Đau dạ dày buồn nôn là biểu hiện thường gặp của những người bị đau dạ dày hoặc các bệnh liên quan đến dạ dày và tiêu hóa. Đây là hệ quả do thói quen ăn uống thiếu lành lạnh, lối sống và sinh hoạt không khoa học. Nhiều người gặp phải tình trạng này tuy nhiên lại không biết các xử lý cũng như hạn chế vấn đề này xảy ra. Vậy đau dạ dày buồn nôn là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này và cách xử lý hiệu quả là gì? Mời bạn theo dõi câu trả lời trong bài viết dưới đây.
1. Đau dạ dày buồn nôn là gì?
Đau dạ dày buồn nôn là tình trạng xuất hiện cảm giác đau đớn, khó chịu ở vùng bụng, kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Là nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khỏe rất phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Đau dạ dày buồn nôn có thể là tình trạng cấp tính hoặc mãn tính. Cấp tính tức là các triệu chứng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn và có thể xuất hiện đột ngột. Mãn tính là một tình trạng bệnh lý diễn biến dai dẳng.
2. Nguyên nhân gây nên hiện tượng đau dạ dày buồn nôn
Nguyên nhân gây nên hiện tượng đau dạ dày buồn nôn có thể bao gồm ăn quá nhiều hoặc lo lắng cho đến các bệnh lý nhiễm trùng hay rối loạn tiêu hóa. Đau dạ dày buồn nôn có thể là tình trạng cấp tính hoặc mãn tính, bao gồm những nguyên nhân sau đây:
2.1. Viêm niêm mạc dạ dày
Viêm dạ dày do virus là nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày buồn nôn. Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng này là norovirus, tuy nhiên nhiễm virus rota thường là nguyên nhân gây nên tình trạng này ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số triệu chứng khác của viêm dạ dày do virus bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, một số bệnh nhân có thể bị sốt.
Theo Viện Quốc gia về bệnh Tiểu đường, Tiêu hóa và bệnh Thận (NIDDK), viêm dạ dày do virus thường kéo dài dưới 1 tuần và sẽ thuyên giảm mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên tiêu chảy và nôn mửa thường xuyên có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em và người cao tuổi.
Ngoài ra, viêm dạ dày cũng có thể do ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng có hại xâm nhập vào cơ thể. Các triệu chứng cũng tương tự như viêm dạ dày do virus và chúng ta nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu mất nước quá nhiều hoặc các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
2.2. Tác dụng phụ của một số thuốc
Đau dạ dày buồn nôn có thể xuất hiện do tác dụng phụ của một số thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, các phương pháp điều trị ung thư. Khi các tình trạng này khiến bạn khó chịu, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để thay đổi phác đồ điều trị, cải thiện những triệu chứng trên hệ tiêu hóa.
2.3. Tình trạng lo âu, căng thẳng cũng có thể làm cho cơ thể bị buồn nôn
Đau dạ dày buồn nôn cấp tính rất phổ biến ở trẻ em, trong đó căng thẳng và lo lắng đôi khi có thể là yếu tố gây nên tình trạng này. Nếu một đứa trẻ phàn nàn về chứng đau bụng trước một bài kiểm tra hoặc một sự kiện thể thao ở trường, đó có thể là nguyên nhân của các triệu chứng này. Giúp trẻ giải quyết những căng thẳng và lo lắng có thể giúp giảm các vấn đề về dạ dày.
2.4. Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm. Tình trạng viêm này có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Ngoài ra viêm dạ dày có thể gây ra nôn mửa. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm dạ dày là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Các nguyên nhân khác bao gồm tổn thương niêm mạc dạ dày, có thể do rượu hoặc sử dụng thường xuyên các thuốc chống viêm không steroid, như là ibuprofen, aspirin.
2.5. Các vấn đề về ruột có thể gây nên tình trạng đau dạ dày buồn nôn
Các chướng ngại vật trong ruột có thể gây đau bụng, nôn mửa, đầy bụng và táo bón. Các tắc nghẽn đường ruột có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Một số nguyên nhân gây tắc ruột có thể bao gồm:
- Bệnh viêm ruột
- Bệnh túi thừa
- Ung thư
- Rối loạn tiêu hóa: là một loại các rối loạn khiến hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường và có những vấn đề về cấu trúc có thể nhìn thấy được.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS)
2.6. Một số nguyên nhân khác
- Mang thai có thể gây đau dạ dày buồn nôn đặc biệt là trong giai đoạn đầu.
- Các vấn đề về thần kinh trung ương, bao gồm đau nửa đầu, gia tăng áp lực nội sọ, co giật,…
- Căng thẳng, lo âu và trầm cảm có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày ở một số người.
Xem thêm: Người bị đau dạ dày có nên uống sữa không? [Ý kiến chuyên gia]
3. Đau dạ dày buồn nôn có nguy hiểm không?
Bệnh thường chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và tự khỏi. Tuy nhiên các triệu chứng dai dẳng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn. Viện Quốc gia về bệnh Tiểu đường, Tiêu hóa và bệnh Thận (NIDDK) khuyến cáo mọi người đi khám ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây kèm theo khó chịu ở bụng:
- Nôn mửa thường xuyên hoặc có máu trong dịch nôn
- Tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày
- Phân có dính máu
- Đau ở ngực, cánh tay, cổ hoặc hàm
- Khó thở hoặc nuốt
- Mất nước
- Giảm cân không lý do
Nghe Dược sĩ tư vấn miễn phí về cách bảo vệ dạ dày khỏe mạnh ngay bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:
4. Một số triệu chứng thường đi kèm khi đau dạ dày buồn nôn
Khi bị đau dạ dày buồn nôn thì còn đi kèm một số triệu chứng sau:
- Cảm giác khó chịu ở dạ dày: Có thể thấy chóng mặt, mệt mỏi và cảm giác dạ dày nhộn nhạo, khó chịu.
- Chướng bụng, ợ hơi: Khi lượng thức ăn tích tụ quá nhiều và lượng khí bị gia tăng thì khí hơi sẽ bị trào ngược khiến người bệnh thấy vùng họng bị nóng rát kèm theo vị chua và đắng.
- Tiêu chảy: Khi bị đau dạ dày buồn nôn thì có thể kèm theo một số bệnh lý liên quan đến tiêu hóa như tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần, đi ra phân nước và thường xảy ra ngay sau khi ăn.
- Đau xót ở dạ dày: Sẽ khiến dạ dày bị co bóp nhiều lần ở cường độ cao, tăng tiết dịch axit ở dạ dày khiến ảnh hưởng vùng vị tổn thương ở dạ dày gây ra cảm giác đau xót, khiến người bệnh khó chịu.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Khi người bệnh luôn phải đối mặt với những cơn buồn nôn có thể đến bất ngờ kể cả khi đã ăn no hoặc không ăn sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chất lượng cuộc sống giảm, gây chán ăn và bị sút cân, cơ thể suy nhược.
Xem thêm: 6 Cách chữa đau dạ dày ngay tại nhà cho hiệu quả bất ngờ
5. Đau dạ dày buồn nôn phải làm sao?
Khi mắc triệu chứng này người bệnh ngoài việc phải ăn kiêng một số thực phẩm cay, nóng, dầu mỡ và ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa thì có thể áp dụng một số biện pháp sau để giúp giảm bớt cảm giác buồn nôn, khó chịu:
5.1. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
Khi ăn một bữa quá no, lượng thức ăn tích tụ nhiều khiến dạ dày phải làm việc với năng suất cao, thức ăn bị ứ đọng cũng sẽ nhiều hơn khiến cảm giác buồn nôn cũng xảy ra nhiều. Vì thế nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giúp bao tử tiêu hóa tốt hơn, giảm bớt thức ăn bị tích tụ ở trong dạ dày. Ăn nhiều loại thức ăn tốt cho hoạt động của dạ dày.
5.2. Uống trà gừng kết hợp với bạc hà
Gừng có vị cay, có tính ấm trị lạnh tốt có khả năng giảm buồn nôn và khó chịu ở vùng cổ họng. Trong gừng có Gingerol còn có khả năng giúp giảm viêm dạ dày ở vùng viêm mạc đường tiêu hóa. Bạc hà ngoài giúp giảm buồn nôn còn có khả năng cải thiện cảm giác chướng bụng.
5.3. Uống nước soda
Đây chỉ là một biện pháp tức thời làm giảm cảm giác buồn nôn và làm dịu đi cơn đau ở dạ dày. Trong nước soda có Bicarbonat natri khi vào dạ dày sẽ kết hợp với acid trong dạ dày làm tăng độ pH trong môi trường, giúp trung hòa lượng acid nên sẽ giúp dạ dày bớt đau đớn và đỡ bị buồn nôn.
Đây là một biện pháp giúp đánh lừa tâm trí của người đang bị đau dạ dày buồn nôn. Hãy gạt những lo lắng, suy nghĩ về vấn đề bệnh này thay vào đó có thể xem phim, nghe nhạc để giúp thu hút bản thân vào một chủ đề khác để khỏi nghĩ đến cơn buồn nôn, khi càng nghĩ thì cơ buồn nôn sẽ đến nhanh và liên tục.
5.4. Nghệ có curcumin giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày buồn nôn hiệu quả
Nghệ là một loại dược liệu có tác dụng tốt đối với dạ dày, các hoạt chất oxy hóa, vitamin và khoáng chất trong nghệ có khả năng trung hòa môi trường dịch vị, điều hòa hoạt động của dạ dày, giúp làm giảm bớt sự tiết ra acid trong dạ dày, làm giảm các cơn đau và hạn chế cảm giác giác buồn nôn. Có thể sử dụng nghệ kết hợp với mật ong và nước ấm để uống vào mỗi ngày.
5.5. Novacurmin giúp giảm triệu chứng đau dạ dày buồn nôn
Ngoài việc áp dụng các biện pháp kể trên thì khi có triệu chứng đau dạ dày buồn nôn bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần từ thiên nhiên, chứa các dược liệu tốt cho dạ dày như sản phẩm có chiết xuất từ nghệ như Novacurmin của Công ty Dược Dân Khang.
Dùng bột nghệ, tinh bột nghệ hoặc nano nghệ thông thường tuy cũng có hiệu quả hỗ trợ giảm đau dạ dày nhưng thời gian sử dụng lâu và phức tạp hơn nhưng với sản phẩm này với công nghệ hàng đầu nước Đức – Công nghệ Novasol giúp chia các hạt Curcumin thành kích thước nano siêu nhỏ và màng bao Micelle giúp hạt nano Curcumin khó bị thủy phân, hấp thu nhanh và phát huy công dụng. Trong sản phẩm còn chứa chiết xuất hạt tiêu đen có lợi cho đường tiêu hóa. Chỉ 4 viên Novacurmin tương tương với nửa kg nghệ tươi, đem lại hiệu quả chữa trị nhanh chóng cho người bị đau dạ dày buồn nôn.
Lời kết
Tình trạng đau dạ dày buồn nôn là tình trạng dễ gặp và cũng có thể dễ dàng xử lý nếu như tình trạng nhẹ. Ngoài có một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học đảm bảo chất dinh dưỡng bạn cũng nên cân nhắc sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ như thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần tốt cho hệ tiêu hóa để giúp quá trình cải thiện triệu chứng nhanh hơn. Hy vọng qua bài viết bạn đã biết thêm được thông tin về tình trạng này.
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về tính năng của Novacurmin , hãy điền thông tin vào Form bên dưới hoặc gọi đến số Hotline 1900 7061 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ đội ngũ Dược sĩ.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:
Người bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
Top 6 loại thuốc trị đau dạ dày tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng