Bệnh gout đau gót chân có biểu hiện gì?

Đau gót chân cũng là một dấu hiệu của bệnh gout

Từ ngữ bệnh gout đau gót chân cho đến nay có thể vẫn còn xa lạ đối với một số người bởi các triệu chứng của bệnh gout thường xảy ra ở các khớp ngón tay, ngón chân hay bị gout ở đầu gối,… Bên cạnh đó, người bệnh thường phớt lờ và không quan tâm đến triệu chứng này, thường cho nó là vấn đề bình thường mà không biết những nguy cơ tiềm ẩn đằng sau. Hãy cùng theo dõi bài viết để cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh gout đau gót chân.

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout đau gót chân

Đau gót chân cũng là một dấu hiệu của bệnh gout
Đau gót chân cũng là một dấu hiệu của bệnh gout

Nhìn chung, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout là do nồng độ axit uric trong cơ thể tăng quá mức quy định. Lâu dần, một lượng lớn axit uric tích tụ trong các khớp, hình thành các tinh thể urat gây ra các triệu chứng sưng đỏ, viêm và đau dữ dội.

Bình thường, lượng axit uric trong máu được cơ thể điều hòa một cách nhẹ nhàng thông qua việc đào thải chúng qua đường nước tiểu là chính. Vì thế nếu chức năng hoạt động của thận gặp vấn đề, lượng axit uric được cung cấp vào nhiều nhưng không thể thoát ra khỏi cơ thể hoặc đi ra ngoài ít sẽ gây ra bệnh gout.

Bên cạnh đó, nguyên nhân dễ gặp phải nhất đó là chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng nhiều rượu bia, ăn nhiều thức ăn nhanh, dầu mỡ, chứa nhiều purin như tôm, cua, cá, nội tạng động vật. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác mà bạn cần lưu ý như là lạm dụng thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh mà không có sự chỉ định của bác sĩ hoặc do thể trạng thừa cân, mắc bệnh béo phì, di truyền,…

2. Bệnh gout đau gót chân có những triệu chứng như thế nào?

Người bệnh thường đau gót chân dữ dội về đêm
Người bệnh thường đau gót chân dữ dội về đêm

Thông thường, người bệnh hay bị gout ở đầu gối, các khớp ngón tay, ngón chân, rất ít người bị đau ở gót chân, hay gout mu bàn chân. Do đó, mọi người thường quên mất đây cũng là một dấu hiệu hoặc chỉ nghĩ gót chân vừa mới va đập ở đâu đó nên sưng đau. Một khi các dấu hiệu bệnh gout xảy ra, người bệnh không phát hiện kịp thời, bệnh tình sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính một cách âm thầm và không có cách nào để điều trị dứt điểm.

Người bị bệnh gout đau gót chân sẽ cảm giác đau dữ dội, đặc biệt là về đêm và sau các bữa ăn chứa nhiều chất đạm, sau đó các cơn đau giảm dần và hết trong khoảng 10 ngày. Bạn sẽ thấy làn da nơi bị đau sẽ có hiện tượng đỏ lên, khô sần và bong tróc. Các triệu chứng của bệnh gout thường sẽ không xuất hiện cố định ở một chỗ, bạn cũng có thể thấy các khớp ngón tay, ngón chân cũng dần dần diễn ra những cơn đau bất thường.

3. Chẩn đoán bệnh gout đau gót chân

Trên thực tế, khi bị đau gót chân, người bệnh rất khó nhận biết đây là dấu hiệu của bệnh gout vì nó còn có thể do các bệnh lý phổ biến khác như viêm cân gan chân, gai xương gót, viêm gân Achilles, viêm bao hoạt dịch,… Khi đến gặp bác sĩ, bạn có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm chẩn đoán như sau:

Xét nghiệm máu: Để cho ra kết quả chỉ số acid uric và creatinin trong máu. Nồng độ acid uric bình thường đối với nam là không vượt quá 7mg/dl và đối với nữ là 6mg/dl. Xét nghiệm chẩn đoán này có thể cho ra kết quả sai lệch vì một số người bị bệnh gout không có nồng độ axit uric cao bất thường, và tương tự ở những người có nồng độ axit cao thì lại không có triệu chứng của bệnh. Do đó, bạn sẽ cần thực hiện thêm các biện pháp khác kèm theo để bác sĩ có thể xác định đúng bệnh.

Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ axit uric ở người bệnh
Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ axit uric ở người bệnh

Siêu âm: Thực hiện siêu âm cơ xương khớp để phát hiện các tinh thể urat thường xuất hiện trên bề mặt sụn và các hạt tophi. Theo báo uy tín nước ngoài, xét nghiệm này được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu và Hoa Kỳ.

Xét nghiệm dịch khớp: Đây là phương pháp xét nghiệm chẩn đoán có độ tin cậy cao với thủ thuật vô cùng đơn giản. Các bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê cho bạn trước, sau đó lấy kim tiêm vô trùng, chọc hút dịch nơi phần khớp bị sưng đỏ. Một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm được đào tạo đặc biệt sẽ kiểm tra nó dưới kính hiển vi để tìm tinh thể. Tinh thể không được nhìn thấy trong chất lỏng hoạt dịch bình thường. Sự hiện diện của các tinh thể urat trong dịch khớp cho thấy bệnh nhân bị gout.

Chụp X quang: Phần này sẽ được chỉ định để loại bỏ các bệnh lý khác ngoài bệnh gout đau gót chân, cũng như là theo dõi hình dạng xương khớp trong quá trình điều trị.

4. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh gout đau gót chân

Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm được cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh gout, chỉ có các phương pháp giúp hạn chế khả năng tấn công cũng như các triệu chứng của bệnh.

Một số loại thuốc trị gout mà các bác sĩ có thể chỉ định cho bạn như sau: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), Colchicin, Corticoid,… Ngoài ra, nếu như nồng độ axit uric máu bạn quá cao, những loại thuốc giảm axit uric cũng có thể giúp bạn điều hòa trở lại về mức cân bằng.

Một số loại thuốc điều trị cho người bị bệnh gout đau gót chân
Một số loại thuốc điều trị cho người bị bệnh gout đau gót chân

Và điều cần lưu ý là khi sử dụng những loại thuốc trên, bạn cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được lạm dụng hay tự ý mua uống. Điều này không những làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, còn có thể khiến cho bệnh gout trở nên trầm trọng hơn và khó kiểm soát.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc tây, một số bài thuốc Nam trị gout cũng sẽ giúp hỗ trợ giảm đau bệnh gout đau gót chân và tăng đào thải axit uric ra ngoài, giúp hạn chế các đợt bùng phát bệnh như dùng lá tía tô, lá vối, lá sake, lá trầu không với nước dừa,…

Bên cạnh đó, việc dùng thuốc chỉ là giải pháp nhất thời, bạn cần có kế hoạch thay đổi lối sống lành mạnh hơn và chú ý đến chế độ ăn uống để ngăn ngừa cũng như hạn chế các cơn đau gout bùng phát. Trên thực tế, thực đơn cho người bệnh gout cũng đã được nhiều nơi thiết kế giúp bạn dựa trên nguyên tắc cơ bản là ăn nhiều rau củ quả, tránh uống rượu bia, ăn hải sản, nội tạng động vật, thực phẩm nhiều dầu mỡ và chứa nhiều purin.

Ngoài ra, nhiều người thường nghĩ rằng bị bệnh gout đau gót chân thì nên hạn chế tối đa việc đi lại, thậm chí là chỉ nên ngồi yên một chỗ. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chứng minh việc thực hiện các hoạt động ngoài trời và chơi thể thao đều đặn mỗi ngày giúp sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc hoạt động xương khớp trơn tru hơn, nâng cao sức đề kháng, từ đó cải thiện bệnh gout một cách hiệu quả.

Lời kết

Những thông tin về bệnh gout đau gót chân với một số chuyên mục cụ thể như nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa đã được trình bày chi tiết ở trong bài viết trên. Đau gót chân là một điềm báo nguy hiểm, nhưng cũng đừng vì thế mà quá sợ hãi khi tình trạng này xuất hiện. Bạn hãy giữ bình tĩnh, nên sớm đến các cơ sở khám chữa bệnh để được kịp thời điều trị, nhìn chung nếu phát hiện sớm sẽ không gặp các biến chứng nghiêm trọng. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

Phụ nữ có bị gout không và những lưu ý cần biết

Tổng hợp các tiêu chuẩn chẩn đoán gout

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ