Hạt tophi là gì và chúng gây ra những hậu quả như thế nào đối với sức khỏe? – Hiện nay, bệnh gout đã không còn trở nên xa lạ đối với mọi người. Tùy vào các giai đoạn mà nó đem đến những triệu chứng khác nhau. Khi xuất hiện các cục u ở dưới da tại các vị trí quanh khớp tức là bạn đã bước vào giai đoạn gout mạn tính. Những cục u được gọi là hạt tophi. Vậy những hạt tophi này có những đặc điểm gì? Có gây nguy hiểm?
1. Hạt tophi là gì?
Hạt tophi là những cục u nhỏ xuất hiện ở dưới da do sự lắng đọng muối urat các ổ khớp gây ra. Chúng thường có màu trắng. Đây là một triệu chứng nghiêm trọng của bệnh gout. Thông thường, cục u có thể xuất hiện nhiều tại các vị trí ổ khớp và vùng mô mềm xung quanh khớp đầu gối, khuỷu tay, bàn tay, ngón chân cái, khớp bàn chân,…
Hạt tophi thường xuất hiện ở người bệnh gout mạn tính. Hạt có màu trắng, nhỏ, mềm, có thể di động được khi mới hình thành. Về sau, hạt to lên, cứng, có màu trắng, tồn tại cố định ở một vị trí và không thể di động được.
Tại vùng nổi hạt tophi có hiện tượng sưng, tấy đỏ. Kích thước của hạt sẽ nhanh chóng tăng dần theo thời gian nếu bệnh tiến triển nặng hơn. Bình thường, không gây đau nhưng nếu vỡ ra sẽ vô cùng đau nhức khó chịu. Về bản chất thì nếu bị vỡ ra sẽ có màu trắng đục như sữa đậu nành kết tủa. Vị trí ở vành tai, mỏm khuỷu, cạnh khớp tổn thương.
2. Nguyên nhân và quá trình hình thành hạt tophi
Bệnh gout là bệnh rối loạn chuyển hóa các chất có nhân purin, có sự lắng đọng tinh thể muối urat tại các ổ khớp. Thế nên ở bệnh nhân gout, chỉ số acid uric máu thường tăng rất cao.
Các đợt gout cấp đầu tiên thường gây sưng to, nóng đỏ và đau dữ dội. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, bệnh gout nhanh chóng tiến triển đến giai đoạn gout mạn tính, các cơn gout xảy ra thường xuyên và liên tục. Đồng thời với quá trình đó là quá trình lắng đọng muối urat tăng lên. Muối urat lắng đọng tại một vị trí nhiều, kích thước to dần lên hình thành cục tophi.
Khi hạt tophi xuất hiện tức là người bệnh đã rơi vào giai đoạn gout mạn tính. Do đó, sự hình thành của hạt nhanh hay chậm, sớm hay muộn phụ thuộc nhiều chủ yếu vào mức độ nghiêm trọng và thời gian tăng acid uric máu của người bệnh.
3. Triệu chứng của hạt tophi
Các triệu chứng của hạt tophi thường phụ thuộc vào vị trí, mức độ tiến triển của các hạt tophi và mô bị ảnh hưởng. Bình thường thì hạt tophi gây ảnh hưởng đến các khớp, đặc biệt là ngón tay, ngón chân (đặc biệt là ngón chân cái), và ở khuỷu tay. Bên cạnh đó, tophi cũng hình thành ở cổ tay hoặc đầu gối dưới dạng các nốt cứng khiến khớp bị phình và biến dạng.
Tuy phát triển dưới lớp da nhưng các hạt tophi vẫn có thể dễ dàng sờ được và cũng như là nhìn thấy bằng mắt. Số lượng có thể là 1 hoặc rất nhiều hạt. Hình dạng có thể tròn hoặc ovan. Về kích thước thì hay thay đổi nên có thể rất khó phát hiện (0.5 – 1mm) hoặc rất to (3-10cm).
Bên trong những nốt này thường chứa dịch lỏng, sệt lại hoặc tinh thể rắn của axit uric. Chúng ta có thể thấy màu trắng nhạt của tinh thể urat trong nốt tophi xuyên qua lớp da. Hạt khi ở tình trạng viêm cấp (da nóng, đỏ) hoặc chảy ra chất nhão và trắng như phấn, hoặc rỉ dịch vàng. Các nốt này không tự gây đau nhưng người bệnh vẫn sẽ khó chịu vì:
- Khớp bị sưng hoặc tổn thương
- Xuất hiện các phản ứng viêm
- Da bị kéo căng do hạt tophi hình thành
Ngoài ra, một cơn gout cấp khi đi kèm với các nốt tophi còn có thể kéo theo các triệu chứng như sau:
- Khu vực xung quanh hạt sưng đau và nóng, mềm
- Khó cử động khớp bị ảnh hưởng trong nhiều ngày, kể cả khi cơn đau đã thuyên giảm
- Biên độ chuyển động của khớp bị ảnh hưởng giảm đi đáng kể
- Cường độ đau khớp có thể trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là trong vài giờ kể từ khi đợt cấp bắt đầu
Ngoài các triệu chứng trên, còn có những triệu chứng khác như là:
- Sưng, đau và ấm tại vị trí bị ảnh hưởng
- Hạn chế hoặc mất phạm vi chuyển động ở khớp bị ảnh hưởng
- Khó chịu khi sử dụng khớp bị ảnh hưởng hoặc khó sử dụng khớp trong nhiều ngày, ngày cả khi cơn được cải thiện
Đau dữ dội ở khớp bị ảnh hưởng , đặc biệt là trong vài giờ sau khi cơn gout cấp xuất hiện.
4. Các vị trí phổ biến của nốt tophi
Trong gout hạt tophi có thể hình thành ở bất cứ đâu bất cứ nơi nào cũng như là ở mọi khớp, nhưng thường gặp nhất là ở:
- Bàn chân
- Cổ tay
- Ngón tay
- Gân gót chân (gân Achilles)
- Đầu gối
- Tai
Rõ hơn thì axit uric thường tích tụ và hình thành nốt tophi ở những mô sau
- Gân liên kết khớp và cơ
- Túi hoạt dịch
- Sụn quanh khớp
- Màng hoạt dịch
- Dây chằng hoặc mô mỡ
Và cũng có thể hình thành mô liên kết bên trong khớp. Một số vị trí hay bị ảnh hưởng là:
- Củng mạc, hay còn gọi là lòng trắng mắt.
- Van tim, chẳng hạn như động mạch chủ, tủy nhiên tình trạng này thường rất hiếm.
Tháp thận (renal pyramids), là bộ phận hình tam giác của thận được tạo thành các các ống dẫn và nephron (đơn vị chức năng của thận) với chức năng giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng trước khi tạo ra nước tiểu.
5. Hạt tophi trong gout có nguy hiểm không?
Nếu bệnh nhân mắc bệnh gout không được điều trị trong nhiều năm thì có thể làm tăng nguy cơ hình thành các hạt tophi. Thông thường các hạt tophi có thể không gây đau quá nhiều cho người bệnh. Tuy nhiên, chúng có thể bị nhiễm trùng và sẽ gây đau đớn dữ dội. Bên cạnh đó, các nốt tophi cũng có thể chèn ép lên các dây thần kinh, gây đau đớn dữ dội và thêm nhiều rủi ro khác. Ngoài ra hạt tophi cũng có thể làm hỏng khớp, phá hủy sụn và gây ra xói mòn xương. Theo thời gian lâu dài thì tình trạng này có thể gây ra biến dạng và tàn tật do bệnh gout.
Nếu kiểm soát không được tốt những hạt này có nguy cơ phát triển càng lúc càng lớn, và cũng như có thể dẫn đến hàng loạt hệ lụy nguy hiểm như là:
- Nhiễm trùng, lở loét, nhất là khi nốt tophi vỡ.
- Phá hủy lớp sụn và gây xói mòn đầu xương.
- Tổn thương hoặc thậm chí là biến dạng khớp dẫn đến tàn phế.
- Chèn ép dây thần kinh gây đau và tê yếu.
- Suy giảm chức năng thận.
- Sỏi thận.
Hiện nay, những nhà nghiên cứu và các chuyên gia về lĩnh vực này vẫn chưa tìm ra cách chữa khỏi căn bệnh này hoàn toàn. Vì vậy, những người bệnh có khả năng mắc bệnh này cao thì nên chủ động đến phòng khám để nghe tư vấn của bác sĩ cũng như phòng bệnh từ sớm.
6. Những đối tượng dễ bị nổi hạt tophi
Có đến 2/3 trường hợp tăng axit uric máu không phát triển thành bệnh gout những vẫn hình thành nên tophi. Vậy nên các chuyên gia và bác sĩ cho rằng sự phát triển và hình thành của bệnh gout cũng như hạt tophi trong gout có thể liên quan đến một vài yếu tố dưới đây:
- Giới tính: Thường thì ở nam dễ mắc bệnh hơn ở nữ.
- Yếu tố di truyền
- Độ tuổi: Độ tuổi trung bình của người mắc bệnh ở nam thường là 30 – 45 tuổi, trong khi đó ở bệnh nhân nữ là 55 – 70 tuổi.
- Chế độ ăn uống: Dùng nhiều thực phẩm chứa nhiều purin hoặc đường trong bữa ăn hằng ngày, đồng thời là người uống nhiều bia, rượu.
- Có bệnh nền: Các bệnh về thận, tim mạch, tăng huyết áp, béo phì…
- Tác dụng phụ từ một số thuốc điều trị: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, aspirin và cyclosporin…
7. Chẩn đoán hạt tophi dưới da
Như đã nói ở trên thì hạt tophi thường gây ảnh hưởng đến bàn tay, ngón chân hoặc các bộ phận khác trên cơ thể nên vì vậy, thông qua việc khám lâm sàng, các bác sĩ có thể dễ dàng nhìn ra những nốt tophi cũng như là sự biến dạng của các khớp bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn sẽ được yêu cầu chụp MRI hoặc CT để có thể đánh giá được các hạt có kích thước lớn hơn cũng như là mức độ thương tổn của xương và sụn khớp.
Ngoài ra, thành phần bên trong nốt tophi cũng được lấy ra để phân tích dưới kính hiển vi cũng như để đem lại kết quả chẩn đoán chính xác và chi tiết nhất cho người bệnh mắc bệnh gout mạn tính, những việc này sẽ giúp bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả và cũng như là phù hợp cho việc chữa trị đối với bệnh nhân.
8. Các phương pháp xử lý và điều trị hạt tophi
Điều trị hạt tophi là một phần không thể thiếu trong kế hoạch điều trị dành cho những người bị bệnh gout. Dựa trên mức độ nghiêm trọng cũng như là kích thước của nốt sần thì bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị khác nhau, như là:
8.1 Điều trị không phẫu thuật
Đối với những hạt tophi nhỏ, không đau nhiều hoặc ảnh hưởng đến khả năng cử động của người bệnh không cần đến điều trị phẫu thuật. Thường thì bác sĩ sẽ đề nghị dùng các loại thuốc giảm axit uric, kiểm soát cân nặng và áp dụng chế độ ăn uống mà chứa ít purin.
Đối với hạt nhỏ thì các loại thuốc thường thấy trong đơn thuốc là:
- Uricosurics: Có thể giúp thận lọc axit uric ra khỏi máu và cũng như là ngăn ngừa nguy cơ bệnh gout. Các loại thuốc phổ biến trong nhóm này bao gồm probenecid và lesinurad.
- Thuốc corticosteroid: Là thuốc được sử dụng để giảm viêm, sử dụng bằng cách tiêm trực tiếp vào khớp hoặc uống. Một trong những loại corticosteroid phổ biến nhất được sử dụng để điều trị hạt tophi đó chính là Prednisone.
- Các chất ức chế Xanthine oxidase (XOI): Là chất có thể làm giảm lượng axit uric mà cơ thể sản xuất và giảm nguy cơ bệnh gout cũng như sự phát triển của các hạt tophi. Hai loại thuốc phổ biến thường gặp nhất trong nhóm này đó chính là allopurinol và febuxostat.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Những loại phổ biến trong nhóm này là naproxen natri hoặc ibuprofen, giúp hỗ trợ giảm đau, chống viêm do cơn gout gây ra và ngoài ra chúng còn ngăn ngừa các tổn thương liên quan đến hạt tophi.
Ngoài uống các loại thuốc trên thì bác sĩ thường sẽ đề nghị người bệnh thay đổi lối sống, chú ý ăn uống và quản lý về cân nặng cũng như là áp dụng chế độ ăn uống các thực phẩm chứa ít purin, chẳng hạn như thịt trai sông, bê, thịt xông khói,… và bia.
8.2 Phẫu thuật
Đối với các hạt tophi có kích thước lớn thì cần được phẫu thuật để có thể loại bỏ mục đích để tránh gây tổn thương đến khớp và hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Bệnh nhân có thể được đề nghị các biện pháp phẫu thuật như:
- Phẫu thuật thay khớp nếu nếu bị hư hỏng và không thể phục hồi.
- Rạch một đường nhỏ ở trên da và loại bỏ hạt tophi bằng tay.
Thường thì phẫu thuật là cách tốt nhất để ngăn chặn các tổn thương thêm hoặc mất phạm vi chuyển động khớp đối với các hạt tophi có kích thước lớn.
8.3 Phương pháp điều trị tự nhiên
Thay đổi lối sống, chẳng hạn như giảm cân, tập thể dục thường xuyên và uống nhiều nước (ít nhất 2 lít mỗi ngày) được xem là những phương pháp điều trị hạt tophi tự nhiên. Ngoài ra, một số chất dinh dưỡng có trong thực phẩm hàng ngày trong thực đơn cũng có thể mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh gout. Bệnh nhân có thể tham khảo một số chất và thực phẩm sau đây:
- Các sản phẩm được làm từ sữa: Protein trong sữa có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu.
- Quả anh đào: Ăn quả anh đào thường xuyên có thể làm giảm số lượng cơn gout. Một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn quả anh đào hàng ngày có thể làm giảm 35% nguy cơ mắc bệnh gout.
- Cà phê: Uống cà phê mỗi ngày với một lượng vừa đủ sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout rất đáng kể.
- Tăng cường vitamin C: Người bệnh có thể bổ sung vitamin C bằng cách ăn những loại trái cây thuộc họ cam quýt, chẳng hạn như bưởi, cam,… hoặc sử dụng viên uống bổ sung bởi vì Vitamin C có thể hỗ trợ giảm lượng axit uric trong máu đáng kể và hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả các triệu chứng của bệnh gout.
- Sử dụng thuốc Nam: Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số biện pháp trị bệnh gout bằng thuốc nam như dùng lá tía tô, lá sake,… để bệnh được cải thiện một cách nhanh chóng. Đặc điểm của thuốc Nam là không mang lại tác dụng phụ và có thể điều dưỡng cơ thể từ từ, đồng thời vẫn cung cấp cho bạn những dưỡng chất cần thiết khác.
9. Cách chăm sóc người mắc bệnh gout có hạt tophi
Nếu khám mà người bệnh có dấu hiệu đang có và phát triển các hạt tophi trong gout, người chăm sóc sẽ cần phải lưu ý những vấn đề sau:
- Thường xuyên vệ sinh và giữ cho cơ thể người bệnh thật sạch sẽ, đặc biệt chú ý khu vực có nốt sần.
- Trong trường hợp tophi vỡ, người chăm sóc nên sát trùng vết thương tuy nhiên nếu không có nhiều kiến thức về y tế thì nên đưa người bệnh đến cơ sở, trung tâm y tế gần nhất để được những bác sĩ tại đó xử lý hạt tophi bị vỡ này một cách hiệu quả.
- Đặc biệt phải chú ý tránh làm vỡ nốt tophi vì sẽ rất nguy hiểm nên cần người chăm sóc phải hỗ trợ và chăm sóc thật kỹ, tránh va chạm gây vỡ hạt tophi.
- Và đặc biệt chú ý không tự ý chọc vỡ các nốt sần, nếu ngứa hay đau thì nên nói với nhân viên y tế và bác sĩ.
- Ngoài ra, bạn cũng nên liệt kê danh sách người bị bệnh gout nên ăn gì để tránh ăn nhầm những loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến bệnh, từ đó khiến giảm hiệu suất điều trị bệnh.
Lời kết
Bài viết trên đã tổng hợp các thông tin về hạt tophi bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Một khi đã được chẩn đoán mắc bệnh gout, người bệnh nên để ý và nên theo dõi nồng độ axit uric thường xuyên. Ngoài ra, đừng quên tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra cũng như là kết hợp với lối sinh hoạt lành mạnh để có thể kiểm soát được bệnh tốt, thông qua đó có thể hạn chế được việc bệnh trở nặng và hình thành các hạt tophi, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Xem thêm nội dung liên quan:
Các loại thuốc điều trị bệnh gout lâu năm hiệu quả
Bệnh gout đau gót chân có biểu hiện gì?
Nếu bạn có thắc mắc thêm về tình trạng da mà bạn đang gặp phải. Hãy Đăng ký tư vấn cho Dược sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được Dược sĩ tư vấn Miễn phí về tình trạng da cho bạn nhé.