Giải đáp: Người bệnh gout có được ăn trứng không?

Người bị bệnh gout có ăn được trứng không?

Người bị bệnh gout có được ăn trứng không? – Trứng là loại thực phẩm quen thuộc và rất giàu chất dinh dưỡng. Trong trứng có nhiều chất dinh dưỡng giúp ích cho người mắc các bệnh về viêm khớp. Theo đông y, trứng còn được dùng như một bài thuốc trị gout. Vậy, người bị bệnh Gout có được ăn trứng gà không? Lời giải đáp sẽ có ngay sau đây.

1. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Trước khi tìm hiểu về chế độ ăn uống dành cho người bị gout như thế nào thì trước hết bạn phải biết bệnh gout là gì? Nhìn chung, bệnh gout xuất hiện khi có nồng độ axit uric quá cao, chúng gây các triệu chứng như viêm, sưng, đỏ, đau. Một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến bệnh gout nhất là chế độ ăn uống. Trong quá trình ăn uống, khi bạn ăn quá nhiều hải sản, thịt đỏ,… kèm theo dùng các thức uống có cồn chứa nhiều purin, dễ chuyển hóa thành axit uric, tích tụ lâu dần thành các tinh thể muối urat gây nên bệnh gout.

Vì vậy, người bị bệnh gout nên ăn gì để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả là một vấn đề rất quan trọng. Nhìn chung, chế độ ăn uống khoa học dành cho người bệnh gout là ăn nhiều rau xanh hơn, giảm bớt phần thịt, lựa chọn thực phẩm giàu vitamin và giảm hàm lượng purin càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, người bệnh còn cần phải kết hợp rèn luyện thể dục thể thao và tránh cho cơ thể bị căng thẳng trong quá trình điều trị.

2. Giá trị dinh dưỡng đến từ trứng

Trứng là một loại thực phẩm không còn xa lạ gì trong căn bếp của chúng ta. Chúng hầu hết xuất hiện ở mọi nhà, thường gặp trong các món ăn hàng ngày. Trứng là một nguồn thực phẩm rất tốt, vô cùng giàu năng lượng, protein cũng như các chất dinh dưỡng khác. Bên cạnh đó, các hình thức chế biến món ăn từ trứng là rất phong phú, chẳng hạn như trứng xào, trứng chiên, trứng nướng… Trứng là nguồn có thể bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng, các loại protein và các chất béo lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Một quả trứng cỡ vừa (khoảng 50 gram) có thể cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng với hàm lượng như sau:

  • Nguồn năng lượng 77 calo
  • Lượng carbohydrate khoảng 0,6 gam
  • Tổng lượng chất béo khoảng 5,3 gam
  • Chất béo bão hòa khoảng 1,6 gam
  • Chất béo không bão hòa đơn khoảng 2,0 gam
  • Cholesterol khoảng 212 mg
  • Lượng protein khoảng 6,3 gam
  • Lượng vitamin A khoảng 6% mức nhu cầu vitamin khuyến nghị cho cơ thể hàng ngày
  • Lượng vitamin B2 khoảng 15% mức nhu cầu vitamin khuyến nghị cho cơ thể hàng ngày
  • Lượng vitamin B12 khoảng 9% mức nhu cầu vitamin khuyến nghị cho cơ thể hàng ngày
  • Lượng vitamin B5 khoảng 7% mức nhu cầu vitamin khuyến nghị cho cơ thể hàng ngày
  • Lượng phospho khoảng 86 mg, chiếm 9% mức nhu cầu phospho khuyến nghị cho cơ thể hàng ngày
  • Lượng selen khoảng 15,4 microgam, chiếm 22% mức nhu cầu selen khuyến nghị cho cơ thể hàng ngày
Trứng là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu
Trứng là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu

Với các thông tin trên về giá trị dinh dưỡng của trứng, chúng ta có thể thấy rằng trứng là một loại thực phẩm cung cấp tương đối ít calo. Một quả trứng chỉ bổ sung khoảng 77 calo, 5 gam chất béo và một lượng carbohydrate nhỏ. Trứng là nguồn bổ sung protein rất tốt. Bên cạnh đó, trứng cũng thuộc nhóm ít những loại thực phẩm chứa đầy đủ các loại acid amin. Do đó, bạn có thể sử dụng chúng như một nguồn protein hoàn chỉnh.

Trứng cũng là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng khác, chẳng hạn như vitamin D, canxi, kẽm, và tất cả các loại vitamin thuốc nhóm B. Trong đó, cần đặc biệt kể đến riboflavin là vitamin B2 và vitamin B12. Các chất dinh dưỡng đa số nằm trong lòng đỏ của trứng, trong khi lòng trắng chứa chủ yếu là protein.

Xem thêm: Người bị bệnh gút (gout) có ăn được thịt gà không?

Tìm hiểu thêm viên uống hỗ trợ điều trị gout Baigute và nghe Dược sĩ tư vấn miễn phí về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout ngay bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:

3. Người bị bệnh Gout có được ăn trứng không ?

Khi người bệnh Gout xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho mình, họ sẽ cố gắng giảm đi thấp nhất lượng thịt đỏ trong khẩu phần ăn. Điều này, sẽ khiến cơ thể họ không thu nạp đủ lượng chất dinh dưỡng cho cơ thể. Để khắc phục tình trạng này, người ta dùng trứng để thay thế cho phần thịt đỏ nhờ vậy mà cơ thể người bệnh vẫn có đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Trứng là một loại thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn vô cùng hấp dẫn mà còn hợp với khẩu vị nhiều người. Có rất nhiều loại trứng trên thị trường hiện nay, chẳng hạn các loại trứng gia cầm như trứng vịt, trứng gà, trứng ngỗng, trứng cút… Hàm lượng dinh dưỡng chứa trong các loại trứng này cũng tương đối khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm chung là chúng đều có chứa nhiều các loại protein cũng như các acid amin. Trứng là một nguồn cung cấp đầy đủ các loại vitamin như A, E, từ B1 đến B12,… nhiều khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, đồng, phospho… rất tốt cho sức khỏe. Câu hỏi người mắc bệnh gout có thể ăn trứng được không được rất nhiều người thắc mắc.

Người mắc bệnh gout hoàn toàn có thể sử dụng trứng
Người mắc bệnh gout hoàn toàn có thể sử dụng trứng

Trứng thực sự là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của những người bình thường. Tuy nhiên những người mắc bệnh gout có nên ăn trứng hay không là câu hỏi mà rất hay gặp phải. Những người mắc bệnh gout cần phải kiêng rất nhiều loại thực phẩm, có một chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát và hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trứng là một loại thực phẩm tốt mà người bệnh gout có thể bổ sung vào chế độ ăn nhằm cân bằng các chất dinh dưỡng.

Bởi vì trứng là thực phẩm có chứa hàm lượng protein rất lớn nhưng lại chứa rất ít purin khi so với các loại thực phẩm khác. Không phải tất cả các loại thực phẩm giàu hàm lượng protein đều chứa lượng lớn purin. Một số loại protein có trong rau xanh hay ngũ cốc không được cho là tác động xấu với người bệnh gout. Trứng chứa rất ít purin nên có thể được lựa chọn là thực phẩm cho người bệnh gout. Bên cạnh đó, trứng cũng có chứa hàm lượng axit béo omega-3 cao, giúp tạo ra công dụng giảm đau cũng như giảm sưng viêm và xơ cứng các khớp. Do đó, những người bệnh gout hoàn toàn có thể ăn trứng mà không cần lo ngại về chế độ ăn ảnh hưởng tới tình trạng bệnh của mình.

Xem thêm: Người bị gout có nên ăn cá hồi không?

4. Bệnh gout nên ăn trứng loại gì?

Vì những lý do trên, trứng là loại thực phẩm có thể nằm trong thực đơn cho người bệnh gout. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải lưu ý rằng không nên cho những bệnh nhân gout sử dụng trứng vịt lộn và tất cả các loại trứng lộn. Bởi vì trứng lộn lúc này đã được thụ tinh, phát triển trở thành con non có chứa hàm lượng lớn các chất đạm và nhân purin. Nếu sử dụng trứng có thể khiến hàm lượng acid uric tăng và tăng nguy cơ xuất hiện các cơn đau gout cấp tính.

Bạn có thể chọn sử dụng nhiều loại trứng khác nhau chẳng hạn như trứng gà, trứng ngan, trứng vịt, trứng ngỗng, trứng cút,… để tránh tình trạng nhàm chán. Tốt nhất những người mắc bệnh gout vẫn nên ăn trứng gà vì nó có chứa hàm lượng các chất canxi, protein và choline cao nhất. Bên cạnh đó, loại trứng này lại chứa hàm lượng purin rất thấp nên đặc biệt phù hợp với người bệnh gout.

5. Người bị bệnh gout cần có chế độ ăn trứng như thế nào?

Trứng là một loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp một lượng lớn vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, nó cũng là thực phẩm chứa hàm lượng lớn các chất protein và choline rất tốt cho sức khỏe. Có rất nhiều cách chế biến trứng khác nhau để bạn có thể thay đổi khẩu vị tùy thuộc mỗi người.

Tuy trứng có tác dụng rất tốt cho những người bị bệnh gout nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Theo những chuyên gia dinh dưỡng thì những bệnh nhân gout chỉ nên bổ sung khoảng 800g trứng/ tuần là tốt nhất. Tất nhiên, nó còn tùy thuộc vào việc bạn ăn loại trứng gì để có thể cân chỉnh cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo các bảng giá trị dinh dưỡng trong các loại trứng gia cầm để có lựa chọn hợp lý.

Bởi vì khi cơ thể bổ sung quá nhiều trứng vào khẩu phần ăn hàng ngày, hàm lượng chất béo trong thực phẩm này có thể sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng hơn. Tình trạng tăng cân hoàn toàn tác động xấu tới người bị bệnh gout.

Người bị bệnh Gout nên ưu tiên ăn trứng luộc
Người bị bệnh Gout nên ưu tiên ăn trứng luộc

Trứng cũng là một thực phẩm rất dễ chế biến thành nhiều món ăn chẳng hạn như luộc, rán, kho tàu… tùy theo sở thích của mỗi người. Bên cạnh đó, cách chế biến trứng cũng rất quan trọng trong việc quyết định giá trị dinh dưỡng nó đem. Do đó, những người mắc bệnh gout thì chỉ nên ăn trứng chế biến bằng cách luộc hoặc hấp. Các món trứng rán, xào sẽ không tốt trong quá trình kiểm soát bệnh do khi chế biến theo cách này sẽ làm tăng hàm lượng chất béo trong món ăn tăng lên đáng kể.

6. Những lưu ý cho người bị bệnh gout khi ăn trứng

Trứng là một loại thực phẩm rất tốt, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho những người mắc bệnh gout. Khi những người bị bệnh gout ăn trứng, cần phải có những lưu ý sau:

  • Khi đã sử dụng trứng, người mắc bệnh gout cần phải hạn chế bổ sung thêm lượng đạm từ các nguồn thực phẩm khác, đặc biệt là thịt đỏ và hải sản.
  • Chỉ nên ăn trứng với số lượng vừa đủ. Khoảng 3 quả/ tuần đối với trứng gà, ngan hay vịt. Riêng đặc biệt với trứng ngỗng thì người mắc bệnh gout chỉ nên ăn 1 quả/ tuần. Tuyệt đối không tiêu thụ ăn các loại trứng lộn.
  • Bạn cũng cần chú ý đến cách chế biến món trứng. Nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế chiên, xào, rán…
  • Trước khi ăn không nên để trứng chạm vào các thực phẩm khác. Cần chú ý rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng kháng khuẩn, trước khi chế biến hay trước khi ăn.
  • Người bệnh gout cần uống đủ lượng nước mỗi ngày, khoảng 2,5 – 3 lít. Hành động này có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, từ đó làm tăng tốc độ đào thải của acid uric ra khỏi cơ thể.
  • Bạn cũng cần tăng cường sử dụng các loại rau củ có màu xanh chẳng hạn như bắp cải, bí xanh, cải bẹ xanh, rau cần… để đảm bảo cung cấp đủ chất xơ, đồng thời giúp trung hòa nồng độ acid uric trong máu.
  • Cần hạn chế sử dụng rượu bia, thức uống có gas, cồn, nước ngọt hay các chất kích thích.
  • Bạn cần có một chế độ sinh hoạt điều độ, dành nhiều thời gian cho các hoạt động thể chất từ đó đảm bảo hiệu quả của quá trình điều trị bệnh gout.

Việc thay đổi một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, chỉ có thể giúp tăng cường hỗ trợ điều trị bệnh, nó không thể giải quyết triệt để được nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Tình trạng này là do sự rối loạn chuyển hóa acid uric của cơ thể. Vì vậy, để điều trị dứt điểm bệnh tình và nguyên nhân gây ra bệnh, bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám ở bác sĩ và sử dụng đầy đủ thuốc trị gout được bác sĩ kê đơn.

7. Baigute – Giải pháp cho người bị sưng đau do gout

Viên uống Baigute hỗ trợ giảm acid uric và giảm tình trạng đau nhức do gout gây ra
Viên uống Baigute hỗ trợ giảm acid uric và giảm tình trạng đau nhức do gout gây ra

Như vậy, người bị bệnh Gout hoàn toàn có thể ăn trứng, nhưng hãy ăn trong mức độ cho phép, không nên ăn quá nhiều sẽ dễ nguy hiểm cho sức khỏe. Để giảm đau và điều trị bệnh khoa học nhất, các chuyên gia luôn khuyên người bệnh xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và kết hợp sử dụng thêm sản phẩm viên uống Baigute.

Baigute là sản phẩm viên uống dành riêng cho người bệnh Gout. Nhờ các thành phần đến từ thiên nhiên như chiết xuất nhũ hương, chiết xuất hạt cần tây, tơm trơng, Baigute mang đến cho người dùng nhiều công dụng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả: Giảm đau nhanh trong 7 – 10 ngày, giúp hạ Acid Uric trong vòng 4 tuần, giúp duy trì và ổn định Acid Uric, ngăn tái phát Gout.

Ngoài ra, với thành phần hoàn toàn là dược liệu chuẩn hóa, không gây tác dụng phụ, nên người bệnh Gout có thể sử dụng lâu dài mà không ngại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lời kết

Trên đây đã chia sẻ tất cả thông tin về câu trả lời cho câu hỏi “Người bị bệnh gout có được ăn trứng không?” kèm theo đó là các lời khuyên khi đưa trứng vào trong thực đơn bữa ăn hằng ngày của mình. Để bệnh tình được cải thiện nhanh chóng, người bị gout đừng quên tập thể dục mỗi ngày và dùng các thuốc trị gout theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Hy vọng bài viết này đã mang đến những kiến thức bổ ích cho bạn.

Bạn đang lo lắng tình trạng bệnh gout của mình. Hãy đăng ký tư vấn cho Bác sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn về tình trạng bệnh của bạn.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết liên quan:

    5 cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô tại nhà hiệu quả

    Top 7 loại thuốc, thực phẩm trị bệnh gout lâu năm hiệu quả nhất

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ