Viêm dạ dày: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm dạ dày là căn bệnh không hiếm gặp nhưng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mỗi người

Viêm dạ dày là căn bệnh phổ biến hiện nay và thưởng xảy ra đối với nhiều người trong mọi lứa tuổi và đa số là những người trong độ tuổi trẻ từ 25-40 tuổi. Cùng tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này qua bài viết nhé!

1. Viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi dạ dày bị sưng hoặc viêm, gây ra tình trạng đau đớn cho người bệnh vì những màng lót trong cùng của dạ dày bị bào mòn khiến các lớp bên dưới thành của dạ dày bị lộ ra. Bệnh viêm dạ dày có thể xảy ra đột ngột hoặc kéo dài mãn tính và có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng vì có thể dẫn đến viêm loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày.

Viêm dạ dày là căn bệnh không hiếm gặp nhưng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mỗi người
Viêm dạ dày là căn bệnh không hiếm gặp nhưng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mỗi người

2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm dạ dày

Người bị viêm dạ dày có dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất là đau vùng thượng vị, người bệnh sẽ có  cảm giác đau nhói ngay tại khu vực từ rốn đến xương sườn, những cơn đau này lúc âm ỉ, lúc quặn thắt, đau lan từ vùng bụng ra phía sau lưng. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như:

  • Ăn uống không cảm thấy ngon miệng.
  • Thường bị các chứng khó tiêu như: ợ chua, chướng hơi, đầy bụng,…khiến cho người bệnh khó chịu, có thể khiến cho người bệnh bị mất ngủ, khó ngủ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và năng suất làm việc.
  • Luôn cảm thấy buồn nôn, thường ói mửa ra đờm có màu lá cây hoặc vàng, có thể có các sợi máu hoặc ói ra máu.
  • Ăn thường mau no nhưng lại bị sụt cân không rõ nguyên nhân.

Bên cạnh đó, khi người bị viêm dạ dày còn xuất hiện nhiều triệu chứng của các bệnh liên quan đến tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón khiến cho việc tiêu hóa thức ăn không được ổn định.

3. Nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh viêm dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày, nhất là trong thời đại ngày nay với tốc độ cuộc sống diễn ra nhanh chóng, lượng công việc nhiều có thể khiến mọi người bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe gây nên nhiều vấn đề về các bộ phận của cơ thể. Có thể kể đến một số nguyên nhân thường thấy gây ra bệnh như:

Sử dụng đồ uống có cồn và chất khích thích: Sử dụng các đồ uống có cồn như bia, rượu, các chất kích thích như thuốc lá: Các loại đồ uống có nhiều cồn như rượu, bia nếu uống quá nhiều hoặc lạm dụng sẽ gây bào mòn dạ dày bên và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bên cạnh đó, thuốc là là chất kích thích với hơn 200 loại chất gây hại đến sức khỏe con người, đặc biệt là nicotin – đây là chất làm cho sự bài tiết của acid clohydric và pepsin tăng mạnh trong dạ dày khiến cho vùng niêm mạc dạ dày bị bào mòn nhanh chóng. Đây không chỉ là nguyên nhân gây bệnh mà còn của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nếu như sử dụng thuốc lá, rượu, bia,… quá nhiều trong một thời gian dài thì sẽ rất nguy hại.

Nicotin trong thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác
Nicotin trong thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác

Căng thẳng, áp lực về tâm lý: Những ai thường ở trong tình trạng căng thẳng kéo dài, gặp áp lực trong công việc, cuộc sống sẽ dễ mắc bệnh. Bởi lẽ khi tâm lý bất ổn cũng khiến cho sự bài tiết các axit trong dạ dày bị rối loạn, gây co thắt dạ dày và kích thích nhu động ruột nếu kéo dài sẽ gây viêm dạ dày.

Do ăn uống không hợp lý: Với nhịp sống hiện đại, mọi người thường quá “tham công, tiếc việc” mà đôi khi quên mất tầm quan trọng của việc ăn uống hợp lí, ăn đúng bữa và thường xuyên bỏ qua bữa sáng hoặc ăn không đúng bữa. Đây đều là các nguyên nhân khiến do dạ dày bị tổn thương. Ngoài ra việc ăn kiêng với chế độ ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm dạ dày ở các chị em phụ nữ.

Lạm dụng các loại thuốc giảm đau: Trong các loại thuốc giảm đau thường thấy trên thị trường như Steroid, Ibuprofen, Aspirin… sẽ không gây ra viêm dạ dày nếu sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Nhưng nếu lạm dụng, sử dụng quá nhiều thì  các chất trong thuốc giảm đau sẽ khiến cho dạ dày bị bào mòn.

Lạm dụng thuốc giảm đau ảnh hướng xấu đến dạ dày
Lạm dụng thuốc giảm đau ảnh hướng xấu đến dạ dày

Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori gây đau dạ dày: Theo thống kê, hơn 70% người bị viêm dạ dày là do mắc phải vi khuẩn Helicobacter pylori. Đây là loại vi khuẩn từ bên ngoài, qua ăn uống sẽ chui vào cơ thể và bám vào thành dạ dày. Chúng sẽ khiến cho thành dạ dày bị tổn thương.

Xem thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng gì?

4. Các phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày

Test hơi thở có thể giúp xác định bạn có nhiễm H.pylori hay không
Test hơi thở có thể giúp xác định bạn có nhiễm H.pylori hay không

Bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn để tìm hiểu thêm về tiền sử bệnh cũng như các triệu chứng cụ thử. Bên cạnh đó bác sĩ cũng sẽ cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác.

  • Các xét nghiệm tìm H. pylori: Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm – chẳng hạn như xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm hơi thở – để xác định xem bạn có vi khuẩn H. pylori hay không. Loại xét nghiệm nào bạn trải qua tùy thuộc vào tình trạng của bạn. Để kiểm tra hơi thở, bạn uống một cốc nhỏ chất lỏng trong suốt, không vị có chứa carbon phóng xạ. Vi khuẩn H. pylori sẽ phân hủy chất lỏng thử nghiệm trong dạ dày của bạn và sau đó bác sĩ sẽ cho bạn thổi vào một túi và niêm phong. Nếu bị nhiễm H. pylori, mẫu hơi thở sẽ cho kết quả chứa carbon phóng xạ.
  • Nội soi đường tiêu hóa: Trong quá trình nội soi, bác sĩ đưa một ống mềm được trang bị một ống kính (ống nội soi) xuống cổ họng và vào thực quản, dạ dày và ruột non để tìm kiếm các dấu hiệu viêm. Tùy thuộc vào độ tuổi và tiền sử bệnh của bạn, bác sĩ có thể đề nghị đây là xét nghiệm đầu tiên thay vì xét nghiệm H. pylori. Trong quá trình nội soi, nếu phát hiện thấy một khu vực đáng ngờ, bác sĩ có thể loại bỏ các mẫu mô nhỏ (sinh thiết) để kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Sinh thiết cũng có thể xác định sự hiện diện của H. pylori trong niêm mạc dạ dày của bạn.
  • Chụp X-quang hệ tiêu hóa:Chụp X-quang hệ tiêu hóa để bác sĩ có thể nhìn thấy được hình ảnh thực quản, dạ dày và ruột non của bạn để tìm kiếm bất kỳ điều gì bất thường. Để vết loét rõ hơn, bạn có thể nuốt một chất lỏng màu trắng, kim loại (chứa bari) phủ lên đường tiêu hóa của bạn.

4. Bệnh viêm dạ dày được điều trị như thế nào?

Để điều trị bệnh viêm dạ dày thì có thể tham khảo một số cách dưới đây:

4.1. Thay đổi chế độ ăn uống khoa học

Người bệnh không ăn thức ăn cay, chua, đồ chiên nhiều dầu mỡ
Người bệnh không ăn thức ăn cay, chua, đồ chiên nhiều dầu mỡ

Chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh: Đây là khâu quan trọng, giúp tác động từ bên ngoài để bảo vệ dạ dày của mỗi người. Cần phải có có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh, ăn đủ 3 bữa một ngày không bỏ bữa sáng cũng góp phần hạn chế được bệnh viêm dạ dày.

Hãy tránh xa các thức ăn quá chua hoặc cay nếu như dạ dày của bạn đang bị yếu, hạn chế việc ăn các loại thực phẩm muối như dưa muối, cà muối, ớt, tiêu,…Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… trong khi đang điều trị bệnh. Thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm như trứng, sữa, gạo, rau củ quả,… sẽ giúp điều trị bệnh dạ dày.

4.2. Điều trị viêm dạ dày bằng phương pháp y khoa

Tùy thuốc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn những phương pháp điều trị khác nhau. Bên cạnh những biện pháp thay đổi lối sống, các bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, đặc biệt là H. pylori. Bác sĩ có thể sử dụng những phác đồ điều trị khác nhau tùy vào tình trạng bệnh, các kháng sinh thường được sử dụng kết hợp chẳng hạn như clarithromycin, amoxicillin, metronidazole để tiêu diệt vi khuẩn. Bệnh nhân cần đảm bảo uống đầy đủ đơn thuốc kháng sinh, thường là từ 7 đến 14 ngày, cùng với thuốc để ngăn chặn sản xuất axit. Sau thời gian điều trị theo chỉ định, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm lại để xác định xem vi khuẩn đã được tiêu diệt hết hay chưa.
  • Thuốc ức chế bơm proton:  Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế bơm proton tiết ra acid ở dạ dày. Các thuốc thường được sử dụng trong nhóm này có thể kể đến như Omeprazol, esomeprazol, lansoprazol, labeprazol,…
  • Thuốc kháng histamine (H2): Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm lượng axit tiết ra vào đường tiêu hóa của bạn, giúp giảm đau do viêm dạ dày và thúc đẩy quá trình chữa lành. Các thuốc trong nhóm thường được sử dụng là: cimetidine, famotidine, nizatidine,…
  • Thuốc trung hòa acid dạ dày: Thuốc trung hòa acid dạ dày có thể cho tác dụng giảm đau nhanh chóng tuy nhiên thường không được sử dụng như một phương pháp điều trị chính. Thuốc thường gây tác dụng phụ là tiêu chảy hoặc táo bón tùy thuộc vào thành phần của thuốc.

Xem thêm: Viêm dạ dày ruột là gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

5. Cách phòng ngừa viêm dạ dày hiệu quả

Bệnh viêm dạ dày không phải lúc nào cũng có nguyên nhân rõ ràng nên rất khó để ngăn ngừa. Tuy nhiên, có một số điều bạn có thể thực hiện để giảm bớt nguy cơ mắc bệnh:

  • Duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ: Thói quen này có thể giúp cho bạn giảm được nguy cơ nhiễm H. pylori.
  • Tránh căng thẳng quá mức: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giảm căng thẳng có thể giúp giảm nguy cơ mắc viêm dạ dày do căng thẳng.
  • Chia nhỏ bữa ăn, kết hợp với ăn chậm, nhai kỹ.
  • Tránh ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên nướng, đồ ăn cay hoặc có tính acid. Đây đều là những loại thức ăn có thể gây ra các triệu chứng viêm dạ dày.
  • Hạn chế sử dụng các thuốc giảm đau, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gặp những tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống kích thích như rượu bia, cà phê,….
  • Bỏ thuốc lá nếu bạn đang sử dụng.
  • Không nằm trong khoảng 2 đến 3 giờ sau ăn.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về dạ dày, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

    Viêm dạ dày HP nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện tình trạng bệnh?

    Top 5 loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng tốt nhất

    Viêm dạ dày cấp [A-Z]: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ