán giữ nhiệt hoặc một túi chườm nước ấm để lên vùng bụng của mình trong vòng 15 phút. Hơi ấm từ miếng dán hoặc từ túi chườm sẽ giúp làm giãn các cơ dạ dày, thúc đẩy hoạt động bên trong con đường tiêu hóa, giảm khó chịu và đau đớn. 

Chườm ấm giúp giảm đau dạ dày
Chườm ấm giúp giảm đau dạ dày

2.3. Ngâm nước ấm

Tương tự như việc dùng miếng dán giữ nhiệt và chườm ấm bụng, ngâm mình trong bồn nước ấm khoảng 15 đến 20 phút cũng sẽ giúp bạn giảm đi phần nào cơ đau dạ dày mà bạn đang chịu đựng và làm thư giãn toàn bộ cơ thể.

2.4. Không ăn quá nhiều

Mỗi bữa bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải, đủ no. Khi ăn quá nhiều, dạ dày phình to, chèn ép các cơ quan nội tạng khác gây khó chịu và việc tiêu hóa cũng mất nhiều thời gian. Dạ dày buộc phải làm việc nhiều hơn khi đang có vấn đề khiến sự đau đớn trầm trọng hơn.

2.5. Hạn chế thức ăn khó tiêu

Khi bị đau dạ dày nên làm gì? – Tránh sử dụng nhiều loại thức ăn khó tiêu. Thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, nhiều tinh bột, đồ ăn cay nóng… làm cho triệu chứng đau dạ dày tồi tệ hơn. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này sẽ giúp làm dịu dạ dày, giảm khó chịu và đau đớn. Sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như trái cây hay rau củ vừa tốt cho dạ dày vừa bổ sung dinh dưỡng hiệu quả.

2.6. Tránh nằm khi đau

Khi đau đớn, khó chịu và mệt mỏi, chúng ta có xu hướng đi nằm để làm giảm sự đau đớn đó. Tuy nhiên, với những người đau dạ dày, nằm xuống dễ khiến axit trong dạ dày di chuyển  ngược và gây ra ợ nóng. Vì vậy, những ai bị đau dạ dày nên lưu ý tránh nằm hay đi ngủ khi đang có cơn đau.

2.7. Sử dụng gừng 

Gừng có nhiều tác dụng như khả năng chống viêm, kháng khuẩn và được sử dụng nhiều trong việc trị đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa từ xưa đến nay. Bạn có thể nhai một lát gừng tươi, uống trà gừng hay sử dụng gừng được chế biến dưới nhiều dạng khác như kẹo ngậm, rượu thuốc để giảm đau dạ dày. 

Đau dạ dày nên làm gì, Giảm đau dạ dày bằng gừng tươi
Đau dạ dày nên làm gì, Giảm đau dạ dày bằng gừng tươi

2.8. Uống trà hoa cúc

Một số loài hoa cúc hữu ích trong việc giảm đau dạ dày. Nó có đặc tính chống viêm, giảm tình trạng viêm dạ dày, viêm ruột, trào ngược axit dạ dày thực quản hay hội chứng ruột kích thích là những nguyên nhân gây đau dạ dày. Ngoài ra, trong hoa cúc chứa các chất giúp thư giãn hệ tiêu hóa, giảm khó tiêu, đau bụng và nôn mửa. 

2.9. Dùng bạc hà

Trong bạc hà chứa các thành phần đặc trưng như menthol, methyl salicylate có tác dụng chống co thắt, giảm đau dạ dày, giảm buồn nôn. Sử dụng lá bạc hà tươi, trà bạc hà hay kẹo ngậm bạc hà đều đem lại tác dụng. 

2.10. Không hút thuốc và uống rượu

Hút thuốc lá và uống rượu khiến đau dạ dày trầm trọng hơn dó nó là nguyên nhân và là yếu tố nguy cơ của việc khó tiêu, các vấn đề tại đường tiêu hóa như trào ngược axit dạ dày thực quản và là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe tổng thể khác.

2.11. Bổ sung trái cây, rau củ

Táo bón là một tình trạng có thể ảnh hưởng đến dạ dày và gây ra đau. Điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường trái cây, rau củ để bổ sung chất xơ sẽ giúp đường tiêu hóa thông thoáng, dạ dày làm việc nhẹ nhàng hơn. 

2.12. Sử dụng giấm táo

Pha một thìa giấm táo với một cốc nước ấm rồi uống sẽ giúp giảm đầy hơi, khó tiêu và giữ cho hệ tiêu hóa, hệ vi sinh đường ruột luôn khỏe mạnh. 

2.13. Massage vùng bụng 

Một việc bạn có thể làm khi không biết đau dạ dày nên làm gì là massage vùng bụng. Xoa nóng bàn tay có thể sử dụng thêm tinh dầu. Áp tay vào bụng, xoa từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Xoa bóp như một phương pháp vật lý trị liệu giúp giảm sự cơ thắt, thư giãn và giảm đau hiệu quả.

Massage vùng bụng làm giảm cơn đau
Massage vùng bụng làm giảm cơn đau

3. Khi nào cơn đau dạ dày nên được thăm khám 

Một đáp án khác cho câu hỏi đau dạ dày nên làm gì là thăm khám bác sĩ. Đau dạ dày cần được điều trị, chăm sóc y tế kịp thời để bệnh chấm dứt và không có cơ hội diễn tới nghiêm trọng hơn. Nếu bạn bị đau dạ dày với một số dấu hiệu dưới đây thì bạn cần phải gặp bác sĩ ngay: 

  • Cơn đau dạ dày dữ dội hoặc xảy ra đột ngột 
  • Đau dạ dày kèm theo đổ mồ hôi nhiều
  • Nôn ra máu, dịch nôn có màu cà phê
  • Phân có máu hay phân đen 
  • Khó đi tiểu 
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Sụt cân và chán ăn   
  • Buồn nôn và nôn mửa kéo dài
  • Da vàng
  • Bụng căng, phình khó chịu

Lời kết 

Khi đau dạ dày nên làm gì để giảm đi sự khó chịu khi nó là một tình trạng rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên nhiều người lại bỏ qua và không quan tâm lắm đến điều đó cũng như không sửa đổi thói quen để bảo vệ sức khỏe. Mặc dù có nhiều cách làm giảm đau dạ dày như dùng thuốc đau dạ dày hay các liệu pháp khắc phục đơn giản và hiệu quả nhưng bạn cũng cần lưu ý các triệu chứng kèm theo khi đau dạ dày để được chăm sóc y tế kịp thời nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ