Vi khuẩn HP là gì? Lây qua những con đường nào?

Vi khuẩn hp nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày

Một trong những căn bệnh phổ biến của cuộc sống hiện đại ngày nay là các căn bệnh liên quan đến dạ dày, do thói quen sinh hoạt và giờ giấc ăn uống thất thường. Các bệnh lý liên quan đến dạ dày có rất nhiều, trong đó HP dạ dày là phổ biến và thường gặp nhất. Bệnh do vi khuẩn HP gây nên, nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để có thể bảo vệ sức khỏe nói chung và bảo vệ dạ dày khỏe mạnh nói riêng trước loại vi khuẩn nguy hiểm này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vi khuẩn HP và bệnh viêm dạ dày HP.

1. Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP (tên viết tắt của Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày, chủ yếu là ở lớp niêm mạc dạ dày. Chúng có dạng hình xoắn, có lông mảnh ở một đầu giúp chúng dễ dàng di chuyển trong dạ dày. Nhiễm khuẩn HP là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày – tá tràng và ung thư dạ dày.

2. Vi khuẩn HP dạ dày lây qua những con đường nào?

Vi khuẩn HP lây truyền qua đường miệng
Vi khuẩn HP lây truyền qua đường miệng

Vi khuẩn HP rất dễ lây và lây lan rất nhanh từ người sang người qua các con đường sau:

  • Lây nhiễm qua đường miệng – miệng: việc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh qua giao tiếp hàng ngày, hôn hay dùng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân với người bệnh. Khoảng hơn 90% những người bị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP mắc bệnh do lây truyền qua con đường này. Những gia đình có người bị nhiễm khuẩn HP thì khả năng lây lan cho người thân thường rất cao.
  • Lây nhiễm qua đường tiêu hóa: vi khuẩn HP tồn tại trong phân người bệnh, khi đào thải ra ngoài có khả năng lây lan trong cộng đồng. Bên cạnh đó việc ăn uống không hợp vệ sinh, ăn đồ sống hay không rửa sạch tay trước và sau khi ăn đều làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
  • Lây nhiễm qua việc dùng chung các dụng cụ y tế như: dụng cụ nha khoa, nội soi dạ dày, tai mũi họng không được vệ sinh kỹ lưỡng, dẫn tới việc lây nhiễm từ người bệnh sang người lành.
  • Lây nhiễm qua nguồn nước sinh hoạt: vi khuẩn HP có thể tồn tại trong môi trường nước, do đó rất dễ xảy ra khả năng lây nhiễm cộng đồng.

3. Đối tượng nào có nguy cơ nhiễm khuẩn HP?

Dựa trên những nguyên nhân và con đường lây nhiễm khuẩn HP có thể thấy rằng tất cả các đối tượng từ người lớn  đến trẻ em, nam giới hay nữ giới đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP. Việc hôn hay mớm thức ăn cho trẻ nhỏ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở đối tượng này. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện môi trường, tuổi tác hay chất lượng cuộc sống mà khả năng nhiễm bệnh sẽ là khác nhau. Theo thống kê, ở nước ta có khoảng hơn 70% người trưởng thành bị nhiễm khuẩn HP.

Xem thêm: Viêm dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

4. Bệnh nhiễm khuẩn HP dạ dày được chẩn đoán như thế nào?

Đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP thường gây đau vùng thượng vị
Đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP thường gây đau vùng thượng vị

Để có thể xác định chính xác bản thân đã bị nhiễm vi khuẩn HP hay chưa, nên đến các cơ sở y tế để được làm các xét nghiệm. Cụ thể:

  • Nội soi dạ dày: lưu ý nên nhịn ăn và uống nước khoảng 8h để đạt hiệu quả.
  • Test hơi thở: có ưu điểm độ chính xác cao, cách thực hiện đơn giản, chỉ cần thổi hơi vào dụng cụ test chuyên khoa và không cần can thiệp vào bên trong dạ dày.
  • Xét nghiệm phân: nếu trong dạ dày có vi khuẩn HP sẽ đào thải qua phân. Việc xét nghiệm này khá đơn giản và kết quả mang lại khá chính xác.
  • Xét nghiệm máu: thường ít sử dụng do kết quả có thể không chính xác.

5. Đau dạ dày HP do nhiễm vi khuẩn HP thường có những biểu hiện như thế nào?

Khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng sau, rất có thể bạn đã bị nhiễm khuẩn HP dạ dày.

5.1. Ở người lớn

  • Hay xuất hiện các cơn đau bất ngờ ở vùng thượng vị, đậc biệt hay gặp sau khi ăn no.
  • Thường hay bị ợ chua, ợ nóng, cảm giác đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
  • Hay bị buồn nôn, mắc ói và cảm giác thức ăn bị trào ngược trở lại cổ họng và miệng, gây hôi miệng rất khó chịu và mất tự tin.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn dẫn đến sụt cân.
  • Phân có thể có màu đen đôi khi có lẫn cả máu.

5.2. Ở trẻ em

Các triệu chứng thường không rõ ràng, do đó rất khó khăn trong việc phát hiện vi khuẩn HP dạ dày. Thông thường sẽ có một số biểu hiện như:

  • Trẻ trở nên xanh xao, gầy yếu, mệt mỏi và sụt cân.
  • Trẻ bị đau bụng liên tục, nhất là sau khi ăn.
  • Chướng bụng và buồn nôn và hôi miệng.
  • Trẻ có thể bị tiêu chảy hay táo bón thường xuyên.

Xem thêm: Viêm dạ dày HP nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện tình trạng bệnh?

6. Novacurmin giúp kháng viêm giảm đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP

Viên uống Novacurmin làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả

Tuy nhiễm khuẩn HP khá phổ biến trong cộng đồng, nhưng đa số chúng ta không chú ý đến các triệu chứng. Chỉ khi nào bệnh trở nên nghiêm trọng, các cơn đau kéo dài, nôn ói, suy nhược nghiêm trọng thì mới khám chuyên khoa.

Nếu bạn đang gặp các triệu chứng nhẹ hoặc ở giai đoạn đầu của đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng, lời khuyên là nên sử dụng các sản phẩm có chứa Curcumin, tiêu biểu là Novacurmin để hỗ trợ hiệu quả hơn. Curcumin là hoạt chất quý có trong củ nghệ, không chỉ giúp nhanh lành vết loét mà còn chống viêm, kháng khuẩn, bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt.

Đặc biệt, Viên uống Novacurmin sử dụng Curcumin thế hệ mới kích thước siêu nhỏ, tăng khả năng hấp thu vào cơ thể, do đó mang đến hiệu quả cải thiện đau dạ dày nhanh hơn, tốt hơn chỉ sau 2 hộp.

Lời kết

Để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân cũng như gia đình và xã hội, mỗi người nên tự ý thức nâng cao trách nhiệm trong việc chủ động phòng bệnh, xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các bệnh dạ dày do vi khuẩn HP. Bên cạnh đó nên sử dụng các thực phẩm hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa như Novacurmin để vừa nâng cao sức đề kháng, vừa tự bảo vệ dạ dày luôn khỏe mạnh.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về bệnh dạ dày, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan

    viêm loét dạ dày là gì? Nguyên nhân gây bệnh & cách điều trị

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ