Viêm dạ dày cấp: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Viêm dạ dày cấp gây những cơn đau đớn bất ngờ do các vết viêm ở vùng niêm mạc dạ dày

Viêm dạ dày cấp là một chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, gây ra những cơn đau bất chợt trong thời gian ngắn nên thường bị bỏ qua hoặc chủ quan có thể dẫn đến viêm dạ dày mãn tính và gây ra nhiều hệ quả xấu đến sức khỏe mỗi người.

1. Viêm dạ dày cấp là gì?

Viêm dạ dày cấp là tình trạng sưng và viêm lớp niêm mạc bên trong của dạ dày, khiến bạn đau đớn bất ngờ gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và những con đau này có thể kéo dài trong thời gian ngắn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng và viêm lớp niêm mạc dạ dày là do dạ dày bị mất đi lớp dịch nhầy bảo vệ khiến cho các acid dịch vị tác động trực tiếp vào thành dạ dày khiến dạ dày bị tổn thương, gây nên những vết viêm và sưng lên.

2. Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp tính là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Một số nguyên nhân của tình trạng này có thể kể đến như:

  • Nhiễm khuẩn H.pylori: H.pylori là một loại vi khuẩn có thể lây nhiễm sang dạ dày. Nó thường là nguyên nhân của loét dạ dày tá tràng. Mặc dù chưa rõ vi khuẩn H.pylori lây lan như thế nào, những vi khuẩn này có thể dẫn đến viêm dạ dày, chán ăn, buồn nôn, chướng bụng và đau bụng.
  • Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau thường được gọi là thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) – chẳng hạn như ibuprofen và naproxen sodium – có thể gây ra cả viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính. Sử dụng những loại thuốc giảm đau này thường xuyên hoặc dùng quá nhiều những loại thuốc này có thể làm giảm chất quan trọng giúp bảo vệ lớp màng bảo vệ dạ dày của bạn.
  • Sử dụng rượu quá mức: Rượu bia có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày điều này khiến cho nó dễ bị ảnh hưởng bởi dịch tiêu hóa. Sử dụng rượu bia quá mức sẽ dễ gây ra viêm dạ dày cấp tính.

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn có thể kể đến như:

  • Tuổi già: Người lớn tuổi có nguy cơ bị viêm dạ dày cấp tính cao hơn vì niêm mạc dạ dày có xu hướng mỏng dần theo tuổi tác. Ngoài ra họ có khả năng bị nhiễm H.pylori hoặc rối loạn tự miễn dịch cao hơn người trẻ tuổi.
  • Căng thẳng: Căng thẳng nghiêm trọng do phẫu thuật lớn, chấn thương, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng có thể gây ra viêm dạ dày cấp tính.
  • Điều trị ung thư: Thuốc hóa trị hoặc xạ trị có thể làm tăng nguy cơ bị viêm dạ dày cấp tính.
  • Rối loạn miễn dịch: Được gọi là viêm dạ dày tự miễn dịch, loại viêm dạ dày này xảy ra khi cơ thể bạn tấn công các tế bào tạo nên niêm mạc dạ dày của bạn. Phản ứng này có thể làm mòn hàng rào bảo vệ dạ dày của bạn. Viêm dạ dày tự miễn phổ biến hơn ở những người mắc các rối loạn tự miễn dịch khác, bao gồm bệnh Hashimoto và bệnh tiểu đường loại 1. Ngoài ra, sự thiếu hụt Vitamin B12 cũng có thể liên quan đến tình trạng này.
  • Các bệnh và tình trạng khác: Viêm dạ dày cấp tính có thể liên quan đến các tình trạng y tế khác, bao gồm HIV / AIDS, bệnh Crohn, bệnh celiac, bệnh sarcoidosis và nhiễm ký sinh trùng.

3. Triệu chứng của viêm dạ dày cấp

So sánh giữa dạ dạy khỏe mạnh và dạ dày bị viêm cấp
So sánh giữa dạ dạy khỏe mạnh và dạ dày bị viêm cấp

Thường thì, viêm dạ dày cấp có thể dễ bị nhầm lẫn với viêm dạ dày ruột. Thực tế, đây là 2 loại bệnh hoàn toàn khác nhau, viêm dạ dày cấp chỉ ảnh hưởng đến phần dạ dày còn viêm dạ dày ruột có tác động xấu đến cả vùng ruột và dạ dày gây cảm giác buồn nôn và ảnh hưởng đến tiêu hóa. Vì thế nên trang bị sự hiểu biết về triệu chứng thường gặp của căn bệnh để có thể những biện pháp điều trị kịp thời:

Đau vùng thượng vị: Bệnh viêm dạ dày có khởi phát và diễn biến vô cùng nhanh chóng đó là những cơn đau đến đột ngột vì thế có thể dễ bị nhầm với nhiều bệnh khác hoặc dễ chủ quan xem, xem thường. Biểu hiện thường gặp của viêm dạ dày là đau ở vùng thượng vị – tức là khu vực từ rốn đến xương sườn, đó có thể là những ơn đau âm ỉ, nóng rát, đau cồn cào, có cảm giác buồn nôn, khó chịu.

Thường nôn sau khi ăn: Sau mỗi bữa ăn nếu bạn có cảm giác buồn nôn và thường nôn ngay sau khi ăn, nôn ra không chỉ thức ăn mà còn cả dịch chua, đôi khi còn nôn ra máu thì đó đều là biểu hiện có thể bạn đã bị viêm dạ dày cấp. Nếu nôn quá nhiều có thể dẫn đến cơ thể bị mất nước và chất điện giải, cảm giác mệt mỏi và khó chịu còn tăng lên cao do cơ thể bị mất sức.

Bị các chứng rối loạn tiêu hóa: Người bị viêm dạ dày cấp dễ gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ợ hơi, ợ chua do acid dư thừa trong dạ dày bị trào ngược, đầy bụng, trướng bụng và khó tiêu  cũng do tác động của acid trong dạ dày. Ngoài ra còn gây cảm giác sôi bụng, thường xuyên đi vệ sinh ra phân lỏng và có thể ra phân đen do chảy máu trong dạ dày từ các ổ viêm.

Xem thêm: Viêm dạ dày HP nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện tình trạng bệnh?

4. Các cách dùng để chẩn đoán viêm dạ dày cấp

Trước khi khám thì các bác sĩ sẽ tiến hành trao đổi, đặt ra một số câu hỏi để tìm hiểu về tiền sử bệnh lý cũng như là bệnh sử của bệnh nhân và các triệu chứng của người bệnh để có thể chẩn đoán viêm dạ dày cấp một cách toàn diện và chính xác nhất từ đó mới có thể đưa ra các biện pháp điều trị cũng như là phác đồ phù hợp cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được các bác sĩ yêu cầu thăm khám toàn diện, chú ý quan sát những dấu hiệu của ổ bụng và trong đó quan trọng nhất là ấn đau vùng thượng vị.

Sau khi hỏi và thăm khám kỹ lưỡng về bệnh nhân cũng như là có được chẩn đoán sơ bộ. Bác sĩ có thể đề ra một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết nhất để khẳng định chẩn đoán viêm dạ dày cấp như sau:

4.1. Nội soi dạ dày

Hiện nay, nội soi dạ dày là phương pháp hiệu quả nhất trong việc chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày cũng như là được áp dụng rộng rãi trong nước và cũng như là trên thế giới. Thông qua việc nội soi dạ dày này, các bác sĩ sẽ có cái nhìn trực quan hơn về tình trạng bên trong dạ dày của bệnh cà từ đó có thể đưa ra những đánh giá chính xác tình trạng dạ dày của bệnh nhân, vị trí tổn thương để đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

Ngoài ra, trong quá trình nội soi, các bác sĩ có thể can thiệp điều trị để có thể cầm máu các ổ loét dạ dày, bên cạnh đó cũng có thể sinh thiết quanh vị trí tổn thương để xác định sơ bộ tình trạng nhiễm khuẩn HP hoặc các vấn đề nghi ngờ khác.

Vi khuẩn HP có thể lây lan trong quá trình nội soi (mặc dù điều này là rất hiếm) do việc sử dụng các máy nội soi chung cho nhiều người khác nhau. Vì vậy, khi người bệnh khi muốn nội soi dạ dày thì hãy nên tìm hiểu trước và nên đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để có thể có một quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ, rõ ràng để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm trong quá trình nội soi.

4.2. Xét nghiệm kiểm tra nhiễm khuẩn HP khác

Bên cạnh việc nội soi dạ dày thì để xác định xem vi khuẩn HP có tồn tại trong cơ thể người bệnh hay không, các bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số các xét nghiệm khác như là:

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để đánh giá tổng quát
  • Kiểm tra có vi khuẩn H.P trong dạ dày không bằng các xét nghiệm như tìm kháng thể HP trong máu, test mẫu nước bọt hoặc test hơi thở ure
  • Sinh thiết mô dạ dày để khẳng định chẩn đoán
  • Xét nghiệm để xem rằng có sự xuất hiện của hồng cầu trong mẫu phân không, hay có tình trạng chảy máu từ các vết viêm loét dạ dày
  • Bên cạnh đó, người bệnh còn được chỉ định các cận lâm sàng khác như siêu âm bụng tổng quát, chụp X quang,…
Xét nghiệm tổng thể để phân tích tế bào máu để đánh giá sức khỏe
Xét nghiệm tổng thể để phân tích tế bào máu để đánh giá sức khỏe

5. Cách xử lý khi bị đau dạ dày cấp

Người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời nếu như phát hiện các dấu hiệu bất thường như đau vùng thượng vị. Và nếu như trong trường hợp đã phát hiện ra được bệnh lý thì người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Nhưng trước tiên cần phải điều trị triệu chứng, đặc biệt là giảm đau, sau đó sẽ là chống viêm, chống xuất tiết dịch vị và đồng thời là chống nôn bữa bởi dịch vị càng xuất tiết nhiều lại càng kích thích niêm mạc dạ dày, càng gây đau gây nôn nhiều hơn.

Nếu là đau dạ dày cấp do ngộ độc thực phẩm thì bệnh nhân cần phải được rửa dạ dày càng sớm càng tốt. Còn nếu là ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn thì bệnh nhân nên dùng kháng sinh theo phác đồ phù hợp của bác sĩ, nếu như xét nghiệm và thấy viêm dạ dày do vi khuẩn HP cần dùng kháng sinh đủ liều lượng.

Hiện nay, có rất nhiều phác đồ điều trị giúp tiêu diệt vi khuẩn HP tốt và có hiệu quả nhưng để tốt nhất và độ an toàn cũng như là bệnh tình tiến triển tốt thì hãy điều trị theo phác đồ của bộ y tế ban hành. Ngoài ra, người bệnh cần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng cách xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, nhất là vitamin B12,… mà chúng ta sẽ nói thêm ở dưới.

6. Bệnh viêm dạ dày cấp được điều trị như thế nào?

Sau khi đã chẩn đoán chính xác rằng bệnh nhân đã bị viêm loét dạ dày cấp thì các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định nhiều phác đồ điều trị khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của từng bệnh nhân khác nhau. Ngoài ra chủ yếu là người bệnh phải vừa sử dụng các thuốc điều trị và vừa phải thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hằng ngày sao cho lành mạnh và phù hợp để bệnh có thể tiến triển một cách tốt hơn.

Những loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị viêm dạ dày cấp tính là:

  • Các loại kháng sinh: Được chỉ định nếu bệnh nhân có tình trạng nhiễm vi khuẩn H.P. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày bởi vi khuẩn H.P thường sử dụng kháng sinh, ức chế bơm proton PPI và Bismuth, sử dụng thường từ 10 đến 14 ngày
  • Thuốc kháng axit: Vì thuốc này có tác dụng trung hòa lượng axit dư tại dạ dày
  • Thuốc ức chế bơm proton: Là thuốc ức chế quá trình sản xuất axit tại dạ dày,nhưng thuốc này chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất trong ngày và không nên dùng kéo dài quá 14 ngày
  • Thuốc kháng histamin H2: Đây là một loại thuốc có tác dụng giảm tiết axit dạ dày, nên sử dụng trước khi ăn khoảng 30 phút
  • Thuốc kháng axit vì chúng có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày.
  • Thuốc kháng H2 sử dụng trước khi ăn từ 10 đến 60 phút để làm giảm khả năng sản xuất axit dạ dày.

Ngoài ra, nếu tình trạng viêm dạ dày cấp liên quan đến việc sử dụng các loại thuốc (đặc biệt là kháng viêm không steroid và corticoid) thì bệnh nhân cần ngưng sử dụng các loại thuốc đó theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Ngừng sử dụng thuốc kháng viêm không steroid theo chỉ định của bác sĩ
Ngừng sử dụng thuốc kháng viêm không steroid theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi chẩn đoán bệnh tình bệnh nhân, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân ngừng uống các loại thuốc kháng viêm không NSAIDs hoặc corticosteroid và tiếp tục theo dõi tình trạng hồi phục của sức khỏe của bệnh nhân. Nhưng nếu như không có yêu cầu của bác sĩ rằng bệnh nhân nên ngừng sử dụng các loại thuốc kể trên thì bạn vẫn nên tiếp tục sử dụng chúng.

Xem thêm: Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Ý kiến chuyên gia

7. Cách phòng ngừa viêm loét dạ dày cấp

Bên cạnh sử dụng các loại thuốc điều trị như trên thì người bệnh nên thực hiện một số lời khuyên từ bác sĩ và các chuyên gia như sau:

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa khác nhau, nếu người bệnh thường xuyên khó tiêu, ăn nhiều bữa nhỏ để đệm cho chất tiết acid dạ dày.
  • Nên ăn chín uống sôi để tốt cho dạ dày hơn.
  • Tạo cảm giác thoải mái, điều chỉnh tâm trạng. Giảm áp lực căng thẳng trong công việc, cuộc sống bằng cách giành thời gian rảnh làm việc mình thích hoặc đi đâu đó cho thư thỏa tâm trạng vào cuối tuần.
  • Các thuốc có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày thì bệnh nhân nên hạn chế sử dụng.
  • Hạn chế thức khuya để sức khỏe được tốt hơn và giảm stress.
  • Tập thói quen rửa tay bằng xà phòng thường xuyên cũng như là thực hiện 5K để bảo vệ cơ thể khỏi những vi khuẩn độc hại và ngăn ngừa những vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập cơ thể gây bệnh.
  • Sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid đúng chỉ định bác sĩ, lưu ý đặc biệt không sử dụng các loại thuốc này quá thường xuyên, liên tục và tùy tiện nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Không hút thuốc lá, vì thuốc lá có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả người không bệnh và đương nhiên người bệnh sẽ nặng hơn nếu hút thuốc lá thường xuyên.
  • Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc giảm độ axit dạ dày hoặc thuốc chẹn axít không cần đơn để ngăn ngừa tái phát viêm dạ dày nhưng nhớ hãy tin tưởng tuyệt đối và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nhớ ăn sáng đầy đủ, ăn đúng giờ và cũng như là đảm bảo ăn chín, uống sôi.
  • Đừng quên bổ sung đủ nước cho cơ thể nhưng đừng nên uống quá nhiều ngay trước và sau khi ăn.
  • Không nên ăn khuya và chú ý dùng bữa tối trước khi đi ngủ ít nhất 2 – 3 tiếng đồng hồ.
  • Khi vừa mới ăn xong thì tránh đi nằm ngay hay vận động mạnh.
  • Hãy cố gắng duy trì chế độ ăn nhạt, đừng nên nêm quá nhiều muối hay gia vị cay khi chế biến thức ăn hằng ngày.

8. Chế độ thực phẩm khi bị viêm dạ dày cấp

Khi bị viêm dạ dày cấp thì nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cần liệt kê ra những thực phẩm có thể ăn và những loại thức ăn cần kiêng và hạn chế để có thể giúp điều trị bệnh hiệu quả.

8.1. Những loại thức ăn cần nghiêm cấm khi bị viêm dạ dày cấp

Không ăn các loại thức ăn có vị chua, nhiều axit: Các loại trái cây như cam, chanh, bưởi… Các thực phẩm muối chua như cà muối, kim chi, cải muối, dưa muối… bởi lẽ sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày.

Không ăn các loại gia vị cay nóng: Như tiêu, ớt, không ăn các món ăn quá mặn. Vì thế khi nấu ăn cho người bị viêm dạ dày cấp sẽ không sử dụng những loại hương liệu kể trên, mà nên nấu nhạt, hương vị đơn giản để tốt cho dạ dày. Việc ăn các thức ăn cay dễ dàng khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn làm viết viêm dễ bị loét và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Không sử dụng các thức uống có gas, đồ uống có cồn: Như rượu, bia, nghiêm cấm việc hút thuốc lá: Đây đều là những chất kích thích có các chất độc hại đến hoạt động của dạ dày.

Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ sẽ có hàm lượng protein cao, tuy nhiên sẽ gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa bên cạnh đó adic t trong thịt đỏ động vật cũng có nồng độ cao. Khi muốn tiêu hóa thịt đỏ thì dạ dày phải sản xuất nhiều acid hơn vô tình làm tăng nồng độ acid trong dạ dày, khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Các loại thịt đỏ sẽ gây áp lực trong tiêu hóa cho dạ dày, khiến lượng acid tiết ra nhiều hơn
Các loại thịt đỏ sẽ gây áp lực trong tiêu hóa cho dạ dày, khiến lượng acid tiết ra nhiều hơn

8.2. Các loại thực phẩm nên ăn khi bị viêm dạ dày cấp

Ăn các loại hoa quả, đặc biệt là táo và chuối: Chuối là thực phẩm có khả năng trung hòa lượt axit vượt ngưỡng trong dạ dày và còn giúp giảm nguy cơ sưng tấy, giảm viêm trong dạ dày, trong chuối còn có chất pectin là dạng chất xơ hòa tan giúp tốt cho cả  hệ tiêu hóa. Táo có tác dụng dùng để bôi trơn hệ tiêu hóa, có nhiều chất tốt cho cả dạ dày và ruột vì thế để tránh dạ dày làm việc quá tải sau khi bị cơn đau của viêm dạ dày cấp hành hạ thì có thể thử một ly sinh tố táo.

Đậu rồng: Là loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ và các hoạt chất, vitamin khác có tác dụng bảo vệ niêm mạc, chống viêm loét và xuất huyết dạ dày hiệu quả.

Đậu rồng là thực phẩm tốt cho dạ dày, còn được chế biến với nhiều bài thuốc đông y chữa viêm dạ dày cấp
Đậu rồng là thực phẩm tốt cho dạ dày, còn được chế biến với nhiều bài thuốc đông y chữa viêm dạ dày cấp

Cá: Chứa hàm lượng protein dễ dàng hòa tan và omega 3 giúp dạ dày được giảm bớt các áp lực khi thực hiện tiêu hóa.

Lá mơ lông: Trong lá mơ lông có chứa protein, carotene, vitamin C và tinh dầu giúp làm giảm lượng acid trong dạ dày và ức chế hoạt động của các loại khuẩn gây bất lợi với dạ dày.

Probiotics (Lợi khuẩn): Probiotics đã được chứng minh là có thể cải thiện các triệu chứng khó tiêu và làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, bổ sung các thực phẩm chứa lợi khuẩn (sữa chua, kim chi, kefir, tempeh…) có thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Vitamin C: Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, đem lại hiệu quả tốt trong việc giúp diệt trừ vi khuẩn HP, đặc biệt là khi dùng liều lượng thích hợp. Trái cây họ cam quýt, các loại đậu, cà chua, cải bó xôi, bông cải xanh, cải xoăn… là những thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C cao.

Kẽm: Một trong những chất dinh dưỡng giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và chữa lành vết thương của người bệnh. Những thực phẩm như thịt bò, các loại đậu, hạt, hàu,… có chứa hàm lượng kẽm cao.

Xem thêm bài viết có nội dung liên quan

Đau dạ dày là đau ở đâu? Cách phòng ngừa để tránh bị đau dạ dày

Đau dạ dày cấp là gì? dấu hiệu tiềm tàng của ung thư dạ dày

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về dạ dày, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ