Nhịn tiểu gây ra hậu quả gì?

Nhịn tiểu gây ra hậu quả gì

Mọi người thường có thói quen nhịn tiểu trong một số trường hợp, và lâu dần nó có thể trở thành thói quen, việc nhịn tiểu diễn ra nhiều hơn. Nhưng nhịn tiểu lâu dài ảnh hưởng như thế nào đến dức khỏe? Bạn đã biết chưa? Bài viết dưới đây sẽ nói cho bạn biết những điều về bàng quang và chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn nhịn tiểu.

1. Bàng quang chứa được bao nhiêu lít nước tiểu?

Hệ tiết niệu bao gồm 4 cơ quan chính, trong đó có bàng quang. Bàng quang chứa đựng nước tiểu từ thận đưa xuống qua hai ông niệu quản. Khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, các dây thần kinh ở bàng quang gửi tín hiệu về não và từ đó não ra tín hiệu để bạn đi tiểu.

Vậy bàng quang đầy là khi nó chứa bao nhiêu nước tiểu? Có thể hình dung bàng quang như những thiết bị chứa đựng nước khác, nó có một “ vạch kẻ max”. Khi nước tiểu chạm đến vạch này thì đó là lúc mà bạn cần phải đi tiểu. 

Khi bàng quang đầy việc đi tiểu sẽ xảy ra
Khi bàng quang đầy việc đi tiểu sẽ xảy ra

Bàng quang ở người lớn có sức khỏe bình thường có thể chứa đến 500ml nước tiểu. Và cảm giác đi tiểu sẽ đến khi mực nước tiểu ở vạch kẻ max, vạch này nằm ở khoảng mức 300-400ml. Dung tích của bàng quang thay đổi theo độ tuổi:

  • Trẻ 0- 12 tháng tuổi: Khoảng 45ml
  • Trẻ từ 1- 3 tuổi: Khoảng 120ml 
  • Trẻ 4-12 tuổi: Khoảng 300ml 
  • Người lớn: Khoảng 500ml

Khi bàng quang được lấp đầy bởi nước tiểu, các cơ xung quanh bàng quang sẽ co lại để giữ cho nước tiểu không bị rò rỉ cho đến khi bạn thực hiện việc đi tiểu.

2. Một người bình thường đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày

Tần suất đi tiểu ở mỗi người là khác nhau, sự khác nhau này còn liên quan đến lứa tuổi và phụ thuộc vào lượng nước bạn cung cấp cho cơ thể mỗi ngày.

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có bàng quang nhỏ, lượng nước tiểu chứa được ít, thời gian làm đầy nhanh nên cần đi tiểu thường xuyên hơn. Trẻ sơ sinh một ngày có thể làm 6-8 tã ướt hoặc có thể nhiều hơn thế.
  • Trẻ mới biết đi cũng đi vệ sinh nhiều, đặc biệt là trong giai đoạn tập đi vệ sinh. Có thể lên đến 10 lần trong một ngày hoặc nhiều hơn.
  • Người trưởng thành trung bình đi tiểu 6-7 lần mỗi ngày. Nếu đi tiểu ít hơn 4 lần hay nhiều hơn 10 lần mỗi ngày vẫn được xem là nằm trong phạm vi bình thường.

Một số trường hợp bệnh lý hoặc sử dụng các thuốc điều trị có thể khiến tần suất đi tiểu tăng lên như:

  • Thuốc: Thuốc lợi tiểu trong điều trị tăng huyết áp
  • Một số tình trạng bệnh lý như bệnh tiểu đường 
  • Các trường hợp đặc biệt như mang thai
  • Sử dụng thức uống gây lợi tiểu: Đồ uống chứa cafein hay cồn

Nếu không có cảm giác buồn tiểu trong một thời gian quá lâu, có thể bạn đang bị mất nước. Mất nước xảy ra khi lượng nước mất đi nhiều hơn lượng nước được cung cấp. Mất nước trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến cơ thể gây ra chóng mặt, khô miệng, nước tiểu màu vàng đậm hay nâu đậm, giảm đi tiểu.

Một số vấn đề ảnh hưởng đến việc đi tiểu như:

3. Nhịn tiểu gây ra hậu quả gì?

Với một người có bàng quang khỏe mạnh bình thường, việc nhịn tiểu 1-2 lần có thể không gây ra tác hại nào cả. Sự nguy hiểm của việc nhịn tiểu chủ yếu đến từ sự “tích lũy”, có nghĩa là bạn nhịn tiểu quá nhiều lần và trong khoảng thời gian dài.

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu|: Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng dễ xảy ra khi  bạn nhịn tiểu. Việc nhịn tiểu làm tích tụ nước tiểu trong bàng quang trong một khoảng thời gian dài, các vi khuẩn ở lại đây, sinh sản và phát triển gây nhiễm trùng.
  • Tiểu không tự chủ: Nhịn tiểu quá lâu khiến cơ bàng quang bị kéo căng, lâu dài khả năng kiểm soát các cơ này không còn nữa khiến nước tiểu thường xuyên rò rỉ.
  • Bí tiểu: Khi nhịn tiểu lớn hơn 10 giờ, các cơ bàng quang không thể thư giãn và cho dù bạn đang muốn đi tiểu, nước tiểu cũng không thể ra ngoài ngay được.
  • Sỏi thận, sỏi bàng quang: Nhịn tiểu lâu làm các chất lắng đọng và kết hợp với nhau tạo thành sỏi. Sỏi nhỏ có thể theo dòng tiểu ra bên ngoài. Sỏi lớn hơn có khả năng làm tắc nghẽn đường tiểu.
  • Suy thận: Nguyên nhân là do nhịn tiểu quá lâu có thể làm nước tiểu chảy ngược về thận gây suy thận.
  • Vỡ bàng quang: Một số trường hợp hiếm hoi nhịn tiểu quá mức làm lượng nước tiểu vượt qua sức chịu đựng có thể gây vỡ bàng quang.

Nhịn tiểu lâu tạo ra một thói quen xấu ảnh hưởng đến cơ thể mà cụ thể là ảnh hưởng hệ tiết niệu và gây ra các bệnh lý nguy hiểm tại đây. Nên hạn chế tối đa việc nhịn tiểu và việc đáp ứng nhu cầu của cơ thể phải được ưu tiên. Nếu bạn gặp phải các khó khăn trong vấn đề đi tiểu thì nên được thăm khám kịp thời. Bàng quang bị tổn hại do bất kỳ lý do gì thì đều có thể là triệu chứng của bệnh lý nào đó.

Nhịn tiểu là nguyên nhân gây sỏi thận
Nhịn tiểu là nguyên nhân gây sỏi thận

4. Bạn có thể tử vong vì nhịn tiểu? 

Bạn có thể yên tâm vì khả năng tử vong do nhịn tiểu là rất rất thấp. Trong một số trường hợp hiếm hoi, một người nhịn tiểu quá lâu có thể dẫn đến vỡ bàng quang. Trường hợp này cần được điều trị ngay lập tức bởi vỡ bàng quang là một tình trạng đe dọa đến tính mạng. 

Thỉnh thoảng nhịn tiểu một vài lần trong vài giờ vẫn ổn, không gây bất cứ hậu quả nào nghiêm trọng. Tuy nhiên vấn đề này cần hạn chế và việc đáp ứng nhu cầu của cơ thể là việc bạn nên làm.

Tử vong do nhịn tiểu hiếm khi xảy ra
Tử vong do nhịn tiểu hiếm khi xảy ra

Lời kết: 

Nhịn tiểu mặc dù không gây ảnh hưởng tính mạng nhưng nó là một thói quen không hề tốt. Nếu nhịn tiểu quá lâu, quá nhiều lần, bệnh lý ở hệ tiết niệu có thể xảy ra. Có thể trong một vài trường hợp bất khả kháng bạn phải nhịn tiểu nhưng nguyên tắc là hãy cố gắng đi tiểu bất cứ khi nào cơ thể muốn. Hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân từ những điều đơn giản nhất nhé.

Nếu có thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, bạn hãy liên hệ đến số hotline 19007061 hoặc điền vào form bên dưới để được các dược sĩ tư vấn miễn phí.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ