Việc biết rõ acid uric cao nên ăn gì kiêng gì sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh là vấn đề rất quan trọng đối với người bị bệnh gout nói chung và người có chỉ số uric vượt ngưỡng khuyến cáo nói riêng, nhằm giúp ngăn ngừa hoặc giảm tần suất xuất hiện những cơn đau gout. Chế độ ăn là nguyên nhân lớn gây nên việc acid uric trong máu cao, do đó cần xây dựng cho mình một thực đơn cho người bệnh gout thật phù hợp với tình trạng để hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn.
1. Acid uric máu là gì?
Theo các chuyên gia, acid uric là sản phẩm thừa được cơ thể sản xuất khi phân hủy purin có trong thực phẩm, thức ăn hàng ngày. Thường sự đào thải axit uric sẽ cân bằng với lượng acid uric được sản xuất ra. Tuy nhiên vì chế độ ăn uống cung cấp quá nhiều purin hoặc chức năng đào thải của thận bị giảm đi dẫn đến việc acid uric sản xuất quá nhiều mà không được đào thải làm tăng acid uric máu.
Nếu như nồng độ vượt ngưỡng cho phép là 420 micromol/lít đối với nam và 360 micromol/lít đối với nữ sẽ được gọi là tăng acid uric máu.
2. Ăn uống khoa học có thật sự giúp giảm chỉ số acid uric không?
Như đã nói chế độ ăn uống cung cấp quá nhiều purin có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng acid uric cao trong máu. Nếu có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học về loại thực phẩm, giờ giấc ăn uống hợp lý thì hoàn toàn có thể giúp cải thiện chỉ số acid uric. Bữa ăn giúp hạ chỉ số acid uric bằng các cơ chế sau:
- Giảm sản xuất acid uric trong cơ thể: việc hạn chế dung nạp các sản phẩm purin làm giảm sự phân huỷ tạo acid uric nên trực tiếp làm hạ chỉ số acid uric huyết.
- Tăng cường đào thải: nhiều loại thực phẩm giúp mát gan, bổ thận làm tăng cường khả năng đào thải của cơ thể, nhanh chóng giúp loại bỏ các phân tử acid uric bên trong cơ thể theo đường nước tiểu ra ngoài môi trường.
Vì thế có rất nhiều người lo lắng về vấn đề ăn uống như liệu người bị gout có nên ăn trứng, có nên ăn gà, có thể ăn cơm hay bún được không,… Một lời khuyên đưa ra là bạn đừng quá lo lắng vì song song những loại thực phẩm gây hại thì vẫn có nhiều loại thực phẩm có khả năng giảm đau, kháng viêm cho cơ thể có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng, cải thiện hoạt động cho bệnh nhân.
Cùng lắng nghe Dược sĩ tư vấn miễn phí về cách giảm acid uric máu hiệu quả ngay bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:
3. Acid uric cao nên ăn gì?
Để cải thiện và điều trị bệnh gout hiệu quả, ngoài việc sử dụng các loại thuốc giảm axit uric được bác sĩ kê đơn, dùng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ thì một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng có tác động lớn đến sức khỏe. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
3.1. Nhóm thực phẩm giàu Vitamin C
- Chuối: là một trong những thực phẩm giảm acid uric hiệu quả nhất. Với hàm lượng kali, vitamin C, acid folic cao có vai trò rất lớn trong việc giảm acid uric và cải thiện các mô hỏng trong các khớp xương.
- Ổi: Người xưa có câu: “ vài trái ổi trong mùa sẽ không cần gặp bác sĩ nguyên năm”, câu nói này chứng minh được giá trị dinh dưỡng của quả ổi. Trong quả ổi chứa nhiều chất xơ, vitamin C, kali, mỗi ngày một quả ổi để hạ và ổn định chỉ số acid uric.
- Táo: loại trái cây vàng cho sức khỏe chúng ta. Với nhiều giá trị dinh dưỡng, mỗi ngày một quả táo sau bữa ăn vừa giảm được chỉ số acid uric vừa kéo dài được tuổi thọ.
- Dứa: chứa rất nhiều acid hữu cơ, các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là vitamin C. Sử dụng dứa được xem là một trong những biện pháp để kiểm soát tốt chỉ số acid uric tại nhà.
3.2. Người bị acid uric cao nên ăn nhóm thực phẩm nhiều chất xơ
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ là câu trả lời cho câu hỏi acid uric cao nên ăn gì, không những tốt cho hệ tiêu hóa mà còn có tác động tốt với người có acid uric máu cao. Một số loại rau xanh người bị acid uric cao nên sử dụng là:
- Cần tây: Trong cần tây hầu như không có purin, do đó có khả năng làm giảm acid uric trong máu. Cần tây có thể chế biến thành món ăn hàng ngày hoặc ép nước để uống.
- Cải bẹ xanh: Chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp quá trình đào thảo acid uric diễn ra nhanh chóng hơn
- Bí đỏ: Với hàm lượng chất xơ dồi dào , ít chất béo và calo, đây được xem là thực phẩm vàng đối với người bị bệnh gout.
- Súp lơ: Chứa nhiều Vitamin C và chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75 mg), súp lơ có tính mát, vị ngọt, thanh nhiệt, lợi tiểu rất thích hợp cho người có acid uric máu cao.
3.3. Sữa tươi ít béo hoặc sữa không đường
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, uống từ 4-5 ly sữa mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh gout tới 43%. Tuy nhiên, đối với những người có chỉ số axit uric cao thì nên uống sữa tươi ít béo, ít hoặc không có đường. Tuyệt đối không được uống sữa đậu nành hoặc các chế phẩm từ đậu nành vì nó có thể làm cho acid uric tăng lên.
4. Acid uric cao nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh nhóm thực phẩm nên ăn kể trên giúp giảm chỉ số acid uric, thì một vài nhóm thực phẩm bạn cần phải hạn chế hoặc loại bỏ khỏi khẩu phần ăn hàng ngày. Những người có chỉ số acid uric cao cần tránh những thực phẩm sau:
- Hải sản: Đây là loại thực phẩm mà bạn đặc biệt cần phải lưu ý. Trong thành phần các loại hải sản như tôm, cua, mực cá biển chứa một lượng lớn purin, một trong những chất khiến acid uric trong máu tăng cao.
- Một số loại thịt: Các loại thịt đỏ ( thịt bò, thịt chó, thịt bê, thịt vịt …), thịt xông khói, đây là loại thực phẩm có chứa purin cao từ 100 – 150mg trong 100g. Do đó những người bị acid uric cao nên hạn chế sư dụng, nếu có sử dụng thì chỉ sử dụng một lượng rất nhỏ. Bên cạnh đó, cũng cần tránh sử dụng các loại nội tạng động vật như gan, thận, tụy…
- Bia và đồ uống có chứa cồn: đây được xem là nguồn cung cấp rất lớn nhân purin. Chất cồn trong bia rượu làm suy giảm chức năng hoạt động của gan, thận, làm mất cân bằng quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Việc uống bia, rượu kết hợp cùng hải sản hoặc các loại thịt đỏ đặc biệt nguy hiểm đối với người bị acid uric cao.
5. Tại sao người có chỉ số acid uric cao cần có chế độ ăn phù hợp
Cũng giống như việc nhiều người đặt ra câu hỏi người bị bệnh gout nên ăn gì nhưng không biết rõ tác dụng của chế độ ăn phù hợp. Acid uric cao nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến lắng đọng các tinh thể này gây ra bệnh Gout. Acid uric là sản phẩm phân huỷ của nucleotit nhân purin trong cơ thể, có nhiều trong các thực phẩm bổ dưỡng như hải sản, thịt đỏ, thịt nội tạng,… Do đó, việc có chế độ ăn phù hợp, giảm thiểu cung cấp nhiều nucleotit chứa nhân purin làm giảm sản xuất acid trong cơ thể và giảm được chỉ số acid uric huyết, ngăn ngừa bệnh gout.
Nếu một người tăng acid uric vẫn duy trì chế độ ăn nhiều đạm và các loại thịt đã kể trên, chỉ số acid uric sẽ liên tục tăng cho đến khi đủ nồng độ để kết tinh tại các khớp. Từ đây, các tinh thể này sẽ gây khởi phát các phản ứng viêm, khiến cho bệnh nhân vô cùng đau đớn và khó hoạt động một cách bình thường. Do đó, ngay từ khi được chẩn đoán tăng acid uric huyết, nên thiết lập một chế độ ăn uống phù hợp, khoa học để bảo vệ sức khoẻ.
6. Baigute – Giải pháp cho người bị acid uric tăng cao
Đối với những người bị acid uric trong máu cao, ngoài việc có chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục có vai trò quan trọng trong quá trình làm giảm và duy trì chỉ số acid uric ở mức độ an toàn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng kết hợp các sản phẩm thực phẩm chức năng để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Baigute Dân Khang với sự kết hợp các nguyên liệu nhập khâu từ Ấn Độ (chiết xuất hạt cần tây, chiết xuất nhũ hương…) và Tơm trơng bài thuốc quen thuộc của người dân Tây Nguyên giúp giảm lượng acid uric trong máu, cải thiện những triệu chứng đau, sưng, tê nhức các khớp ngón chân, khớp ngón tay, khớp gối do bệnh gout gây ra và đang hoành hành bạn mỗi ngày.
Chỉ sau khi sử dụng 1 tháng, lượng acid uric trong máu sẽ được giảm đồng thời chứng đau nhức cũng được cải thiện rõ rệt.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết bạn đã trả lời được câu hỏi acid uric cao nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện tình trạng tăng acid uric hiệu quả. Việc có một chế độ ăn hợp lý khoa học sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng tăng acid uric dẫn đến bệnh gout. Ngoài ra các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần từ thiên nhiên trên thị trường cũng là lựa chọn phù hợp cho người muốn hạ acid uric trong máu.
Bạn đang lo lắng về tình trạng acid uric cao. Hãy đăng ký tư vấn cho bác sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được bác sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan
Người bị bệnh gút (gout) có ăn được thịt gà không?
Người bị gout có nên ăn cá hồi không?