Chỉ số acid uric máu là gì? Và các bệnh lý liên quan

Chỉ số Acid Uric máu

Chỉ số acid uric máu là gì cũng như vai trò của acid uric trong cơ thể là câu hỏi được rất nhiều người đưa ra. Acid uric máu tăng là hiện tượng khá phổ biến trong cộng đồng và diễn ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Việc tăng acid uric là nguồn cơn của nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó có gout và thận. Vì vậy cần có những hiểu biết liên quan đến chỉ số acid uric máu để có thể phòng ngừa hiệu quả, nâng cao sức khỏe.

1. Acid uric trong máu là gì?

Acid uric trong máu là một dạng hợp chất, được tạo ra từ quá trình chuyển hóa các chất có nhân purin trong cơ thể. Khi có sự mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải axit uric sẽ dẫn đến sự bất thường các chỉ số acid uric trong cơ thể và gây ra một số bệnh lý.

Acid uric trong cơ thể được tổng hợp qua hai con đường nội sinh và ngoại sinh. Acid uric nội sinh là được sinh ra do quá trình biến đổi của các acid nucleic dưới tác động của enzyme xanthine dehydrogenase có trong gan và ruột. Acid uric ngoại sinh được hình thành trong quá trình chuyển hóa thức ăn hàng ngày có chứa purin. Một số thực phẩm chứa nhiều nhân purin như nội tạng động vật, tôm, cua, các loại thịt đỏ hoặc đồ uống như bia, rượu, sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành…

Acid Uric cao là nguyên nhân chính gây nên bệnh Gout

2. Các chỉ số acid uric trong máu

Chỉ số acid uric trong máu được xác định dễ dàng qua xét nghiệm máu. Đối với người bình thường, nồng độ acid uric luôn được giữ ở mức ổn định dưới 7mg/dl (420 micromol/l) và luôn được duy trì ở mức độ này do sự cân bằng trong quá trình tổng hợp và đào thải chất này. Theo đó, nồng độ bình thường của acid uric trong máu ở các đối tượng cụ thể, như sau:

  • Nam trưởng thành: 2.5-8 mg/dl
  • Nữ trưởng thành: 1.9-7.5 mg/dl
  • Trẻ em: 3-4 mg/dl

Ngoài ra, chỉ số acid uric trong cơ thể còn phụ thuộc vào các yếu tố chiều cao, cân nặng, huyết áp, chức năng của thận và tình trạng sử dụng bia rượu. Bất kỳ nguyên nhân nào làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và đào thải đều có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ acid uric trong máu và dẫn tới chỉ số quá cao hay quá thấp, cảnh báo những nguy cơ xấu về tình trạng sức khỏe.

Khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao hơn so với mức giới hạn bình thường được coi là hiện tượng tăng acid uric máu.

3. Đối tượng dễ bị tăng chỉ số acid uric

Vấn đề tăng acid uric máu thường gặp ở một số đối tượng sau:

  • Người thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn, rượu bia
  • Nam giới sau tuổi 40 và phụ nữ độ tuổi mãn kinh
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người uống nhiều thuốc tim mạch
  • Người đang mắc các bệnh như thận, huyết áp cao..
  • Người bị cao huyết áp

Chỉ số Acid Uric cao trong máu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

4. Nguyên nhân làm thay đổi chỉ số acid uric trong máu

Nguyên nhân gây tăng acid uric là do rối loạn chuyển hóa purin, do một vài nguyên do mà cơ thể có hiện tượng tăng thu nhận purine hoặc giảm bài xuất acid uric, có khi cả 2 hiện tượng đều xảy ra trong máu khiến cho acid uric máu tăng cao. Những nguyên do có thể dẫn đến những hiện tượng này đó là:

4.1. Do di truyền

Ở những đối tượng có cơ địa dễ dàng bị rối loạn chức năng phóng thích acid uric qua đường nước tiểu do bất thường về enzyme chuyển hóa. Hoặc cơ thể thiết hụt enzyme hypoxanthine-guanine phosphoribosyltransferase (HGPRT) sẽ bị tăng cao chỉ số acid uric trong máu.

4.2. Chế độ ăn uống không khoa học

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây gây tăng acid uric. Việc ăn quá nhiều các thực phẩm có lượng purin cao góp phần tăng cao lượng acid uric ngoại sinh trong máu. Đó là các thực phẩm như: thịt thú rừng, nội tạng động vật, hải sản (cá mòi, cá cơm…), nấm men… Ngoài ra còn do uống nhiều rượu, bia, nước ngọt chứa nhiều fructose. Purine trong các loại thực phẩm khi chết hợp với mỡ động vật sẽ trở thành chất độc làm cản trở sự bài xuất của axit béo.

Tìm hiểu thêm viên uống hỗ trợ ổn định acid uric máu Baigute và nghe Dược sĩ tư vấn miễn phí về chế độ ăn cho người bệnh gout ngay bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:

4.3. Thói quen xấu làm tăng acid uric máu

Những thói quen xấu như uống ít nước, nhịn tiểu làm hạn chế sự bài xuất nước tiểu có chứa acid uric khiến cho acid uric máu ngày càng tăng.

Nguyên nhân khác, bên cạnh những lý do kể trên thì chỉ số acid uric tăng cao còn do cơ thể mắc một số bệnh như: bệnh cao huyết áp, bệnh cường chức năng tuyến cận giáp, bệnh thừa cân, hoặc do người bệnh có sử dụng một số loại thuốc chứa thành phần như cyclosporin, pyrazinamid, ethambutol.

5. Chỉ số acid uric cao có các bệnh lý thường gặp nào?

Bệnh Gout: Lượng acid uric trong máu tăng cao kéo dài sẽ lắng đọng các tinh thể urat và hình thành các hạt tophi ở các khớp, gây ra nguy cơ viêm khớp, phát triển thành bệnh gout. Có thể nói, chỉ số acid uric là chỉ số quyết định trong việc chẩn đoán bệnh gout và giai đoạn phát triển của bệnh là giai đoạn đầu hay gout mãn tính. Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị cho bệnh này, tuy nhiên trên thị trường đã có loại thuốc trị gout một cách gián tiếp nhờ cơ thế tác động đến nồng độ axit uric hoặc nhằm làm giảm các triệu chứng.

Bệnh tăng huyết áp: Theo nghiên cứu bước đầu của các nhà khoa học, acid uric trong máu cao không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh gout mà còn liên quan đến huyết áp cao. Việc giảm acid uric trong máu đã làm giảm huyết áp xuống mức bình thường ở hầu hết thanh thiếu niên.

Bệnh thận: Khoảng 75% lượng acid uric cơ thể sản sinh ra hằng ngày được đào thải qua thận. Do đó thận đảm nhiệm vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa acid uric của cơ thể. Khi chức năng của thận không tốt vì nguyên nhân nào đó thì khả năng đào thải trở nên kém đi, khiến acid uric bị lắng đọng trong xoang thận gây ra các bệnh lý về thận.

6. Chỉ số acid uric quá thấp và những bệnh lý liên quan

Chỉ số Acid Uric bao nhiêu là tốt? Bao nhiêu là nguy hiểm?

Việc chỉ số acid uric tăng cao gây ra một số bệnh nguy hiểm thì ngược lại, nồng độ acid uric thấp hơn bình thường cũng không hề tốt. Hiện tượng acid uric trong máu thấp có thể do những nguyên nhân sau:

  • Bệnh Wilson và hội chứng Fanconi: đối với những người mắc bệnh Wilson hay hội chứng Fanconi sẽ khiến cơ thể hấp thụ lại các chất thải vào trong cơ thể thay vì đào thải chúng ra ngoài.
  • Hội chứng SIADH khiến lượng acid uric trong máu thấp.
  • Ăn ít thực phẩm có chứa purin: nhờ các phản ứng hóa chất trong cơ thể, các loại thực phẩm này sẽ được chuyển hóa thành acid uric. Đối với một số người ăn kiêng hoặc có chế độ ăn uống không hợp lý sẽ khiến cơ thể thiếu hụt lượng acid uric cần thiết.

7. Biện pháp phòng ngừa tăng acid uric máu hiệu quả

Việc tăng acid uric máu có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như gout, bệnh thận, bệnh tăng huyết áp, bệnh đột quỵ… Vì thế chúng ta nên áp dụng một số cách để phòng ngừa tăng acid uric máu.

Người bị acid uric cao nên kiêng rượu bia
Người bị acid uric cao nên kiêng rượu bia

Chế độ dinh dưỡng: Khi ở tình trạng này, đa phần cơ thể vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng gây ảnh hưởng lớn nhưng người bệnh vẫn cần quan tâm vấn đề acid uric cao nên ăn gì. Để ngăn ngừa và hạn chế acid uric máu tăng thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần phải hạn chế ăn các thực phẩm có purine cao như hải sản ( tôm, mực, cá,…), thịt đỏ (thịt bò, thịt động vật hoang dã), nội tạng động vật, xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói,… Giảm lượng đường tiêu thụ mỗi ngày. Cần tăng cường ăn nhiều rau củ, ngũ cốc, thịt nạc, sữa ít chất béo,…

Tuyệt đối không sử dụng hoặc hạn chế hết mức việc uống bia, rượu.

Uống nhiều nước: Giữ thói quen uống từ 2 lít nước mỗi ngày, không nhịn tiểu để giúp cho quá trình đào thải acid uric diễn ra thuận lợi.

Tăng cường luyện tập thể thao: Bên cạnh đó cần có lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập chữa bệnh gout để nâng cao sức khỏe, đi ngủ sớm hạn chế thức khuya.

Đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần.

Ngoài ra, nếu bạn đang ở tình trạng axit uric tăng cao quá mức, các bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc giảm axit uric cho bạn. Khi bạn đang được theo dõi điều trị, cũng đừng quên thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên để tránh gây ra các bệnh nặng hơn về sau.

Lời kết

Có thể thấy rằng, chỉ số acid uric đóng vai trò khá quan trọng đối với sức khỏe mỗi chúng ta. Việc kiểm soát và duy trì nồng độ acid uric ở ngưỡng an toàn là điều vô cùng quan trọng, người bị bệnh cần chú ý tăng cường vận động, giảm cân nếu thừa cân, nghỉ ngơi hợp lý và xây dựng chế độ ăn uống, lối sống khoa học và lành mạnh.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về gout, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

    Tăng acid uric trong tiền sản giật có gây nguy hiểm?

    Bệnh gout nên ăn gì, kiêng gì để phòng tránh biến chứng nguy hiểm?

    Bạn có biết người bệnh gout nên ăn hoa quả gì?

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ