Tổng hợp các tiêu chuẩn chẩn đoán gout

Tiêu chuẩn chẩn đoán gout bao gồm chỉ số acid uric và các biểu hiện lâm sàng

Các tiêu chuẩn chẩn đoán gout cũng như các chỉ số gout luôn là điều thắc mắc của người bệnh, bởi họ vẫn chưa rõ như thế nào gọi là không có bệnh, có bệnh, bệnh nặng và nhẹ. Bên cạnh đó, có những trường hợp bệnh nhân đến các nơi khám chữa bệnh chưa được uy tín, từ đó dẫn đến “tiền mất tật mang”. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin tổng quát về các tiêu chuẩn, xét nghiệm và một số vấn đề cần lưu ý khác.

1. Các tiêu chuẩn chẩn đoán gout

Nhìn chung, hầu như khi nhắc đến bệnh gout, mọi người liền nghĩ ngay đến chỉ số axit uric cao và các hạt tophi. Trên thực tế, đó chỉ là hai yếu tố nằm trong danh sách các dấu hiệu chuẩn đoán bệnh gout. Ngoài tiêu chuẩn chẩn đoán gout theo ACR/EULAR được biết đến nhiều nhất, dưới đây là một số tiêu chuẩn chẩn đoán đã được dùng trong nền y học từ trước đến nay:

Tiêu chuẩn chẩn đoán gout bao gồm chỉ số acid uric và các biểu hiện lâm sàng
Tiêu chuẩn chẩn đoán gout bao gồm chỉ số acid uric và các biểu hiện lâm sàng

Tiêu chuẩn Mexico (2010): Tiêu chuẩn chẩn đoán gout này được kết luận từ một cuộc nghiên cứu lớn, chỉ cần xác định sự có mặt của 4 trong 8 các yếu tố sau, thì bệnh nhân được chẩn đoán là mắc phải bệnh gout. Các tiêu chí đó bao gồm tiền sử từng có hơn một lần viêm khớp, viêm một khớp, viêm đau và sưng lên tối đa trong 1 ngày, đỏ khớp, sưng đau khớp bàn ngón chân cái, viêm khớp cổ chân một bên, hạt tophi và nhận thấy có tình trạng tăng acid uric máu.

Tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968): Đây là tiêu chuẩn chẩn đoán gout được nước ta áp dụng nhiều nhất bởi các yếu tố dễ nhớ và phù hợp với điều kiện khi các trang thiết bị chưa được chuẩn bị đầy đủ. Khác với tiêu chuẩn mexico, tiêu chuẩn Bennet và Wood chỉ cần có tối thiểu một trong hai yếu tố sau: Có tinh thể natri urat trong dịch khớp hay trong hạt tophi, đã có tiền sử mắc bệnh gout hoặc có tối thiểu 2 đợt sưng đau dữ dội có tính chất khởi phát đột ngột và có hạt tophi đáp ứng tốt với colchicin trong vòng 48 giờ.

Tiêu chuẩn ILAR và Omeract (2000): Tiêu chuẩn này có rất nhiều các yếu tố đánh giá. Khi có một trong hai yếu tố: có tinh thể muối urat trong dịch khớp và có hạt tophi chứa tinh thể urat. Bên cạnh đó, có 6 trong 12 biểu hiện sau cũng có thể kết luận bệnh nhân bị gout.

  • Viêm tiến triển tối đa trong vòng 1 ngày.
  • Có hơn 1 cơn viêm khớp cấp.
  • Viêm khớp ở 1 khớp.
  • Đỏ vùng khớp.
  • Sưng đau khớp không đối xứng.
  • Viêm khớp cổ chân 1 bên.
  • Hạt tophi nhìn thấy được.
  • Sưng, đau khớp bàn ngón chân cái.
  • Tăng acid uric trong máu.
  • Viêm đau khớp bàn ngón chân cái ở một bên.
  • Nang dưới vỏ xương, không có hình khuyết xương trên hình chụp X quang.
  • Cấy vi khuẩn âm tính.

2. Các xét nghiệm gout thường gặp

Xét nghiệm gout là việc thực hiện các biện pháp nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như là nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó thiết lập phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số xét nghiệm bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thực hiện:

Xét nghiệm máu: Đây là loại xét nghiệm được sử dụng phổ biến và thường xuyên nhất. Biện pháp này thực hiện nhằm xác định nồng độ axit uric trong máu – chỉ số gout được quan tâm nhiều nhất, cũng như là chỉ số thanh thải creatinin. Nồng độ acid uric trong nước tiểu ở người bình thường là 2,2 – 5,5 nmol/L/24h, tùy theo giới tính nam và nữ mà ta có các chỉ số acid uric khác nhau để chẩn đoán bị bệnh gout. Nhưng phương pháp này đôi khi sẽ có những sai lệch, nên thường các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các loại xét nghiệm khác.

Xét nghiệm acid uric trong máu là phương pháp thường dùng nhất
Xét nghiệm acid uric trong máu là phương pháp thường dùng nhất

Xét nghiệm dịch khớp: Phương pháp này có độ tin cậy rất cao, chuyên gia sẽ lấy kim tiêm vô trùng để rút chất dịch ở trong khớp của bạn. Nếu bệnh nhân mắc bệnh gout, chất dịch sẽ có chứa các tinh thể urat. Từ đó các bác sĩ có thể dễ dàng biết được nguyên nhân cũng như các điều trị cho bạn.

Xét nghiệm chức năng thận: Nếu như bệnh nhân bị bệnh gout ở giai đoạn nặng, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn làm xét nghiệm về chức năng thận để đánh giá và theo dõi sự tiến triển của bệnh cũng như các biến chứng có thể xảy ra.

Chụp X quang: Cách chụp hình X quang gout thường được sử dụng để loại bỏ các bệnh lý khác và theo dõi tình hình điều trị bệnh của bệnh nhân. Theo các chuyên gia cho biết, hình dạng và cấu trúc xương ở người bị gout có khả năng cao sẽ thay đổi sau 6-8 năm từ lần đầu tiên xảy ra các cơn gout cấp. Việc nhận biết tình trạng xương khớp sẽ giúp các bác sĩ có phương án thay đổi và áp dụng phương hướng điều trị phù hợp.

Hình ảnh bệnh gout khi chụp hình x quang gout
Hình ảnh bệnh gout khi chụp hình x quang gout

Ngoài những phương pháp trên, nếu như bạn còn mắc các bệnh khác kèm theo hoặc bác sĩ nhận thấy có các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến bệnh tình, một số loại xét nghiệm khác mà bạn có thể thực hiện như là xét nghiệm kháng thể, xét nghiệm tốc độ máu lắng, kiểm tra công thức máu, xét nghiệm anti – CCP, xét nghiệm kháng thể kháng nhân, xét nghiệm C-Reactive Protein, xét nghiệm các yếu tố thấp (RF).

3. Một số lưu ý khi bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm gout

Bệnh gout không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, cũng như là ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và công việc. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan nếu thấy mình đang gặp các biểu hiện lâm sàng ở các tiêu chuẩn chẩn đoán gout đã được liệt kê ở trên. Tình trạng đau, sưng, đỏ ở một hay nhiều khớp là triệu chứng thường được gặp nhiều nhất, nhưng nếu bạn cảm thấy có những sự bất thường ở xương khớp, bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để phát hiện và điều trị kịp thời.

Trước khi làm xét nghiệm, bạn lưu ý không dùng các thức uống chứa chất kích thích như rượu, bia, không tự ý mua uống các loại thuốc kháng viêm, giảm đau và không uống vitamin C với hàm lượng cao. Bên cạnh đó, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc điều trị khác thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc trị gout theo chỉ định.

Ngoài ra, từ trước đến nay, việc phòng bệnh vẫn luôn tốt hơn chữa bệnh. Bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn ngay từ bây giờ, hoặc cảm thấy có các dấu hiệu bắt đầu cho bệnh gout. Các thức ăn chứa nhiều đạm và purin cần được hạn chế và ăn nhiều loại rau củ quả trong thực đơn cho người bệnh gout. Đồng thời, đừng quên rằng việc tập thể dục cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc cải thiện bệnh tình cũng như nâng cao sức khỏe tốt hơn mỗi ngày.

Người bị bệnh gout nên ăn nhiều rau củ quả
Người bị bệnh gout nên ăn nhiều rau củ quả

Lời kết

Bài viết trên đây đã nêu ra các tiêu chuẩn chẩn đoán gout thường gặp nhất mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, một lời khuyên đến từ chuyên gia là tất cả mọi người kể cả các bệnh nhân đang bị gout và những người khỏe mạnh, nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để có thể nhanh chóng nhận ra các bất thường và chữa trị. Mong rằng bài viết này đã đưa đến bạn những thông tin bổ ích về sức khỏe và bệnh gout.

Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

Tăng acid uric trong tiền sản giật có gây nguy hiểm?

Top 7 cách giảm đau gout nhanh nhất tại nhà

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ