Bệnh gout có 2 loại: Bệnh gout cấp tính và bệnh gout mãn tính. Hiện nay, càng nhiều người phải đối mặt với bệnh gout, điều này khiến cho con người lo lắng nhiều hơn về sự nguy hiểm mà nó đem lại. Cùng tìm hiểu cách phân biệt bệnh gout cấp tính và mãn tính trong bài viết sau đây nhé.
1. Bệnh gout có nghĩa là gì?
Trước khi tìm hiểu bệnh gout cấp tính và mãn tình, chúng ta phải biết tổng quát bệnh gout là gì? Nhìn chung bệnh gout là căn bệnh gây ra do rối loạn chuyển hóa chất, từ đó dẫn đến tình trạng tăng acid uric máu quá mức. Cụ thể hơn đó là sự lắng đọng vi tinh thể muối urat natri ở các cơ quan trong cơ thể tại: các khớp, tim, thận,… Căn bệnh này gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu cho người mắc. Đặc biệt khi có hiện tượng sưng đau ở các khớp chân, nhất là ngón chân cái.Các cơn đau xảy ra dữ dội, đột ngột, nên người bệnh thường có giác như kim đang đâm vào các khớp.
2. Phân biệt gout mãn tính và gout cấp tính
Để phân biệt được 2 loại bệnh gout này, chúng ta cần đi sâu tìm hiểu từng loại bệnh một, để từ đó có được cái nhìn chính xác hơn:
2.1. Bệnh gout cấp tính
Thời gian:
- Bệnh xảy ra đột ngột, trong thời gian ngắn, điều trị nhanh, đây là giai đoạn các tinh thể
- Muối ura bắt đầu kết tủa tạo ra cơn đau đầu tiên.
- Ban đêm là lúc xuất hiện nhiều, đột ngột.
- Tự phát ngay sau một khi ăn nhiều quá chất đạm.
- Do việc uống qua nhiều chất có cồn.
- Hay cũng có thể là do một chấn thương, một cuộc phẫu thuật, hoặc một đợt dùng thuốc aspirin, lợi tiểu…
- Thời gian các đợt viêm khớp có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần rồi khỏi, tuy không để lại những di chứng nghiêm trọng nhưng nó rất dễ tái phát, kèm theo những triệu chứng viêm khớp mới.
Vị trí:
Thường xuất hiện ở khớp chi dưới, như ở khớp bàn ngón chân cái, khớp gối…
Tính chất cơn đau: Cơn đau khớp dữ dội, đau nhiều về ban đêm, ban ngày hiện tượng xuất hiện cơn đau ít hơn , kèm theo các triệu chứng sưng, nóng, nổi đỏ, cản trở vận động các khớp. Đặc biệt, các triệu chứng viêm này rất nhạy cảm với colchicin, nhưng nó cũng có thể thuyên giảm hoàn toàn sau 48 tiếng.
Các triệu kèm theo: mệt mỏi, đôi khi lên cơn sốt 38 – 38,5 độ C.
Tìm hiểu thêm viên uống Baigute – hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh gout và nghe Dược sĩ tư vấn miễn phí về cách cải thiện bệnh gout hiệu quả ngay bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:
2.2. Bệnh gout mãn tính
Các đợt gout cấp tính khi kết thúc, có một số người vẫn hiểu lầm rằng bệnh đã khỏi hẳn vì đa số không thấy xuất hiện thêm những triệu chứng mới, tuy nhiên đây mới chính là lúc mà các tinh thể urat đang tiếp tục lắng đọng.
Thời gian: Sau khoảng thời gian dài có thể lên đến từ 10 đến 20 năm tính từ đợt gout cấp tính phát ra. Lúc này, bệnh sẽ tiến triển một cách nhanh chóng, trở thành gout mãn tính với những biểu hiện như hình thành các hạt tophi, xuất hiện ở khá nhiều những vị trí khác nhau, ví dụ như: khớp bàn tay, bàn chân, hay vành tai,…
Bệnh gout mãn tính có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn ở vị trí khớp xương, biến dạng khớp sụn,…
Ngoài ra, lượng acid uric dư thừa có thể làm suy giảm chức năng thận, thậm chí dẫn đến suy thận,…
Xem thêm: Người bệnh gout có được ăn trứng không? Ý kiến của chuyên gia
3. Những lưu ý khi điều trị bệnh gout mãn tính
Khi bệnh gout chuyển sang giai đoạn mãn tính tức là bệnh đã nặng hơn nhiều lần so với cấp tính. Do đó, cách chữa bệnh cũng khó hơn, cần nhiều thời gian, công sức và cả sự kiên trì của bệnh nhân. Vì thế, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, phù hợp.
Ở giai đoạn này, vấn đề người bị bệnh gout nên ăn gì đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Bởi vì nếu không cẩn thận dùng các thức ăn chứa nhiều purin sẽ làm nặng thêm các cơn gout cấp, đồng thời đối với bệnh gout mãn tính, nó cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sau.
Khi điều trị bệnh gout mãn tính sử dụng thuốc phải vô cùng cẩn trọng, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc trị gout khi chưa được bác sĩ chỉ định. Bởi vì, các loại thuốc trị gout này đều có liều lượng sử dụng quy định và chống chỉ định với đối với từng người. Khi điều trị sai sẽ gây ra các hiểm họa khôn lường, vừa không chữa được bệnh, vừa có thế đối mặt với những tác dụng phụ nguy hiểm.
Ngoài ra, người bệnh cũng phải cần kiên trì thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh, tránh các vận động mạnh và thực hiện các bài tập chữa gout thường xuyên để tình trạng bệnh cải thiện hiệu quả hơn. Việc duy trì chế độ vận động thể thao đều đặn, phù hợp với cơ thể, sẽ giảm rõ rệt những cơn đau xương khớp gây ra.
4. Baigute – Giải pháp cho người bị sưng đau do gout
Sản phẩm Baigute với thành phần từ thiên nhiên với 3 thành phần chính là chiết xuất hạt Cần Tây, Tơm Trơng và Nhũ Tương. Sản phẩm Baigout chứa hoạt chất Boswellic acids có tác dụng kháng viêm mạnh có trong chiết suất Nhũ Hương. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa hoạt chất 3nB, luteolin, vitamin C và Kali giúp giảm viêm, giảm đau, giảm Acid uric máu có trong chiết xuất Hạt Cần tây và các chất vô cơ, các nguyên tô vi lượng và phytosterol (có trong cây Tơm trơng ở Tây Nguyên) giúp tăng khả năng đào thải acid uric của thận.
Nhờ vậy, Baigout có thể hạ acid uric nhanh chóng chỉ trong vòng 4 tuần. Sản phẩm còn giúp ổn định nồng độ acid uric trong máu và ngăn tái phát cơn gout cấp.
Lời kết
Vậy là bạn đã có thêm những thông tin về bệnh gout cấp tính và bệnh gout mãn tính, và sự khác biệt của chúng. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn có thêm cái nhìn đa chiều hơn, rõ hơn về bệnh gout, để từ đó có cách phòng và điều trị hiệu quả. Chúc những ai đang bị bệnh gout sẽ kiên trì để có thể khỏi bệnh trong thời gian sớm nhất.
Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của bệnh gout, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Bệnh gout đau gót chân có biểu hiện gì?
Phụ nữ có bị gout không và những lưu ý cần biết