Người bị bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Bị gút có ăn được thịt gà không

Người bị gút (gout) thường được khuyến cáo là nên có một chế độ ăn uống hạn chế purine, ít đạm và giàu chất xơ. Vậy lượng purine có trong thịt gà là bao nhiêu? Liệu người bị bệnh gút có ăn được thịt gà không? Ăn bao nhiêu là hợp lý. Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

1. Dinh dưỡng chung trong thịt gà

Những chuyên gia cho biết, trong thịt gà có chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cao cho sức khỏe như: photpho, chất béo, chất đạm, canxi, sắt, vitamin A, vitamin PP, vitamin nhóm B( B6,…), vitamin C cùng với các axit amin khác. Với rất nhiều các thành phần dinh dưỡng như trên, thịt gà mang lại rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người như là: cải thiện hệ miễn mạch, tăng cường sức khỏe xương khớp, tăng cảm giác ngon miệng, tăng cơ bắp, tốt cho tim mạch và nhiều lợi ích khác.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng khuyến nghị nên chọn thịt gia cầm và cá không có da. Nhiều chuyên gia còn nói rằng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt gà có thể giúp bạn kiểm soát tốt cholesterol, cân nặng và huyết áp. Bên cạnh đó, người mắc bệnh gout còn nhận được rất nhiều tác dụng khác đến từ thịt gà như:

  • Cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin, acid amin,…
  • Thịt gà có chứa lượng lớn thành phần Selenium, chất này đóng vai trò khá quan trọng trong việc chuyển hóa của cơ quan hệ bài tiết ở thận và gan. Ngoài ra, Selenium còn có tác dụng giảm nồng độ axit uric có trong máu.
  • Có nhiều axit amin trong thịt gà nên điều đó giúp kiểm soát chất homocysteine, là một dẫn xuất gây nên bệnh tim mạch nên điều đó giúp chống đau tim, bảo vệ hệ tim mạch, rối loạn nhịp tim và đột quỵ.
  • Protein chứa trong thịt gà có tác dụng chống lại tình trạng viêm khớp, loãng xương đối với bệnh nhân mắc bệnh gout.
  • Photpho và các thành phần khoáng chất trong thịt gà giúp tăng sức khỏe của xương khớp và tăng khả năng hoạt động của hệ bài tiết.

2. Dinh dưỡng có trong 100g thịt gà

2.1. Đùi Gà

Đùi gà một trong những thực phẩm quen thuộc trong căn bếp Việt
Đùi gà một trong những thực phẩm quen thuộc trong căn bếp Việt

Đùi gà mềm và có hương vị ngon, hàm lượng chất béo cao hơn ức gà.

Một đùi gà không xương, da và nấu chín (khoảng 52 gram) chứa:

  • Lượng calo: 109
  • Protein: 13,5 grams
  • Carbs: 0 grams
  • Chất béo: 5,7 grams

Một đùi gà 100 grams cung cấp 209 calories, 10,9 grams chất béo và 26 grams protein

Giá thành đùi gà không quá cao nên chúng trở thành lựa chọn tốt cho những người có ngân sách hạn chế.

2.2. Ức gà

Ức gà một thực phẩm quá quen thuộc với người muốn giảm cân
Ức gà một thực phẩm quá quen thuộc với người muốn giảm cân

Ức gà thực phẩm tuyệt vời cho những người đang cố gắng giảm cân và các gymer vì trong ức gà hàm lượng chất béo ít và protein cao.

Một ức gà không xương, da và được nấu chín (khoảng 172 grams) sẽ chứa các chất dinh dưỡng sau đây:

  • Lượng calo: 284
  • Protein: 53,4 gram
  • Chất béo: 6,2 gram
  • Carbs: 0 gram

Trong 100 gram ức gà chứa 31 gram protein, 165 calo và 3,6 gram chất béo.

Khoảng 80% lượng calo trong ức gà là protein và 20% là từ chất béo. Nhưng đây chỉ là lượng tính toán thô, có nghĩa là chưa tính thêm các thực phẩm và gia vị nấu kèm khác trong món ăn như nước xốt, rau, dầu hào,…

2.3. Cánh gà

Cánh gà có thể chế biến được rất nhiều món ăn
Cánh gà có thể chế biến được rất nhiều món ăn

Thành phần dinh dưỡng có trong một cánh gà không da, xương (khoảng 21 gram) là:

  • Calo: 42,6
  • Protein: 6,4 gram
  • Carbs: 0 gram
  • Chất béo: 1,7 gram

Có 30,5 gram protein, 203 calo và 8,1 gram chất béo trong mỗi 100 gram cánh gà.

Điều này có nghĩa là cánh gà cung cấp khoảng 36% chất béo và 64% protein.

2.4. Má đùi gà

Má đùi gà, một thực phẩm chứa nhiều protein
Má đùi gà, một thực phẩm chứa nhiều protein

Chân gà được cấu tạo bởi hai phần là đùi gà và má đùi gà. Lượng dinh dưỡng có trong một phần má đùi gà không xương (44 gram) là:

  • Lượng calo: 76
  • Protein: 12,4 gram
  • Carbs: 0 gram
  • Chất béo: 2,5 gram

Có khoảng 172 calo, 28,3 gram protein và 5,7 gram chất béo trong mỗi 100 gram má đùi gà.

Vậy là có khoảng 70% là đến từ protein trong khi đó chỉ 30% đến từ chất béo.

Xem thêm: Bạn có biết người bệnh gout nên ăn hoa quả gì?

3. Người bị gút có ăn được thịt gà không?

Thịt gà được ưa chuộng vì hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp cho người mới ốm dậy, là nguồn cung cấp đạm chính cho những người đang trong chế độ ăn kiêng hoặc tập luyện thể thao cần tăng cơ bắp.

Bệnh gút có ăn được thịt gà không?
Bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh gút thì luôn có một nỗi băn khoăn là người bị bệnh gút có ăn được thịt gà không? Liệu thịt gà có làm tăng acid uric máu và làm tái phát bệnh gút hay không?

Thịt gà tuy có lượng đạm cao những đây là loại thịt trắng, so với các loại thịt đỏ (heo, bò,…) và hải sản (tôm, cua,…) thịt gà có hàm lượng baso purine thấp hơn.

Cụ thể, hàm lượng purine và acid uric trong các bộ phận khác nhau trong thịt gà được miêu tả dưới đây:

Các bộ phận gà Tổng lượng purine (mg/100g) Các loại thịt, hải sản Tổng lượng Purine (mg/100g)
Ức gà 141.2 Tôm 321
Phao câu 142.9 Hàu 213.5
Tim 125.4 Cá ngừ 142
Đùi 122.9 Cá mòi 399
Gan 312.2 Gan heo 289
Da 119.7 Gan bò 213
Cánh 137.5 Đậu nành 190

Như vậy, câu trả lời là người bị gút ăn được thịt gà nhưng với một lượng vừa phải, cần tránh ăn gan gà, cũng như nội tạng của các loại động vật. Việc tránh ăn thịt đỏ và suy nghĩ sai lầm dẫn đến thiếu thịt gà trong thực đơn cho người bệnh gout có thể làm thiếu hụt chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể.

Suy nghĩ “Thịt có nhiều đạm sẽ làm tái phát bệnh gút” là rất ư sai lầm, làm cho người bệnh kiêng thịt hoặc sẽ chủ quan với các loại rau củ như măng tây, các loại đậu (đậu nành, đậu đen,…) cũng chứa rất nhiều đạm.

Ngoài ra, cần tránh dùng bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai vì các sản phẩm này cũng làm tình trạng gút trầm trọng thêm, khiến cho bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn.

Xem thêm: Người bị gout có nên ăn cá hồi không?

4. Cách chế biến những món ăn từ thịt gà dành cho người bị bệnh gout

4.1. Gà luộc

Đây là một trong những cách chế biến gà đơn giản nhất nhưng không kém phần ngon miệng mà ai cũng có thể làm được. Để món gà luộc được ngon hơn thì sau khi nước sôi được 10 phút thì hãy cho gà vào và ngâm gà trong khoảng 15 phút.

4.2. Gà hấp hành

Những nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 con gà ta đã làm sạch
  • Hành tây: 2 củ
  • Mùi tây: 1 nhánh
  • Hành lá: 300g
  • Gừng: 1 củ

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch hành lá, cắt theo khúc 3cm.
  • Cạo vỏ gừng, rửa sạch, thái sợi.
  • Nhặt sạch mùi tây, cắt khúc.
  • Hành tây thì thái múi cau.
  • Rắc gia vị vào bên ngoài và cả bên trong bụng gà, sau đó ướp gà trong vòng 20 phút.
  • Đun sôi một nồi nước.
  • Hấp gà với hành lá, gừng, hành tây.
  • Cho gà vào nồi hấp và hấp trong vòng 15 phút.
  • Tắt bếp và để nguyên gà trong vòng 10 phút.

4.3. Gà rang

 Các bước làm nên một món gà rang ngon là:

  • Rửa sạch gà, chặt miếng vừa ăn.
  • Ướp với hành, gừng thái sợi, tỏi băm nhỏ và gia vị trong vòng 30-45 phút.
  • Thắng đường để làm nước màu.
  • Cho gà vào chào và đảo đều cho đến khi thịt săn lại.
  • Đậy nắp, cho lửa nhỏ tới khi rút nước sệt lại thì tắt bếp.

4.4. Gà kho gừng

Thịt gà kho gừng là một trong những món yêu thích của nhiều người, trong thịt gà kho có hàm lượng purin thấp, chỉ 115 mg/100g vì vậy đây là một món ăn phù hợp với người bị bệnh gout.

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch gà, chặt miếng nhỏ, vừa ăn.
  • Ướp gà với gia vị trong vòng 30 – 45 phút.
  • Gừng thì rửa sạch, thái sợi (để nguyên vỏ).
  • Làm nóng chảo, phi hành và tỏi để tạo thêm mùi thơm.
  • Cho gừng vào và sau đó là đến gà vào và đảo đều.
  • Cho thêm một nửa chén nước vào nồi, đậy nắp trong vòng 5-10 phút.
  • Hạ lửa, cho thêm gừng vào và đảo đều tay trong vòng 5 phút cho đến khi gà chín hoàn toàn thì tắt bếp.

4.5. Gà xào tàu hủ ky

Để làm được món này chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Tàu hủ ky (váng đậu): 200g
  • Hành: 10g
  • Củ mài: 100g
  • Vài lát gừng tươi
  • Thịt gà: 100g

Các bước chế biến món này là:

  • Thái lát thịt gà miếng vừa ăn.
  • Ướp với gia vị sao cho vừa ăn và để đó trong vòng 10 – 30 phút.
  • Ngâm tàu hủ ky trong nước, xé nhỏ tàu hũ , để ráo.
  • Bỏ vỏ củ mài, thái lát mỏng vừa ăn.
  • Cho dầu vào chảo, phi gừng, hành cho thêm hương vị, sau đó cho gà vào và đảo đều.
  • Tiếp theo ta cho củ mài và cuối cùng là tàu hủ ky.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn.

5. Những lưu ý khi ăn thịt gà cho người bệnh gout

Người bệnh gout có thể ăn thịt gà như đã nói ở trên tuy nhiên để đảm bảo các vấn đề về sức khỏe và an toàn người bệnh cần lưu ý một số nguyên tác sau đây:

  • Theo các chuyên gia, người bệnh chỉ nên ăn từ 115 -170 gram thịt gà/ngày và ăn không nhiều hơn 3 lần 1 tuần.
  • Không nên ăn thịt gà khi bệnh nhân đang trong cơn gút cấp.
  • Người bị bệnh gout được khuyến cáo là chỉ được phép nạp vào cơ thể dưới 500 mg purin/ngày. Vì vậy, khi đã sử dụng thịt gà, bệnh nhân không nên ăn các loại thực phẩm khác chứa nhân purin ở mức trung bình.
  • Chế biến phải sử dụng thịt gà tươi.
  • Không nên sử dụng thịt gà đông lạnh.
  • Nên ăn phần ức gà thay vì đùi gà và nội tạng gà.
  • không ăn da vì những phần này chứa nhiều nhân purin hơn.
  • Ưu tiên chế biến dưới dạng hấp, luộc, rang, kho (không nên dùng phần nước luộc)
  • Không nên ăn thịt gà chung với cá chép hoặc ăn chung với rau cải vì chúng kỵ nhau.
  • Hạn chế ăn gà rán, gà chiên hay nướng. Vì cách chế biến này có rất nhiều dầu mỡ và làm gia tăng hàm lượng purin nên rất không tốt cho các bệnh nhân đang bị bệnh gout.
  • Nên thay đổi khẩu vị và dùng thịt gà kèm với rau xanh để tránh sự nhàm chán, cũng như nạp thêm cho cơ thể thêm nhiều chất tốt khác. Nên bổ sung các loại rau chứa nhiều chất xơ vì chất này có tác dụng trung hòa lượng purin khi sử dụng.
  • Việc dung nạp một lúc quá nhiều các thực phẩm nhiều purin có thể gây ra nhiều sự đau đớn ở các xương khớp và còn làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh gout nên vì vậy tuyệt đối không ăn thịt gà chung với các thực phẩm chứa nhiều chất purin.

6. Ngoài thịt gà người bị bệnh gout nên ăn những thực phẩm gì có lợi cho sức khỏe

Trái cây: Đứng đầu danh sách bệnh gout nên ăn gì có lợi cho sức khỏe là các loại trái cây, cũng dễ hiểu vì trái cây không những tốt cho người bị bệnh gout mà còn tốt cho những người không bị bệnh. Tất cả các loại trái cây như cherry, táo,… đều tốt cho bệnh nhân bị bệnh gout, các loại trái cây cung cấp nhiều vitamin. Ngoài ra các chuyên gia còn chỉ ra rằng ăn nhiều quả cherry giúp ngăn ngừa tình trạng sưng viêm, giảm mức axit uric trong cơ thể của người bệnh. Vì cherry chứa hàm lượng beta caroten vitamin C và chất chống oxy hóa rất cao.

Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có nhiệm vụ giúp chống viêm, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng và sức bền cho thành mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh và ngoài ra còn hỗ trợ rất tốt trong quá trình giảm nồng độ axit uric trong máu. Nên ăn những loại quả có tính chua nhẹ như: ổi, khóm, súp lơ… (vitamin C không nên dùng liều cao).

Thịt trắng: Thịt trắng ngoài ức gà đã nói thì thịt như thịt cá sông,… cũng chứa một hàm lượng lớn chất đạm nhưng lại chứa rất ít purin. Các loại thịt phổ biến như cá lóc, cá diêu hồng,… rất tốt cho sức khỏe của người bệnh gout, chúng có tác dụng chống quá trình kết tủa của axit uric. Tuy nhiên những chuyên gia khuyên những bệnh nhân nên chỉ sử dụng hàm lượng thịt trắng khoảng tầm 110 – 170g/ngày.

Dầu oliu,  dầu thực vật: Dầu ô liu và thực vật hỗ trợ chống viêm khớp, giảm sưng đau và giảm axit uric. Bệnh nhân bị bệnh gout nên thường xuyên sử dụng dầu oliu, dầu thực vật trong các bữa ăn hàng ngày để hấp thụ tối đa dưỡng chất (tránh chế biến ở nhiệt độ cao)

Trứng: Nhiều người thường hay thắc mắc rằng bị bệnh gout có nên ăn trứng? Trứng là một loại thực phẩm chứa rất ít purin, cung cấp nhiều canxi cho xương nên không những người bệnh mà người bình thường cũng có thể sử dụng thay thế trong các bữa ăn vẫn đảm bảo được hàm lượng chất dưỡng cần, vì đã hạn chế dùng thịt.

7. Baigute – Giải pháp cho người bị sưng đau do gout

Viên uống Baigute hỗ trợ giảm acid uric và giảm tình trạng đau nhức do gout gây ra
Viên uống Baigute hỗ trợ giảm acid uric và giảm tình trạng đau nhức do gout gây ra

Sản phẩm Baigute chứa các chiết xuất từ thiên nhiên:

Chiết xuất Nhũ Hương (Nhập khẩu từ Ấn Độ): Với hoạt chất chính là boswellic acid có tác dụng kháng viêm mạnh, bổ sung lượng máu đến các phần cơ bị viêm giúp sửa chữa các thương tổn do bệnh gút gây ra, kích thích sự phát triển các mô sụn.

Chiết xuất hạt Cần Tây (Nhập khẩu từ Ấn Độ): Chứa hoạt chất luteolin, vitamin C và kali giúp giảm viêm, giảm đau, giảm acid uric máu giúp ổn định tình trạng gút và góp phần giảm tái phát các cơn gout cấp.

Tơm Trơng (Từ vùng núi tây nguyên – Việt Nam): Chứa hơn 15 hoạt chất vô cơ, các nguyên tố vi lượng và đặc biệt là phytosterol giúp tăng khả năng đào thải acid uric của thận, tránh tăng acid uric máu.

Với sự kết hợp 3 trong 1 các chiết xuất 100% từ thiên nhiên, Baigute là giải pháp tối ưu cho người bị gút với hiệu quả giảm acid uric máu trong vòng 4 tuần đã được kiểm chứng lâm sàng. Không tác dụng phụ và giúp ngăn chặn bệnh gút tái phát.

Lời kết

Như vậy người bị bệnh gút ăn được thịt gà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và lượng acid uric trong máu nếu như biết cách sử dụng đúng và vừa phải. Ngoài ra, người bị gút cần hạn chế các loại hải sản, nội tạng động vật và các loại đậu, nấm, măng tây, đặc biệt cần kiêng rượu bia và các loại nước ngọt. Ngoài các liệu pháp từ thiên nhiên để giảm cơn đau do gút tại nhà, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Baigute giúp ổn định lượng acid uric trong máu, xua đi nỗi lo bệnh gút tái phát.

Nếu bạn có thắc mắc thêm về tình trạng gout mà bạn đang gặp phải. Hãy Đăng ký tư vấn cho Dược sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được Dược sĩ tư vấn Miễn phí về tình trạng bệnh cho bạn nhé.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

    Các loại thuốc điều trị bệnh gout lâu năm hiệu quả

    Hạt tophi – Hậu quả tiềm ẩn của bệnh gout

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ