Viêm loét dạ dày là gì? Nguyên nhân gây bệnh & cách điều trị

Viêm loét dạ dày là gì?

Bệnh viêm loét dạ dày gây ra những cơn đau cho người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng sống và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này trong bài viết sau đây để giúp bạn hiểu rõ hơn tình trạng bệnh

Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là viêm và loét ở trên niêm mạc dạ dày, ở bên trong trong dạ dày phần đầu tiên của ruột non hoặc dưới thực quản. Hiện tượng viêm và loét xảy ra do sự bất ổn của axit trong dạ dày khiến cho số lượng axit tăng lên và dư thừa ngoài ra do thuốc hoặc các chất độc tố, vi khuẩn gây tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Bệnh có đặc điểm là tùy vào từng vị trí của ổ viêm, loét khác nhau mà có nhiều tên gọi khác nhau như viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm loét dạ dày tá tràng

Các vết viêm loét được coi là hiện tượng hoại tử niêm mạc nếu ổ viêm loét có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,5cm. Hiện nay, bệnh ngày càng trở nên phổ biến hơn, nó không chỉ diễn ra ở một độ tuổi nhất định mà xảy ra với hầu hết mọi người và ngày càng có xu hướng trẻ hóa do ảnh hưởng của nhịp sống hiện đại.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Bệnh ngày càng trở nên phổ biến hơn với số lượng người mắc tăng cao trong mọi độ tuổi nhất là người trẻ
Bệnh ngày càng trở nên phổ biến hơn với số lượng người mắc tăng cao trong mọi độ tuổi nhất là người trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên viêm loét dạ dày, đó có thể đơn giản đến từ việc ăn uống, lối sống hàng ngày của mỗi chúng ta hoặc do sự xâm nhập của tác tác nhân xấu gây tổn thương dạ dày… Có thể kể đến một số nguyên nhân gây bệnh thường thấy như sau:

Do thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ở người trẻ hiện nay. Điều này là do việc ăn uống không hợp lí, thời gian ăn uống trong ngày không khoa học khiến cho dạ dày phải thường xuyên làm việc.

Sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia: Đây đều là những chất kích thích gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của dạ dày, nhất là các chất có nồng độ cồn cao như rượu, bia…

Áp lực tâm lý, căng thẳng

Tình trạng căng thẳng, bị stress, thường xuyên cảm thấy tức giận, bực bội, buồn bã vô cớ… sẽ khiến cho axit trong dạ dày tăng lên với nồng độ cao khiến cho tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị thương tổn gây nên bệnh.

Lạm dụng thuốc

Sử dụng với liều lượng quá nhiều các loại thuốc thuộc nhóm chống viêm, giảm đau, thuốc hormone như sterol cũng gây tổn thương đến dạ dày là một trong những nguyên nhân gây bệnh.

Do khuẩn Helicobacter pylori

Đây là một loại xoắn khuẩn, bám vào thành dạ dày và gây viêm loét dạ dày. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khoảng hơn 70% người bị bệnh là do sự hoạt động của loại vi khuẩn này. Nguy hiểm hơn khi vi khuẩn này có thể lây nhiễm từ người sang người qua việc dùng chung dụng cụ ăn uống hay sinh hoạt…

Xem thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng gì?

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh

Các biến chứng
Các biến chứng của viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và nặng hơn là tính mạng của người bệnh, vì thế không được chủ quan, xem thường. Có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra khi như:

Gây thủng dạ dày: là hiện tượng khu vực dạ dày xuất hiện lỗ thủng khiến cho dịch dạ dày bị tràn ra khắp cả ổ bụng, gây các ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng như  nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhiễm độc và có thể dẫn tới tử vong.

Xuất huyết dạ dày: Việc chảy máu ở vết viêm loét có thể gây mất nhiều máu và vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, nếu như không cầm máu và cấp máu kịp thời có thể thiếu máu mà tử vong.

Hẹp môn vị dạ dày: Là hiện tượng tình trạng lưu thông thức ăn, dịch dạ dày xuống tá tràng bị ngăn cản hoặc bị trì trệ khiến cho thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày không thể chuyển xuống các bộ phận tiêu hóa tiếp theo. Bệnh vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe và bị mệt mỏi, khó chịu, gầy guộc, xanh xao… Nếu kéo dài sẽ để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm gây sút cân, thiếu máu, mệt mỏi.  Bên cạnh đó  thể gây ra biến chứng như thủng dạ dày, xuất huyết, hoại tử… ảnh hưởng về sức khỏe ,tâm lý và cả tính mạng của người bệnh.

Phòng ngừa và điều trị viêm loét dạ dày

Những thực phẩm các tác dụng tốt trong việc phòng ngừa về các bệnh dạ dày
Những thực phẩm các tác dụng tốt trong việc phòng ngừa về các bệnh dạ dày

Để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả thì có thể áp dụng một số các biện pháp sau đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho người bị viêm loét dạ dày.
  • Lối sống lành mạnh, vận động, tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Sử dụng các thực phẩm bổ sung để điều trị viêm loét.

Sản phẩm Novacurmin hỗ trợ làm giảm viêm loét dạ dày hiệu quả

Viên uống Novacurmin làm giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày hiệu quả

Novacurmin là một trong những sản phẩm giúp kháng viêm, giảm đau và nhanh lành vết loét trong dạ dày. Với chiết xuất hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên nhưng không hề có tác dụng chậm như các sản phẩm khác trên thị trường. Do sản phẩm Novacurmin sản xuất với công nghệ hàng đầu nước Đức giúp chia các hạt Curcumin thành kích thước nano siêu nhỏ và màng bao Micelle giúp hạt nano Curcumin khó bị thủy phân, hấp thu nhanh và phát huy công dụng.

Sản phẩm Novacurmin giúp làm lành nhanh các tổn thương do viêm loét dạ dày mang đến. Chỉ cần uống 4 viên Novacurmin tương đương dùng một nửa kg nghệ tươi vì thế đem lại hiệu quả nhanh, dễ uống và rất tiện lợi khi sử dụng.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về dạ dày, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

    Top 5 loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng tốt nhất

    Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Ý kiến chuyên gia

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ