Nhiều người thường đặt ra câu hỏi đau dạ dày có nên uống sữa không khi bản thân gặp phải tình trạng đau dạ dày nhưng vẫn muốn sử dụng sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Sữa được nhiều người yêu thích và sử dụng bởi giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại. Trong một vài trường hợp đau dạ dày, sữa sẽ đem lại hiệu quả khác ngoài việc cung cấp dưỡng chất. Vậy sử dụng sữa cho người đau dạ dày như thế nào là đúng cách? Có lưu ý gì khi sử dụng sữa ở người đau dạ dày hay không? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Đau dạ dày uống sữa được không?
1.1. Đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày, có thể là các chứng khó tiêu, do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả những vấn đề bên ngoài dạ dày như sỏi mật, viêm tuyến tụy hoặc thậm chí là vỡ mạch máu trong bụng. Đau thực sự là vấn đề ở dạ dày có thể do viêm niêm mạc dạ dày, viêm dạ dày – do nhiễm trùng, thuốc hoặc thức ăn, vết loét ở dạ dày tá tràng hoặc có thể là triệu chứng của trào ngược axit dạ dày thực quản (GERD).
1.2. Lợi ích của uống sữa khi đau dạ dày
Để tìm được câu trả lời cho câu hỏi người bị đau dạ dày có nên uống sữa không, chúng ta cần phải hiểu được lợi ích của việc uống sữa khi đau dạ dày là gì.
Đối với những người mắc bệnh đau dạ dày vẫn có thể uống được sữa, nhưng cần uống đúng cách và vừa đủ để đảm bảo cung cấp đủ calci và dưỡng chất cần thiết khác. Không nên uống quá nhiều sữa sẽ gây dư axit trong dạ dày, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Lưu ý không nên uống sữa vào lúc đói và uống quá 500ml sữa mỗi ngày. Nên uống sữa sau bữa ăn tối hoặc sáng khoảng 1h đồng hồ giúp dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Nếu cơn đau do viêm loét dạ dày tá tràng hoặc GERD, axit dạ dày sẽ làm cơn đau tồi tệ hơn. Giải thích cho việc uống sữa khi đau dạ dày là nó có thể làm giảm hàm lượng axit và từ đó làm dịu cơn đau dạ dày. Điều thú vị là sữa thực sự có tính axit nhẹ. Tuy nhiên, nó có tính axit yếu hơn axit dạ dày của bạn và hoạt động như một “hệ đệm” để giảm lượng axit dạ dày.
Tiếc rằng tác dụng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, vì vậy uống sữa chắc chắn không phải một cách tốt và lâu dài để điều trị đau dạ dày. Đối với loại sữa béo lại có xu hướng làm trầm trọng hơn tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, do đó sữa tách béo là lựa chọn tốt nhất.
1.3. Uống sữa không phải luôn có lợi khi đau dạ dày
Khi tình trạng đau dạ dày diễn tiến thường xuyên và dai dẳng, nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylori có thể gây chảy máu, thủng dạ dày thậm chí là ung thư dạ dày và đe dọa tính mạng của chúng ta. GERD nặng không được điều trị có thể đẫn dến hẹp thực quản, thậm chí là ung thư thực quản. Khi đó sử dụng sữa sẽ không thể ngăn ngừa bất kỳ những biến chứng nào xảy ra.
Trong sữa thường có lactose, là một đường được phân hủy bởi enzyme lactase được tạo ra bởi các tế bào ở ruột non. Nếu không có men lactase, cơ thể sẽ không thể hấp thụ gây đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi thậm chí là nôn mửa.
2. Người bị đau dạ dày nên uống sữa vào lúc nào?
Uống sữa có thể bổ sung dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên uống sữa không đúng lúc có thể đem lại những tác dụng không mong muốn. Những người bị đau dạ dày chỉ nên uống sữa sau khi đã được sử dụng một lượng tinh bột sẵn. Khi bụng đói, lượng axit dạ dày cao kết hợp với sữa sẽ khiến tình trạng đau dạ dày của bạn nặng nề hơn.
Thời điểm tốt nhất để những người bị bệnh đau dạ dày uống sữa là vào buổi tối khoảng 30 phút trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể uống sữa sau khi ăn sáng từ 1 – 2 giờ đồng hồ. Việc uống sữa vào buổi tối giúp cơ thể có thể dễ hấp thu hơn và giúp cho bạn có một giấc ngủ ngon. Người bị đau dạ dày tốt nhất chỉ nên sử dụng một cốc sữa 500ml mỗi ngày. Việc uống quá nhiều sữa có thể khiến bạn có cảm giác khó tiêu, đầy bụng và buồn nôn.
Xem thêm: Đau dạ dày buồn nôn phải làm sao, có nguy hiểm không?
Nghe Dược sĩ tư vấn miễn phí về loại thực phẩm tốt cho người bệnh đau dạ dày ngay bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:
3. Những loại sữa phù hợp cho người bệnh đau dạ dày
3.1. Sữa đặc có đường
Sữa đặc có đường với hàm lượng đạm cao, sữa đặc có đường rất phù hợp cho người bị đau dạ dày. Nó giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày và làm dịu các cơn đau cũng như sữa chữa vết loét của niêm mạc dạ dày. Một hoặc hai ngày uống 1 ly sữa đặc pha nóng rất tốt cho người bệnh.
Tuy nhiên việc sử dụng sữa đặc có đường này sẽ bị giới hạn bởi một số đối tượng như người có khả năng mắc bệnh tiểu đường bởi vì nó có thể cung cấp một hàm lượng đường lớn cho cơ thể.
3.2. Sữa tươi
Chứa hàm lượng protein và calories cao, khoảng 60 Kcal/100ml sữa, nhưng lại ít chất béo do đó sữa tươi cung cấp rất nhiều đạm cho cơ thể, hỗ trợ phát triển trí não và tái tạo tế bào. Bên cạnh đó, sữa tươi còn có nhiều Vitamin, khoáng chất như sắt, magie, phospho rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, các chế phẩm từ sữa tươi chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP rất tốt cho người bị đau dạ dày.
Khi uống sữa tươi, bệnh nhân đau dạ dày cần lưu ý:
- Không uống sữa khi đói, đặc biệt là buổi sáng. Nên uống sữa sau khi đã ăn một ít tinh bột.
- Mỗi ngày chỉ uống 1 ly sữa tươi sau khi ăn 1 tiếng đồng hồ.
- Nên dùng sữa tươi tách béo hơn là sữa tươi nguyên kem.
- Nếu cơ thể không dung nạp được lactose thì không nên uống sữa.
3.3. Sữa chua
Sữa có tác dụng tốt cho cơ thể nhưng liệu rằng người bị đau dạ dày có nên uống sữa chua không bởi vì sữa chua đã được lên men và chứa lượng vi khuẩn lactic khá lớn.
Trong sữa chua có chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi cho cơ thể, giúp giảm táo bón, tiêu chảy… đặc biệt làm giảm đáng kể lượng vi khuẩn HP có trong dạ dày, hỗ trợ làm giảm một số triệu chứng do đau dạ dày gây nên. Nên sử dụng sữa chua vào buổi sáng và làm món tráng miệng sau khi ăn, không nên ăn sữa chua khi bụng đói để đạt hiệu quả cao nhất.
3.4. Sữa ensure
Đau dạ dày có thể uống sữa và sữa chua, vậy thì người bị đau dạ dày uống Ensure được không. Câu trả lời là có. Sữa ensure chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và protein có lợi cho sức khỏe. Trong sữa ensure chứa rất ít axit nên người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng được.
Lưu ý: không uống sữa lúc đói, nên pha tầm 100 – 125 ml nước ở nhiệt độ khoảng 35 độ, kết hợp uống sữa với ăn bánh mì để trung hòa axit dạ dày.
3.5. Nên kiêng sữa đậu nành
Trong sữa đậu nành có chứa một số chất có tác dụng kích thích đường tiêu hóa như oxalate gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bị đau dạ dày như đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra, theo đông y, đậu nành có tính lạnh, nếu như người bị bệnh đau dạ dày sử dụng sữa đậu nành sẽ dễ bị buồn nôn, nôn, ớn lạnh.
Lưu ý: những người bị bệnh đau dạ dày không nên uống sữa đậu nành và sử dụng các sản phẩm chế biến từ đậu nành vì có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày gây khó chịu.
4. Những lưu ý dành cho người bị đau dạ dày khi uống sữa
Sữa chứa một hàm lượng lớn đạm, canxi và các khoáng chất thiết yếu đặc biệt là đối với những người bị đau dạ dày. Bạn cần có một số lưu ý khi uống sữa:
- Khoảng 30 phút trước khi ngủ, bạn nên uống một cốc sữa ấm. Không nên sử dụng sữa lạnh hoặc kèm theo các đồ ăn đã được chế biến như xúc xích, thịt hộp. Uống sữa ấm giúp dễ hấp thu và tạo cho bạn một giấc ngủ ngon hơn. Để làm ấm sữa bạn có thể sử dụng lò vi sóng ở nhiệt độ thấp nhất. Đun trực tiếp bằng bếp có thể làm mất tác dụng của sữa do phá hủy các protein và canxi.
- Mỗi ngày bạn cũng chỉ nên uống 1 cốc sữa. Nếu uống quá nhiều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe đường tiêu hóa của bạn do không thể hấp thụ hết. Khó tiêu, đầy bụng là những triệu chứng phổ biến.
- Chỉ uống sữa khi bạn đã có ăn một lượng tinh bột trước đó. Việc uống sữa khi bụng đói nhất là buổi sáng có thể ảnh hưởng tới dạ dày của bạn. Lúc bụng đói, hàm lượng axit dạ dày cao hơn nên việc uống sữa có thể làm trầm trọng hơn tình trạng đau dạ dày.
- Sử dụng sữa tách béo có thể giúp hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra một cách tốt hơn. Sữa béo thường khó tiêu hóa hơn và có thể làm trầm trọng hơn tình trạng đau dạ dày mà bạn đang mắc phải. Sau khi uống sữa thì bạn cũng không nên sử dụng thêm các loại nước ép trái cây do nó tác động xấu tới hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Những người không thể dung nạp lactose thì không nên sử dụng sữa. Do có thể tác động tới hệ tiêu hóa gây ra những tình trạng đau dạ dày hay tiêu chảy.
- Sữa bò không nên được sử dụng ở những người bị đau dạ dày và mắc hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, những người bị đau dạ dày kèm theo tiêu chảy uống sữa có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này.
5. Những loại đồ uống khác tốt cho người bị đau dạ dày
Bên cạnh việc uống sữa, người bị đau dạ dày có thể sử dụng các loại thức uống sau để giảm các cơn đau:
- Trà gừng: các hợp chất có trong gừng giúp dạ dày co bóp nhiều hơn, giảm khó tiêu, buồn nôn cũng như giảm viêm loét dạ dày. Có thể dùng trà gừng hoặc gừng tươi pha với nước ấm.
- Trà hoa cúc: là một loại thức uống thần kỳ, giúp xoa tan các cơn đau dạ dày. Sử dụng hoa cúc với ít gừng tươi để pha trà, uống ngày 1-2 lần.
- Trà bạc hà: một ly nước ấm kết hợp thêm vài giọt tinh dầu bạc hà sẽ nhanh chóng xoa dịu các cơn đau.
- Nước dừa: uống nước dừa nhiều lần trong ngày giúp giảm lượng acid dư thừa và hạn chế trào ngược dạ dày nhưng không nên uống quá nhiều.
- Nước ép cà rốt, bắp cải: mỗi ngày một ly nước ép cà rốt kết hợp với rau bắp cải làm lành các vết loét niêm mạc và bảo vệ niêm mạc luôn khỏe mạnh. Có thể thay thế bắp cải bằng bạc hà kết hợp thêm một ít gừng cũng rất hiệu quả.
- Nước quế: có thể pha trà để uống hay kết hợp vào các món ăn giúp giảm axit trong dạ dày, giảm các triệu chứng buồn nôn, đầy hơi rất hiệu quả.
6. Novacurmin – sản phẩm không thể thiếu của người bệnh dạ dày
Nghê, tinh bộ nghệ hay tinh bột có những tác dụng cực tốt cho dạ dày mà chúng ta không thể nào phủ nhận được. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao chúng ta phải sử dụng rất lâu và rất nhiều lần vì khả năng sinh dụng của Curcumin có trong nghệ, tinh bột nghệ, nano nghệ rất kém. Nay với siêu phẩm Novacurmin cùng công nghệ màng sinh học Novasol từ Aquanova Đức chuyển hóa Curcumin thành Nanocurmin kính thước siêu nhỏ, làm tăng khả năng hấp thụ lên đến 185 lần so với Curcumin tự nhiên.
Viên uống Novacurmin giúp làm giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày, hành tá tràng, vêm đại tràng, giảm các tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị. Ngoài ra, Novacurmin còn giúp mau lành vết thương sau tai nạn hay phẫu thuật, phòng chống ung thư và mang đến cho bạn làn da tươi sáng.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết bạn đã tìm được giải đáp cho câu hỏi người bị đau dạ dày uống sữa được không. Sữa là một loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý nên sử dụng đúng cách và đủ lượng để tránh những ảnh hưởng không tốt. Ngoài ra, bệnh nhân bị dạ dày cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như cân nhắc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt cho hệ tiêu hóa để cải thiện được tình trạng bệnh.
Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về dạ dày, hay còn thắc mắc về việc đau dạ dày, đau bao tử uống sữa được không? Để được tư vấn thì hãy liên hệ đến Hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan
Người mắc bệnh đau dạ dày có ăn sữa chua được hay không?
Người bị đau dạ dày nên và không nên ăn gì vào buổi sáng?
Top 6 loại thuốc trị đau dạ dày tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng